Trang chủ Sống bằng sáng tạo Hi-tech - Sản phẩm Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sản phẩm...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sản phẩm hữu ích từ đế nấm trùng thảo

Đế nấm trùng thảo thường bị bỏ đi sau khi thu hoạch nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris.
Đế nấm trùng thảo dùng làm nguyên liệu sản xuất, đế tươi (a) và đế sấy (b).
Đế nấm trùng thảo dùng làm nguyên liệu sản xuất, đế tươi (a) và đế sấy (b).

Đế nấm trùng thảo thường bị bỏ đi sau khi thu hoạch nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris. ThS Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật của Công ty SAHA đã nghĩ cách tận dụng làm trà túi lọc, nấu bia…

Giữ lại hoạt chất quý

ThS Nguyễn Thị Ngọc Nhi cho biết, trùng thảo từ lâu được xem là loại nấm quý, có nhiều giá trị dược liệu và hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong đó, loài nấm trùng thảo Cordyceps militaris đã được nuôi trồng trên nhiều giá thể khác nhau, có khả năng kháng khuẩn, kháng ung thư, điều hòa miễn dịch nhờ vào hợp chất Cordycepin.

Đế trùng thảo là phần giá thể bên dưới nấm đông trùng, tuy là phần đế nhưng vẫn cung cấp rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Phần đế này hàm lượng dưỡng chất không nhiều bằng sợi nấm đông trùng nhưng vẫn chứa đầy đủ các chất quan trọng như: Cordycepin, adenosine, 17 loại axit amin và nhiều loại vitamin, khoáng chất…

Đế trùng thảo vẫn sẽ có những tác dụng như phần sợi nấm. Tuy nhiên, vì hàm lượng các dưỡng chất chỉ chiếm khoảng 10 – 20% so với nấm dược liệu nên hiệu quả của phần đế cũng sẽ bị chậm hơn rất nhiều.

Đế trùng thảo thông thường được sấy khô hoặc để tươi mang ngâm rượu nhằm tận dụng các giá trị dược chất của chúng. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở sản xuất lớn thường bỏ đi sau khi thu quả thể.

Việc tận dụng phần đế nấm phụ phẩm để sản xuất một số loại thực phẩm cho người và động vật vừa tiết kiệm được chi phí nguyên liệu nhưng vẫn mang lại các sản phẩm dinh dưỡng cao, giá thành rẻ, thích hợp cho nhiều tầng lớp, đối tượng sử dụng. ThS Nhi nghĩ đến tận dụng đế nấm trong sản xuất bia, trà túi lọc, cà phê, thức ăn chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp.

Theo đó, đế nấm trùng thảo tươi sau khi thu hoạch phần quả thể, chọn lọc những đế đẹp, còn nguyên vẹn, không nhiễm khuẩn, nhiễm mốc, phối trộn, ngâm và ủ với malt để thủy phân, nấu thu dịch đường, lên men tạo thành bia. Thành phẩm là loại thức uống chứa cồn nồng độ thấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng, protein, vitamin và hệ enzyme tốt cho cơ thể.

Các sản phẩm trà túi lọc đông trùng hạ thảo, cà phê đông trùng hạ thảo thường sử dụng quả thể nấm sấy khô làm nguyên liệu sản xuất nên dẫn đến sản phẩm có giá thành cao, khó tiếp cận nhiều người dùng. Việc sử dụng đế nấm trùng thảo làm nguyên liệu thay thế quả thể vừa giúp giảm chi phí sản xuất vừa giữ nguyên được giá trị, mùi vị sản phẩm.

Để làm trà túi lọc, ThS Nhi chọn đế trùng thảo tươi, sau đó mang đi sấy khô, nghiền nhỏ thành bột, phối trộn với một số nguyên liệu khác, đóng gói dạng túi lọc có trọng lượng từ 1 – 2g.

Những thành phần không thể tận dụng làm bia và trà túi lọc thì có thể tận dụng như một chế phẩm sinh học, bổ sung dinh dưỡng, dược chất cho sinh trưởng của động vật.

Cách làm cũng rất đơn giản là chọn lựa đế trùng thảo đạt chất lượng và thẩm mỹ, nghiền nhỏ và phối trộn với thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Hiện nay, đế trùng thảo đã được phối trộn ứng dụng làm thức ăn cho gà Lương Phượng và tôm sú.

Tận dụng làm phân bón

ThS Nguyễn Thị Ngọc Nhi cho biết, bên cạnh việc tận dụng sản xuất thức ăn cho chăn nuôi, đế nấm trùng thảo tươi không đạt yêu cầu sản xuất thực phẩm sẽ được ủ với vôi sống để tạo thành phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Sản phẩm vừa tiết kiệm chi phí so với phân bón thông thường, vừa bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế cao. Đế trùng thảo phối trộn cùng với các thành phần hữu cơ, vi sinh khác để phân giải chất hữu cơ thành dạng dịch lỏng dễ dàng thấm vào đất cũng như giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng nhanh.

“Sử dụng đế nấm trùng thảo làm nguyên liệu trong một số quy trình sản xuất đồ uống, chế phẩm sinh học vừa giúp tận dụng giá trị dược liệu với chi phí thấp, tạo ra được các sản phẩm mới lạ, vừa chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa “organic” của thị trường hiện nay.

Ngoài ra, còn hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước do sử dụng các chế phẩm hóa học trong quá trình nuôi trồng, qua đó giúp bảo vệ môi trường, cải tạo đất cho nông nghiệp”, ThS Nguyễn Thị Ngọc Nhi chia sẻ.

Hiện, ThS Nguyễn Thị Ngọc Nhi và cộng sự đã hoàn thiện quy trình nuôi cấy, sản xuất trùng thảo khép kín bằng các nguyên liệu sẵn có như gạo, mía… cho đến bảo quản, đóng gói sau thu hoạch.

Những nguyên liệu này được xử lý thủy phân và phối trộn với các dưỡng chất để làm môi trường nuôi cấy giống nấm. Sau đó, nấm được nuôi ở nhiệt độ thích hợp và qua các quá trình cấy, ủ tối cho tới hình thành quả thể nấm theo quy trình chặt chẽ.

Toàn bộ quá trình kéo dài trong khoảng 70 ngày, cho sản phẩm có chất lượng cao với giá thành cạnh tranh. Quy trình nuôi cấy này có thể áp dụng được với sản xuất quy mô nhỏ. Sản phẩm sau thu hoạch được sấy khô bằng phương pháp sấy thăng hoa, đảm bảo nguyên trạng được hình thái, màu sắc, mùi vị và dưỡng chất.

ThS Ngọc Nhi chia sẻ, việc tận dụng đế nấm trùng thảo sẽ giúp gia tăng giá trị kinh tế rất lớn cho người trồng nấm, đồng thời tận dụng được nguồn phế phẩm bỏ đi này. Điểm mạnh của nghiên cứu là không cần quy mô nhà xưởng hay công nghệ phức tạp, có thể áp dụng ở tất cả các điểm nuôi nấm trùng thảo.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Cảm biến phân tích thành phần tá dược trong cơ thể

Chỉ với một cảm biến nhỏ có thể xác định lượng thuốc còn trong máu hoặc nước tiểu.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Phần mềm dự báo công suất phát điện mặt trời

Phần mềm dự báo trước giá trị giảm sản lượng điện trong quá trình vận hành của nhà máy, từ đó giúp chủ sở hữu nhà máy lập phương án vận hành hợp lý.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Ứng dụng của pin nhiên liệu vi sinh vật

Hiện nay, các nỗ lực tận dụng nguồn năng lượng tái tạo như Mặt trời, gió, sinh khối và các nguồn khác đang được tập trung nghiên cứu.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Cải tiến đồng hồ nước có thể cảnh báo người lạ xâm nhập

Sử dụng công nghệ truyền không dây, nhóm nhà khoa học ĐHBK TP HCM tích hợp module vào đồng hồ nước để nó trở nên thông minh, cảnh báo cho người dùng biết lượng nước bất thường hoặc bị đánh cắp.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Dùng đèn LED nhân giống cây trầu bà đế vương đỏ

Nhóm tác giả Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM nghiên cứu xây dựng quy trình vi nhân giống cây trầu bà đế vương đỏ sử dụng đèn LED.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhiều ưu thế vượt trội của hệ thống vận tải hành khách công cộng

'Hệ thống vận tải hành khách công cộng' là sáng chế độc quyền của ông Nguyễn Văn Kình, (TP Thủ Đức, TPHCM).

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Anker công bố máy in 3D mới có tốc độ in siêu nhanh

Mới đây, công ty Anker đã công bố một sản phẩm in 3D với giá có phần 'phải chăng' hơn có tên M5C cùng nhiều tính năng vượt trội.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Nhà khoa học chế tạo gai titan ngăn nhiễm trùng sau cấy ghép

TS Lê Hoàng Phúc (30 tuổi) cùng cộng sự tại Đại học RMIT (Australia) chế tạo mô hình gai siêu nhỏ khắc được trên titan cấy ghép nhằm bảo vệ bệnh nhân trước vi khuẩn và nấm mà không cần dùng thuốc.

Trí tuệ nhân tạo đánh bại 3 nhà vô địch thế giới trong cuộc đua lái máy bay

AI này do các nhà nghiên cứu của Đại học Zurich và Intel thiết kế có tên Swift.

AI4VN 2023 cập nhật loạt xu hướng trí tuệ nhân tạo nổi bật

Các chuyên gia sẽ phân tích những xu hướng của 2023 như mô hình nền tảng, ngôn ngữ lớn, trí tuệ nhân tạo tạo sinh... cũng như ứng dụng trong tài chính, sức khỏe trong hai ngày 21-22/9.

Tái hiện văn hóa Nam bộ và lưu giữ tinh hoa nghề truyền thống Vĩnh Long, nhà gốm Tư Buôi xác lập Kỷ lục Việt Nam

(Kỷ lục Việt Nam) Ông Nguyễn Văn Buôi (thường gọi Tư Buôi) - một nghệ nhân có tình yêu to lớn với nghề gốm đỏ ở Vĩnh Long đã xây dựng ngôi nhà truyền thống theo lối kiến trúc 3 gian, 2 chái hoàn toàn bằng gốm đỏ với tất cả tâm huyết muốn gìn giữ và phát triển nghề. Đây hiện là "Ngôi nhà có kiến trúc 3 gian 2 chái truyền thống hoàn toàn bằng Gốm đỏ Vĩnh Long lớn nhất Việt Nam” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings ghi nhận.

Khánh thành dây chuyền sản xuất Đá nung kết SACMI Continua+, Viglacera Tiên Sơn xác lập Kỷ lục với Tấm đá nung kết lớn nhất tại Việt Nam

(Kỷ lục – VietKings) Ngày 11/9/2023, tại nhà máy Viglacera Eurotile (KCN Mỹ Xuân, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn tổ chức Lễ khánh thành dây chuyền sản xuất Đá nung kết SACMI Continua+ và gắn biển công trình Chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam. Nhân sự kiện này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) chính thức công bố và xác lập Kỷ lục Việt Nam với nội dung: "Tấm đá nung kết có kích thước lớn nhất tại Việt Nam" đến Viglacera Tiên Sơn.