Mơ lớn với chip nhỏ RFID

Công nghệ vi mạch, mà tiêu biểu là RFID, có tiềm năng trở thành một ngành kinh tế chủ lực.

Thiết bị chống trộm cắp xe máy được chào bán rất nhộn nhịp, tập trung trên đoạn đường Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP.HCM. Những tay trộm dù sử dụng những “chìa khóa vạn năng” để lấy cắp xe máy đã phải chào thua trước một loại khóa thông minh mới ứng dụng công nghệ thẻ RFID (công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến). Loại khóa này có phần mềm quản lý cài đặt trực tiếp vào bộ phận khởi động máy xe và cài đặt đồng thời với chìa khóa xe. Nếu kẻ gian cố phá khóa, thậm chí, sử dụng khóa không chính chủ thì xe không thể khởi động và còi báo động sẽ hú lên ngay lập tức.

Trên thế giới, ứng dụng của công nghệ RFID được sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của các tập đoàn bán lẻ từ hơn 60 năm trước. Tuy vậy, dự án phát triển RFID của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC), trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, cùng chủ trì thực hiện với Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn vào 4 năm trước khiến dư luận nghi ngờ về tính khả thi. Nguyên nhân nằm ở tổng kinh phí 145,756 tỉ đồng chỉ nhằm mục đích “thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID và xây dựng hệ thống ứng dụng”, nghĩa là một dự án công nghệ được đầu tư lớn ngang ngửa các dự án về hạ tầng và năng lượng, vốn là các ngành được xếp vào hàng “cơ bản, không thể không phát triển”. Thời điểm đó, áp lực dồn lên vai các kỹ sư trẻ của ICDREC.

Hiện nay, tài xế khi lưu thông trên Quốc lộ 1 qua trạm thu phí Tasco Quảng Bình đã không phải xếp hàng dài chờ đợi dịch vụ thu phí thủ công như trước, mà đã được thay thế bằng hệ thống tự động đường bộ ETC. Đây là hệ thống được đầu tư và vận hành của liên doanh Công ty TASCO và Công ty VETC. Các trạm thu phí tự động tiếp theo ứng dụng công nghệ RFID cho phép các phương tiện tham gia thông suốt, đồng thời kiểm soát tải trọng xe tự động trên các quốc lộ và cao tốc từ Đà Nẵng trở ra Bắc. Hệ thống sẽ được đưa vào hoạt động có giá trị đầu tư khoảng 3.173 tỉ đồng.

Kỳ nghỉ hè sôi động, tính nhân văn của ứng dụng RFID cũng thể hiện được rõ nét tại trung tâm giải trí dành cho trẻ em Vietopia (quận 7, TP.HCM). Tại cổng soát vé vào cửa, mỗi em bé sẽ được Vietopia đeo một vòng tay nhỏ có gắn thẻ định vị, một chiếc vòng còn lại có cùng tần số sẽ được đeo vào tay người đi cùng. Trong trường hợp trẻ em bị lạc, nhân viên chỉ cần quét vòng tay của người đi cùng và dò tìm tần số trong máy định vị tại khu vui chơi. Vài phút sau, em bé sẽ được tìm thấy trong sự ngỡ ngàng và vui mừng của người thân.

Thực tế, giá trị thương mại của công nghệ RFID lại trải rộng trong rất nhiều lĩnh vực từ quản lý tài sản của các tập đoàn, quản lý kho nguyên liệu và thành phẩm trong dây chuyền may mặc, giải pháp an ninh tổng thể cho thư viện, bảng giá điện tử trong ứng dụng bán hàng tự động hay hệ thống an ninh trong bệnh viện. Qua khảo sát của Ban Quản lý các khu công nghiệp công nghệ cao chính trên địa bàn TP.HCM, NCĐT ghi nhận hơn 70% các khu vực này đã ứng dụng RFID trong hệ thống an ninh quản lý ra vào.

Quay trở lại thời điểm ban đầu gian nan của dự án RFID, ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Thương mại Kỹ thuật Việt Net, là một trong số không nhiều những chuyên gia tin tưởng vào sự thành công của Trung tâm ICDREC. Theo ông, ước tính thị trường này tại Việt Nam có giá trị khoảng 7 triệu USD mỗi năm.

Cũng theo ông Sơn, công nghệ chip RFID và các thiết bị ứng dụng công nghệ này của ICDREC đã theo kịp trình độ của thế giới, giá cả cạnh tranh so với sản phẩm ngoại nhập kể cả của Trung Quốc, nhưng mẫu mã sản phẩm chưa đẹp và cần nâng cấp các tiêu chuẩn để được nước ngoài công nhận. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Bùi Ngọc Châu, một chuyên gia về công nghệ chip RFID tại Thụy Sĩ, các kỹ sư của ICDREC Việt Nam chỉ mới nắm được công nghệ sản xuất chip RFID dành cho một số lĩnh vực giới hạn của thị trường. Thách thức còn rất nhiều đối với các ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, lĩnh vực yêu cầu bảo mật cao hơn thì cần phải đầu tư nghiên cứu sâu hơn với việc sản xuất chip theo chuẩn ISO 14.443.

Sau 2 năm triển khai, Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á về thiết kế vi mạch điện tử. Mức đầu tư cho dự án khoa học công nghệ này có giá trị lớn nhất cả nước hiện nay. Bước đầu, dự án đã nghiên cứu và sản xuất thành công chip SG8V1. Lộ trình thương mại hóa được giới chuyên môn đánh giá khả thi vì hàng loạt ứng dụng thiết thực đã được tạo ra từ chip SG8V1 sản xuất quy mô nhỏ (Lab-To-Fab), cho ra thành phẩm khoảng 150.000 con chip ứng dụng trong khóa container, thiết bị giám sát hành trình, điện kế điện tử, modem thu thập dữ liệu DCM, hệ thống quản lý ứng dụng RFID, thiết bị giám sát và định vị nguồn phóng xạ.

Gần đây, ICDREC hợp tác sản xuất các sản phẩm sử dụng vi mạch như chế tạo các thiết bị dùng công nghệ giao tiếp không dây cho các hệ thống điều khiển chiếu sáng thông minh của Điện Quang. Điện Quang có nhu cầu rất lớn sử dụng chip để sản xuất bóng đèn, nhất là đèn LED, vào khoảng 10 triệu con chip các loại  mỗi năm, nhưng chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, Đài Loan. Do đó, Điện Quang sẽ sử dụng chip của ICDREC thay thế chip ngoại nhập, tăng tỉ lệ nội địa hóa. Theo ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC, tính đến nay, chip Việt của ICDREC đã được dùng cho gần 50 sản phẩm của các công ty khác.

Việt Nam tiêu thụ khoảng 20 tỉ con chip các loại mỗi năm, nên công nghệ vi mạch mà tiêu biểu là RFID có tiềm năng trở thành một ngành kinh tế chủ lực hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghệ cao khác. Theo Giáo sư Đặng Lương Mô, cố vấn của Đại học Quốc gia TP.HCM, việc làm ra những con chip cũng mới chỉ là bước đầu. Để ngành công nghiệp vi mạch trong nước phát triển, cần tạo ra một hệ sinh thái cho ngành này. Trước tiên, cần tạo thói quen sử dụng hàng nội của cả người dân và doanh nghiệp, cùng với đó là chính sách hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp ứng dụng chip.

CÁC TIN KHÁC

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

2 cựu nhân viên Google khởi nghiệp AI lấy cảm hứng từ cá và ong

Các dự án tại công ty khởi nghiệp Sakana của 2 cựu nhân viên Google lấy cảm hứng từ chuyển động của một đàn cá, hoặc sự phối hợp của một đàn ong.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.