Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 - Công thức làm...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Công thức làm bê tông phát sáng của nhà khoa học Việt

TS Nguyễn Minh Hải và cộng sự đã công bố nghiên cứu thành công loại bê tông có thể lấy ánh sáng vào nhà nhờ các sợi quang truyền ánh sáng.
Bê tông có thể tự động lấy ánh sáng bên ngoài.
Bê tông có thể tự động lấy ánh sáng bên ngoài.

Bê tông sợi quang

TS Nguyễn Minh Hải (Đại học Đà Nẵng) cho biết, bê tông phát sáng chứa các sợi quang bên trong để tạo ra đường truyền ánh sáng, giúp thu ánh sáng tự nhiên cho các công trình xây dựng.

Bê tông phát sáng được nghiên cứu từ những năm 30 của thế kỷ 20 và được phát triển vào năm 2001 bởi Áron Losonczi – kiến trúc sư người Hungary – bằng cách trộn 4% đến 5% (theo thể tích) sợi quang trong hỗn hợp bê tông. Bê tông này có trọng lượng nhẹ hơn. Vật liệu có kết cấu và bề mặt đồng nhất, có thể được sản xuất như một khối hay một tấm bê tông đúc sẵn.

Lý do chính để sử dụng sợi quang trong bê tông là nó có thể truyền ánh sáng ngay cả khi góc tới lớn hơn 60 độ.

Sợi quang bao gồm ba lớp gồm lớp lõi, lớp phủ và phủ đệm. Bê tông sợi quang có thể có cường độ nén khoảng 70 MPa (10.000 psi).

Theo TS Nguyễn Minh Hải, khó khăn trong nghiên cứu là việc tăng hàm lượng sợi quang (giúp tăng khả năng truyền ánh sáng) sẽ làm giảm đáng kể độ bền cơ học của bê tông. Để khắc phục vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã tìm cách tối ưu công thức chế tạo bê tông phát sáng từ các nguyên liệu gồm cát mịn, xi măng portland, xỉ hạt lò cao nghiền, tro bay và phụ gia siêu dẻo.

Thành phần của bê tông phát sáng không thể thiếu xi măng. Vì sợi quang chỉ chịu trách nhiệm truyền tải ánh sáng, nên không cần xi măng đặc biệt. Vì vậy, xi măng Portland thông thường được sử dụng.

Vì bê tông phát sáng chỉ được sản xuất bằng vật liệu mịn nên đường kính của hạt cát phải < 1,18mm. Cát nên không có bất kỳ tạp chất nào như thảm thực vật, đá lớn… Ngoài ra, nước được sử dụng cho bê tông phát sáng nên có chất lượng như nước uống, không có tạp chất. Cốt liệu thô được nghiền nhỏ, kích thước tối đa của hạt là 10mm, độ hấp thụ nước vào khoảng 0,15%. Tro bay và phụ gia dẻo được nhóm bổ sung để gia tăng kết cấu cho bê tông.

Để bê tông có thể phát sáng thì các sợi quang được bổ sung trong khoảng từ 4 đến 5% theo thể tích được sử dụng. Độ dày của các sợi quang có thể thay đổi giữa 2µm và 2mm cho phù hợp với các yêu cầu cụ thể về truyền dẫn ánh sáng.

Công thức làm bê tông phát sáng của nhà khoa học Việt ảnh 1

Bê tông truyền dẫn ánh sáng cường độ cao

Nghiên cứu này thực hiện nhằm tối ưu hóa thành phần cấp phối của hỗn hợp bê tông với cấu trúc đặc chắc và đảm bảo độ bền thích hợp nhằm hạn chế lỗ rỗng xuất hiện xung quanh sợi quang. Để đáp ứng mục tiêu, nghiên cứu đã sử dụng phụ gia khoáng hoạt tính tro bay (FA) và xỉ lò cao nghiền mịn (GGBS). Bằng việc xác định được tỉ lệ tối ưu của FA/CKD và GGBS/CKD, nghiên cứu đã đưa ra được cấp phối bê tông đáp ứng được các yêu cầu cần thiết để có thể chế tạo được bê tông truyền sáng cường độ cao trong tương lai.

TS Hải cho biết, ưu điểm chính của bê tông phát sáng là truyền ánh sáng. Loại bê tông này được ứng dụng tại các tòa nhà lớn, nơi ánh sáng không thể chiếu đến hết tất cả các phòng; do đó, tiết kiệm chi phí năng lượng chiếu sáng.

Bên cạnh việc sử dụng ánh sáng Mặt trời làm nguồn sáng, bê tông phát sáng cũng có thể được ứng dụng tại các nước có khí hậu lạnh để truyền nhiệt lượng vào trong phòng. Một ưu điểm khác là độ bền uốn của bê tông tăng xấp xỉ tỷ lệ phần trăm sợi quang trong vật liệu. Ví dụ: Khi tỷ lệ phần trăm sợi quang trong hỗn hợp là 4,5%, độ bền uốn cũng tăng xấp xỉ 4,5%.

Tuy vậy, nhược điểm của loại bê tông này là giá thành cao do sử dụng sợi quang. Hơn nữa, việc đúc khuôn cho bê tông phát sáng đòi hỏi người lao động có trình độ kỹ thuật cao.

Sản phẩm của nhóm được chế tạo thành công có cường độ chịu nén lên tới 80 MPa, đồng thời có hàm lượng sợi quang chiếm hơn 7% thể tích. Với độ bền cao và khả năng truyền dẫn ánh sáng tốt, nhóm nghiên cứu cho biết bê tông phát sáng được chế tạo theo công thức này có nhiều tiềm năng ứng dụng trong thực tế.

Loại bê tông này sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện được sử dụng để thắp sáng đường cao tốc và chiếu sáng các biển báo trên những đoạn đường dài. Nghiên cứu này là một bước tiến trong xu hướng sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, không tiêu thụ điện năng, không thải carbon dioxide hoặc các khí độc hại ra môi trường.

“Nghiên cứu thành phần cấp phối bê tông cốt liệu mịn và thân thiện với môi trường ứng dụng trong chế tạo bê tông truyền sáng” là công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đức Tuấn, Huỳnh Phương Nam, Nguyễn Văn Hướng, và Nguyễn Minh Hải đến từ trường Đại học Đà Nẵng. Công trình đã công bố bài báo khoa học trên tạp chí uy tín quốc tế Case Studies in Construction Materials. Nhóm tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu để hướng đến các công trình xây dựng xanh, tiêu tốn ít năng lượng.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Tiến sĩ chế tạo thiết bị thăm dò hiệu suất chip thế hệ mới

TS Lê Xuân Lực, 34 tuổi, cùng cộng sự phát triển thành công đầu dò loại nhiều chân cho phép tiếp xúc nhiều điểm có thể đo hiệu suất chip chính xác hơn.

Sáng chế mới trong bảo quản hạt cà phê

Với mong muốn ứng dụng các công nghệ tiên tiến giải quyết công đoạn làm khô hạt giống khi gặp tình trạng mưa dài ngày, giúp cho việc sản xuất hạt giống cà phê được nhanh chóng, kịp thời, tăng hiệu quả kinh doanh của đơn vị sản xuất, ThS Phạm Văn Thao (Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên) cùng cộng sự đã nghiên cứu, hoàn thiện công trình khoa học 'Ứng dụng công nghệ sấy nhiệt độ, ẩm độ thấp và giải pháp kiểm soát ẩm độ, nhiệt độ kho để bảo quản hạt giống cà phê trong thời gian dài'.

Gạo lai thịt bò có thể giải quyết khủng hoảng lương thực

Các nhà khoa học ở Đại học Yonsei, Seoul, phát triển loại thức ăn bền vững mới là gạo lai thịt bò, giúp giải quyết khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu.

Công nghệ chống nóng cho công trình ngoài trời

Các nhà khoa học của Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm sơn phản xạ nhiệt nano giúp chống nóng cho các công trình xây dựng ngoài trời, các bồn, bể chứa xăng dầu. Sản phẩm này có ý nghĩa đặc biệt đối với việc bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Quốc gia Việt Nam (1917-2024) – 107 năm đồng hành cùng văn hóa đọc – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.13

(nienlich.vn) Thư viện Quốc gia Việt Nam tiền thân là Thư viện Trung ương Đông Dương. Trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, thư viện đã có công lớn trong sự phát triển giáo dục nước nhà. Nhờ đó, tạo dựng được niềm tin vững chắc tới bạn đọc trong và ngoài nước.

Di tích Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một chứng tích lịch sử đặc biệt quan trọng, nơi diễn ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn, trực tiếp tác động đến tiến trình lịch sử của Việt Nam.

Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) của UBND Huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức lập kỷ lục Việt Nam

(Kyluc.vn) - Sáng ngày 26/04/2024, trong khuôn khổ của hội thi “Ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” lần thứ 2 do Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức tại Làng tái định cư Thôn Tu Thó (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã diễn ra Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) nhằm xác lập Kỷ lục Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.