Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Top Sinh Viên Sáng Tạo - Sinh viên biến gừng thành sản...

Top Sinh Viên Sáng Tạo – Sinh viên biến gừng thành sản phẩm hữu dụng

Dầu lăn tinh dầu gừng và nhang trừ muỗi từ phế phẩm cây gừng là sản phẩm của nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM.
Sản phẩm dầu lăn gừng
Sản phẩm dầu lăn gừng

Dầu lăn và nhang trừ muỗi từ gừng

Với vị cay thơm đặc trưng, củ gừng thường được sử dụng làm gia vị trong chế biến món ăn, song cũng là vị thuốc quý. Xuất phát từ những công dụng chữa bệnh của củ gừng, nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đã nghiên cứu sản xuất dầu lăn tinh dầu và nhang trừ muỗi từ gừng.

Sinh viên Võ Phan Gia Hưng, thành viên nhóm cho biết, dầu lăn là sản phẩm khá mới trong vài năm trở lại đây. Sản phẩm dầu lăn nổi tiếng trên thị trường hiện nay là của Thái Lan và Singapore. Việt Nam có một số loại dầu lăn nhưng chưa có sản phẩm dầu lăn từ tinh dầu gừng.

Nhóm nghiên cứu nghĩ đến sử dụng củ gừng làm nguyên liệu sản xuất dầu lăn. Sản phẩm dùng chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, phụ nữ mang thai, nhân viên văn phòng, người cần chăm sóc sức khỏe đặc biệt do làm hoàn toàn bằng hữu cơ.

Khi thu hoạch gừng, người nông dân thường bỏ lại phế phẩm, gây ô nhiễm môi trường, nhóm tận dụng để làm nhang trừ muỗi hữu cơ, không gây độc hại. Hiện nhóm đã nghiên cứu hai sản phẩm dầu lăn gừng tạo nóng và tạo ấm. Dầu lăn gừng tạo nóng dùng để xoa bóp mỏi cơ, đau nhức cơ.

Dầu lăn gừng tạo ấm chống say xe, buồn nôn. Nhang muỗi được làm từ phế phẩm cây gừng, sau khi chưng cất bằng lôi cuốn hơi nước sẽ cho ra sản phẩm để đuổi muỗi, hạn chế sử dụng hóa chất diệt muỗi.

Theo nhóm nghiên cứu, trong gừng khô có chứa 2 – 3% tinh dầu, ngoài ra còn chứa kẽm, kali, canxi, sắt, vitamin B1, B2, B6 và C. Với nhiều công dụng hữu ích, gừng trở thành vị thuốc quan trọng hàng nghìn năm qua. Gừng tươi, gừng khô, gừng thái lát, vỏ gừng tươi… đều được dùng để chữa bệnh.

Tác dụng của gừng cũng đã được nghiên cứu trên nhiều thực nghiệm và lâm sàng. Tinh dầu gừng có tác dụng tương tự như củ gừng tươi. Sử dụng tinh dầu gừng bôi ngoài da hoặc hít sẽ cải thiện các vấn đề sức khỏe thường gặp.

Võ Đăng Anh Tín, thành viên nhóm cho biết, quy trình của nhóm sử dụng nguyên liệu hữu cơ là củ gừng, không sử dụng bất cứ hóa chất nào. Sản phẩm được nhóm chưng cất bằng công nghệ lôi cuốn hơi nước.

Từ tinh dầu gừng, nhóm bổ sung thêm dầu nền và một số hoạt chất tự nhiên để tối ưu hóa công dụng của tinh dầu gừng. Ở quy mô phòng thí nghiệm, nhóm đã tạo ra một số sản phẩm ban đầu, được người dùng thử phản hồi rất tốt, nhiều tiềm năng triển khai rộng rãi.

Về nguồn nguyên liệu, nhóm lựa chọn tỉnh Hậu Giang vì nơi đây có diện tích và sản lượng trồng gừng lớn nhất với Việt Nam. Với 500ha và sản lượng có thể lên đến 40 tấn/ha trong khi thời gian thu hoạch khá ngắn, chỉ 2,5 tháng. Sau đó nhóm liên kết với các hợp tác xã tại Hậu Giang để chọn ra loại gừng phù hợp với yêu cầu như về độ tuổi, độ cay để đạt hiệu suất cao nhất.

Sẽ sáng tạo nhiều loại mùi mới cho dầu gừng

Sinh viên biến gừng thành sản phẩm hữu dụng ảnh 1

Sinh viên Võ Phan Gia Hưng.

Tinh dầu gừng nguyên chất được sử dụng như một biện pháp tự nhiên điều trị đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, co thắt và đau dạ dày và nó cũng là phương thuốc chống buồn nôn và điều trị ói mửa hiệu quả.

Tinh chất từ gừng có tác dụng mạnh mẽ trong việc khử trùng, giết chết các vi khuẩn, vi sinh vật. Với tác dụng này, tinh dầu gừng nguyên chất cũng điều trị được các bệnh nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ do vi khuẩn và ngộ độc thực phẩm gây ra.

Ngoài khả năng làm long đờm ở cổ họng và phổi thì tinh chất từ gừng còn biết đến với tác dụng chữa trị bệnh cảm cúm thông thường và điều trị triệu chứng ho, hen suyễn, viêm phế quản và điều trị chứng khó thở.

Vì khi gừng được sử dụng sẽ làm ấm, giúp làm tan chảy các chất nhầy, đồng thời đào thải chúng ra ngoài. Tinh dầu gừng có sức mạnh làm giảm đi nồng độ cholesterol và ngăn ngừa máu đông, giúp điều trị bệnh tim, ngăn ngừa tình trạng oxy hóa…

Sinh viên Võ Phan Gia Hưng cho biết, trong tương lai, nhóm sẽ đa dạng các loại mẫu mã cho sản phẩm dầu lăn, thậm chí nhiều loại mùi mới. Đối với nhang trừ muỗi, hiện nhóm mới sản xuất loại nhang xoăn, thời gian tới sẽ sản xuất thêm loại nhang nụ hoặc nhang thơm sử dụng cho phòng ở.

TS Phan Thị Thanh Diệu, giảng viên Khoa Công nghệ Hóa học nhận xét, đây là sản phẩm có tính thực tế và ứng dụng cao. Việt Nam là đất nước nông nghiệp nhưng giá trị nông sản chưa cao. Vấn đề nghiên cứu nâng cao giá trị nông sản luôn là nhu cầu thiết yếu.

Gừng được trồng nhiều ở mọi miền đất nước, làm gia vị khá phổ biến, song cũng dùng để phòng và trị bệnh. Ý tưởng của nhóm làm phong phú, đa dạng thêm các sản phẩm từ nông sản Việt.

Sản phẩm dù mới đang trong giai đoạn nghiên cứu nhưng được các sinh viên đầu tư khá nhiều trong việc phát triển sản phẩm, bao bì, được đánh giá cao. Nhóm hy vọng sẽ có thể khởi nghiệp bằng sản phẩm nghiên cứu này, nâng cao giá trị cho nông sản.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Tiến sĩ chế tạo thiết bị thăm dò hiệu suất chip thế hệ mới

TS Lê Xuân Lực, 34 tuổi, cùng cộng sự phát triển thành công đầu dò loại nhiều chân cho phép tiếp xúc nhiều điểm có thể đo hiệu suất chip chính xác hơn.

Sáng chế mới trong bảo quản hạt cà phê

Với mong muốn ứng dụng các công nghệ tiên tiến giải quyết công đoạn làm khô hạt giống khi gặp tình trạng mưa dài ngày, giúp cho việc sản xuất hạt giống cà phê được nhanh chóng, kịp thời, tăng hiệu quả kinh doanh của đơn vị sản xuất, ThS Phạm Văn Thao (Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên) cùng cộng sự đã nghiên cứu, hoàn thiện công trình khoa học 'Ứng dụng công nghệ sấy nhiệt độ, ẩm độ thấp và giải pháp kiểm soát ẩm độ, nhiệt độ kho để bảo quản hạt giống cà phê trong thời gian dài'.

Gạo lai thịt bò có thể giải quyết khủng hoảng lương thực

Các nhà khoa học ở Đại học Yonsei, Seoul, phát triển loại thức ăn bền vững mới là gạo lai thịt bò, giúp giải quyết khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu.

Công nghệ chống nóng cho công trình ngoài trời

Các nhà khoa học của Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm sơn phản xạ nhiệt nano giúp chống nóng cho các công trình xây dựng ngoài trời, các bồn, bể chứa xăng dầu. Sản phẩm này có ý nghĩa đặc biệt đối với việc bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.8) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Cách đây hơn 200 năm, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã đánh tan 4 vạn quân Xiêm xâm lược nước ta. Đây là một chiến công chống ngoại xâm lừng lẫy của nhân dân miền Nam và được coi là lớn nhất trong 5 thế kỷ, kể từ chiến thắng Bạch Đằng ở thế kỷ thứ XIII. Với chiến thắng này, nhân dân Nam bộ đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta. Những người cao niên ở vùng quê sông nước Nam bộ vẫn còn nhớ những câu ca: “Rạch Gầm - Xoài Mút tăm tăm/Xê xuống chút nữa tới vàm Mỹ Tho/Bần Gie đóm đậu sáng trời/Rạch Gầm - Xoài Mút muôn đời oai linh”.