Trang chủ Tin khởi nghiệp Dự án khởi nghiệp Gặp gỡ Việt Nam 2016: Nhà khoa học trẻ thêm tin yêu...

Gặp gỡ Việt Nam 2016: Nhà khoa học trẻ thêm tin yêu nghiên cứu cơ bản

Tin tưởng và kỳ vọng là những gì mà nhiều nhà khoa học trẻ đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản đang hướng đến “Gặp gỡ Việt Nam" 2016.

Nắm chắc kiến thức cơ bản mới làm chủ được công nghệ

Có ý kiến cho rằng nghiên cứu cơ bản gần như không có vai trò gì trong việc phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học trẻ đã không đồng tình với quan điểm này.

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật,Viện Hàn lâm KHCNVN, một trong những nhà khoa học trẻ khẳng định, nghiên cứu cơ bản không “trực tiếp” làm ra sản phẩm, ra tiền, nhưng kết quả nghiên cứu cơ bản sẽ là tiền đề cho sự cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ. Kết quả của nghiên cứu nói chung sẽ làm tăng hiệu suất lao động, giảm tiêu phí năng lượng, cải thiện môi trường…

 

Nghiên cứu cơ bản đang và đã được nhiều bạn trẻ lựa chọn trên con đường khoa học của mình

Nghiên cứu cơ bản đang và đã được nhiều bạn trẻ lựa chọn trên con đường khoa học của mình

 

TS Hùng lấy ví dụ đơn giản về kết quả nghiên cứu thổ nhưỡng, địa chất ở nước ta sẽ giúp chính phủ có qui hoạch vùng về đất trồng cây công nghiệp; nghiên cứu về địa chấn, thủy văn sẽ giúp có những cảnh báo về thiên tai làm giảm nguy cơ thiệt hại về người và của; tìm ra nhiều loài mới cho khoa học, trong đó phát hiện nhiều loài là thiên địch của các loài sinh vật gây hại cho mùa màng, cho sức khỏe con người… Gần đây nhất là những bằng chứng khoa học về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung là kết quả của những người làm khoa học, trong đó có nhiều nhà nghiên cứu khoa học cơ bản.

Việt Nam là đất nước đang phát triển, nền kinh tế còn yếu, kém, vì thế nhu cầu bức xúc về “sản phẩm” là điều đương nhiên và dễ hiểu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, để làm chủ được công nghệ, kỹ thuật mới (đang thay đổi hàng ngày, hàng giờ) thì việc nắm chắc kiến thức cơ bản là rất quan trọng, nghiên cứu Khoa học cơ bản cần tiếp tục được đầu tư và nhà nước, người dân phải nhận thức rõ được vai trò, cũng như sự đóng góp “thầm lặng” của nó.

Đồng tình với quan điểm này, TS Trần Huy Thịnh, Phó trưởng bộ môn hóa sinh, Phó giám đốc Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, Đại học Y Hà Nội cũng cho rằng:" Nghiên cứu cơ bản có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nghiên cứu cơ bản tạo ra các công nghệ nền để từ đó phát triển các nghiên cứu ứng dụng tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng cao. Thực hiện nghiên cứu cơ bản có thể ví như hoạt động khởi nghiệp trong khoa học, tạo vườn ươm khoa học và công nghệ để phát triển các nghành khoa học mũi nhọn cho mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học và công nghệ, chính vì vậy nếu không chú trọng đến nghiên cứu cơ bản thì chúng ta sẽ mãi mãi là những người đi sau trên con đường đổi mới công nghệ và hội nhập toàn cầu".

Nhà khoa học trẻ vừa đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016, TS Phùng Văn Đồng, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam khẳng định, với nghiên cứu cơ bản nếu đòi hỏi ứng dụng ngay thì rất khó, nhưng về lâu dài thì nó như cái móng chắc để phát triển các ứng dụng khoa học khác. Điển hình như nghiên cứu điện từ, lúc đầu không ai biết nó là gì, ứng dụng ra sao nhưng đến nay, ứng dụng của nó thì vô cùng mà hiển thị rõ nhất là điện năng…Nếu có nghiên cứu thì đào tạo mới tốt được, nếu thầy cô hiểu mọi thứ lờ mờ thì làm sao mà giảng dạy tốt được cho học sinh, kích thích sự ham hiểu biết của học sinh.

Mong chờ nhiều chính sách đột phá

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định tại Hội thảo quốc tế “Khoa học cơ bản và xã hội” – sự kiện lớn nhất trong chuỗi các sự kiện khoa học “Gặp gỡ Việt Nam” 2016 nói rằng:"Chính phủ Việt Nam luôn xuyên suốt quan điểm khoa học cơ bản là nền tảng, cần được chú trọng đầu tư. Đầu tư cho nghiên cứu cơ bản là đầu tư chiến lược, đầu tư cho nền móng, cho tăng cường năng lực quốc gia”. Khẳng định này đã củng cố thêm niềm tin của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ đang chọn con đường nghiên cứu cơ bản.

 

TS Trần Huy Thịnh khá lạc quan về tương lai của lĩnh vực khoa học cơ bản.“Tôi tin rằng bản thân tôi và các đồng nghiệp làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản hoàn toàn có thể phát triển và triển khai tốt các nghiên cứu của mình tạo ra các nền tảng, các cơ sở dữ liệu khoa hoc công nghệ và có sự kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu ứng dụng để tạo ra các kết quả, sản phẩm có hàm lượng và giá trị khoa học công nghệ cao” –TS Huy Thịnh chia sẻ.

Chúng ta cần chỉ ra những thế mạnh và tiềm năng phát triển của nghiên cứu cơ bản Việt NamChúng ta cần chỉ ra những thế mạnh và tiềm năng phát triển của nghiên cứu cơ bản Việt Nam

Còn TS Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định:“Tương lai được tạo thành từ kết quả của quá khứ và sự nỗ lực của hiện tại. Tôi hiện vẫn đang làm công việc mà mình yêu thích, tiếp tục hết mình cho niềm đam mê này và đồng thời luôn cập nhật những hiểu biết mới, công nghệ mới, kỹ thuật mới cho việc nghiên cứu cơ bản của mình”.

Ngoài ra,TS Phùng Văn Đồng chia sẻ:“Với tôi, thu nhập hiện nay từ lương của cơ quan và thực hiện các đề tài từ Quỹ Phát triển KH&CN là đủ”.

Lạc quan và phấn khởi, song các các nhà khoa học trẻ cũng rất tâm huyết khi đưa ra nhiều đề xuất để khoa học cơ bản thực sự có điều kiện phát triển. Nhà nước cần có chiến lược phát triển lâu dài cùng với những chính sách, kế hoạch đầu tư một cách đồng bộ và bài bản cho nghiên cứu cơ bản. Đồng thời có những cơ chế, giải pháp hỗ trợ để nghiên cứu cơ bản trở về đúng vị trí và phát triển hết tiềm năng của mình.

 

 

 

 

 

 

CÁC TIN KHÁC

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

2 cựu nhân viên Google khởi nghiệp AI lấy cảm hứng từ cá và ong

Các dự án tại công ty khởi nghiệp Sakana của 2 cựu nhân viên Google lấy cảm hứng từ chuyển động của một đàn cá, hoặc sự phối hợp của một đàn ong.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

Mr Đàm lập Kỷ lục với thành tích biểu diễn 18 mashup từ 62 ca khúc: “Phải tập trung cao độ, không được lơ mơ”

(Kyluc.vn) Vào tối ngày 04.5.2024 tại Trung tâm Hội nghị Thiskyhall Sala tại TP.Thủ Đức diễn ra liveshow "Ngày Em Thắp Sao Trời" của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Tại đây Mr.Đàm cùng các nghệ sĩ đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc hoàng tráng. Đặc biệt với 18 bài mashup từ 62 ca khúc trữ tình nổi tiếng của làng nhạc Việt, ông hoàng của làng nhạc Việt đã thiết lập kỷ lục Việt Nam lần thứ 3 trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Công nghiệp Hà Nội (1898-2024) – Truyền thống kỹ nghệ trăm năm – Top 100 đơn vị còn hoạt động tại Việt Nam

Trải qua gần 126 năm hình thành và phát triển, tính đến nay Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang chứng minh được vị thế của mình trên con đường phát triển học thuật cũng như đào tạo nguồn chất lượng cao cho nước nhà trong hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không ai biết chính xác chợ đươc hình thành từ khi nào, có bao nhiêu cái chợ và bao nhiêu loại chợ búa khác nhau ở Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn biểu hiện văn hóa Việt Nam một cách đậm nét.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.