Trang chủ Thế giới ý tưởng Giáo dục: Chìa khóa của Đổi Mới

Giáo dục: Chìa khóa của Đổi Mới

Đổi mới đòi hỏi người ta phải biết tò mò, nhưng nó cũng là một sự giáo dục có thể khơi dậy khát khao cháy bỏng muốn có được những hiểu biết sâu sắc hơn.

LTS: Alexander Pasik – Giám đốc thông tin của Hiệp Hội Kỹ Sư Chuyên Nghiệp IEEE mới đây đã cùng trao đổi với nhà sáng lập Qualcomm, ông Irwin Jacobs, về Giáo dục và Đổi mới. Theo lời kể của Pasik thì Jacobs đã kiên định theo đuổi con đường khoa học và kỹ thuật, mặc dù giáo viên cố vấn ở trường trung học đã cố thuyết phục ông là không hề có tương lai cho những ngành nghề này.

Dưới đây là cuộc đối thoại giữa Alexander Pasik và Irwin Jacobs

Irwin Jacobs – người đỡ đầu hơn 100 công ty ở San Diego

Pasik:  Đâu là nơi khơi nguồn đam mê khoa học kỹ thuật của ông? Và đam mê này bắt đầu từ khi nào?

Jacobs: Tôi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 1950, chỉ một thời gian ngắn sau khi thế chiến thứ hai kết thúc; và tôi luôn có đam mê với toán học và khoa học. Ngặt một nỗi là giáo viên tư vấn lại khuyên tôi nên chọn ngành quản lý khách sạn tại ĐH Cornell. Chính ở đây tôi đã nhận ra rằng công nghệ có thể biến đổi thế giới, vì vậy tôi quyết định chuyến ngành học.

Pasik:  Với ông thì đặc điểm nổi bật của chương trình học tại Cornell  là gì?

Jacobs: ĐH Cornell rất linh động khi giải quyết trường hợp chuyển ngành học của tôi, không những thế còn khuyến khích tôi tham gia chương trình hợp tác kỹ thuật của họ. Tôi học 1 kỳ lý thuyết, kỳ sau được nghiên cứu thực tế tại Phòng Thí Nghiệm Hàng Không ĐH Cornell, áp dụng những lý thuyết trên lớp vào các vấn đề kỹ thuật trong thế giới thực.Thế giới đã và đang thay đổi, và sẽ mở ra rất nhiều cơ hội mới.

Irwin Jacobs – người đỡ đầu hơn 100 công ty ở San Diego.

Pasik: Linkabit là công ty đầu tiên do ông thành lập sau 13 năm giảng dạy tại ĐH M.I.T. và ĐH California, San Diego. Kể từ đó, công ty này đã đỡ đầu cho hơn 100 công ty con thành công khác ở San Diego. Vậy theo ông điều gì đã mang lại thành công đổi mới của Linkabit?

Jacobs: Chúng tôi nhanh chóng thông qua một chiến lược đổi mới, tìm kiếm những phương cách không chỉ giúp công ty đạt được những cải thiện nhỏ về sản phẩm mà quan trọng hơn là tạo ra những thay đổi đáng kể có thể giúp mở ra những thị trường mới, mà thường thì việc này có liên quan đến những lý thuyết chỉ được giảng dạy tại tác trường ĐH nghiên cứu. Chúng tôi cũng nhanh chóng chuyển từ tư vấn sang tự mình sản xuất sản phẩm, bao gồm các máy trạm cuối vệ tinh dựa trên bộ vi xử lý cho quân đội.

Pasik: Qualcomm là công ty gắn với tên tuổi của ông nhiều nhất. Đây là công ty do ông đồng sáng lập khi đã nghỉ hưu ở Linkabit, vậy sự hấp dẫn nào đã khiến ông từ bỏ cuộc sống an nhàn tuổi già để tiếp tục “xông pha” nơi thương trường?

Jacobs: Tôi nghỉ hưu ở Linkabit vào năm 1985, nhưng sau đó tôi nhanh chóng cảm thấy nghỉ hưu thật chẳng thú vị chút nào. Tháng 7 năm đó tôi quyết định đồng sáng lập ra Qualcomm, và chúng tôi tin rằng, trong một thế giới biến đổi không ngừng như ngày nay thì các thiết bị không dây và kỹ thuật số sẽ mang lại nhiều cơ hội. Chúng tôi nhanh chóng có những ý tưởng mới, bao gồm cả CDMA (Đa truy cập phân chia theo mã) đã cách mạng hóa truyền thông di động hiện đại.

Pasik: CDMA là tiêu chuẩn thế giới chủ yếu của truyền thông di động, nhưng có thật là điều này gần như không hề xảy ra?

Jacobs: Thành công đầu tiên của Qualcomm là OmniTRACS- một hệ thống thông tin liên lạc và theo dõi vệ tinh cho ngành công nghiệp vận tải đường bộ. Ngay sau thành công này, chúng tôi đã có thể phát triển CDMA. Việc trì hoãn đã gây ra hậu quả khôn lường, bởi ngành này đã quyết định chuẩn hóa TDM. Chúng tôi đã cực kỳ vất vả khi thuyết phục các nhà khai thác ở Mỹ và nước ngoài về giá trị tuyệt vời của CDMA.

Hiện nay, toàn bộ mạng lưới di động thế hệ thứ ba đề sử dụng CDMA, nhưng nó có thể thành công được là do sự thay đổi từ nhu cầu đăng ký dịch vụ tăng mạnh. Qua đây cũng rút ra được bài học rằng, đổi mới không thể tự nó thành công, bởi sẽ có rất nhiều người chống lại nó. Do vậy, lòng kiên định và khả năng lãnh đạo là vô cùng quan trọng.

“Không có giáo dục, Einstein sẽ không bao giờ tỏa sáng”

Pasik:  Ông đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của khả năng lãnh đạo và lòng kiên trì nếu muốn vượt qua những cản trở của sự thay đổi, nhưng những rào cản lớn nhất ở đây là gì?

Jacobs: Tôi và vợ đã có dịp tới thăm đất nước Ấn Độ và chứng kiến cuộc sống đói nghèo của rất nhiều người dân. Chúng tôi phát hiện ra rằng, nơi đây còn có rất nhiều những Einstein sẽ không bao giờ có cơ hội tỏa sáng chỉ vì không được tiếp cận đầy đủ với giáo dục và thiếu cơ hội. Đổi mới đòi hỏi người ta phải biết tò mò, nhưng nó cũng là một sự giáo dục có thể khơi dậy khát khao cháy bỏng muốn có được những hiểu biết sâu sắc hơn. Nếu chúng ta không làm gì để giáo dục và khuyến khích con em qua những cơ hội mà đổi mới mang lại thì chúng ta đã chặn con đường phát triển tương lai của chính mình.

Pasik: Hiện nay có quốc gia nào giữ thế độc quyền về đổi mới không?

Jacobs: Đổi mới không phải là đặc thù của riêng một quốc gia nào, và cũng chưa từng trung thành với bất kỳ một nền văn hóa hay tín ngưỡng nào. Ví dụ, Einstein không được sinh ra hay học tập ở Mỹ nhưng ông đã chọn làm việc tại đây sau khi bị buộc phải rời châu Âu để được hưởng tự do ngôn luận, và bởi vì nó cũng mang lại những thử thách quý báu cho sức sáng tạo kỹ thuật và tư tưởng tự do.

Những con người tài năng, tò mò và có học vấn cao hiện vẫn ở số lượng rất giới hạn. Chúng ta cần phải có một hệ thống giáo dục toàn diện và hiệu quả để tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần đổi mới của dân tộc mình.

Pasik:  Tại sao giáo dục lại là một phần quan trọng của quá trình này?

Jacobs: Giáo dục khơi sáng trí óc những người trẻ, đánh thức con người ở mọi lứa tuổi đón nhận những cơ hội ở trước mắt chúng ta. Trách nhiệm nuôi dưỡng niềm tin rằng toán học và khoa học là quan trọng không phải của riêng các trường trung học hay ĐH, mà còn là trách nhiệm của ngành và chính phủ. Chẳng hạn, chương trình TryEngineering.com của Hiệp Hội IEEE phối hợp với IBM là một ví dụ rất hay về sự tham gia của ngành vào việc mang lại cho sinh viên những cơ hội đào tạo thực tế trong các dự án kỹ thuật. Phản ứng với Cuộc thi Thay Đổi Thế Giới Của Các Chủ Tịch IEEE đã cho thấy rằng, sinh viên rất nhanh nhạy khi đối mặt với thách thức, miễn là các em được hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý ngay từ đầu.

Project K-Nect- dự án có sự tham gia của học sinh khối 8 của 4 trường trung học Bắc Carolina do Qualcomm tài trợ và giới thiệu điện thoại thông minh 24/7 cho học sinh tham gia các lớp học đại số và các môn học khác, là ví dụ tuyệt vời thứ hai về sự bắt tay của chính phủ, ngành và các trường học trong việc tạo ra kết quả học tập đáng mong đợi ở học sinh.

 

Lơ Nguyễn

Theo Forbes/ VEF

 

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chu Văn An (1908-2024) – Ngôi trường cách mạng xuyên thế kỷ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.25

(nienlich.vn) Trường THPT Chu Văn An (tiền thân là trường Bưởi) được chính quyền Pháp thành lập năm 1908. Tính tới nay, trải qua gần 116 năm hình thành và phát triển, ngôi trường cổ kính này ngày càng phát triển mạnh mẽ, là chiếc nôi đào tạo hàng loạt nhân tài xuất sắc cho đất nước.

Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nổi tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.66) Hải đăng Kê Gà (Bình Thuận): Trăm năm soi lối giữa biển khơi – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Hải đăng Kê Gà là ngọn hải đăng trên hòn đảo cùng tên, được thực dân Pháp xây dựng từ cuối thế kỉ 19. Ngọn hải đăng oai nghiêm hàng trăm năm với vẻ đẹp cổ kính và trầm mặc, trở thành một trong những biểu tượng được nhiều người biết đến

Tập đoàn Mường Thanh chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với Kỷ lục màn múa xòe Thái tại 42 cơ sở trong và ngoài nước

(Kyluc.vn) Chiều ngày 7/5/2024 tại thủ đô Hà Nội, Tập đoàn Mường Thanh đã long trọng tổ chức buổi lễ tổng kết cho Chương trình “Một vòng Mường Thanh”. Đặc biệt, tại buổi lễ, Tập đoàn đã chính thức đón nhận xác lập Kỷ lục Việt Nam: “Một vòng Mường Thanh” – Màn múa Xòe Thái do các cán bộ, nhân viên thực hiện tại nhiều địa điểm nhất (42 điểm)”.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (1903-2024) – Nơi hội tụ của nghệ nhân tài năng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.24

(nienlich.vn) Là một trong những ngôi trường đào tạo mỹ thuật hàng đầu tại khu vực miền Nam. Đến nay, trải qua 120 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã và đang đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tài năng, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng chất lượng cao.

Chợ Hàn (Đà Nẵng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Đối với thành phố Đà Nẵng, chợ Hàn để lại một dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt kinh tế và văn hoá, gắn với nhiều thế hệ qua nhiều biến cố lịch sử khác nhau trong cuộc sống. Chợ Hàn nằm bên bờ sông Hàn, kể chuyện chợ Hàn cũng chính là kể một câu chuyện của thành phố bên dòng sông Hàn, phản ánh một bức tranh trong tiến trình lịch sử Đà Nẵng.