Trang chủ Tin khởi nghiệp Giới trẻ - Sinh viên Một ngày bình thường của sinh viên Harvard

Một ngày bình thường của sinh viên Harvard

Đại học Harvard là môi trường có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, sinh viên không nhất thiết phải dành mọi thời gian để học tập, nghiên cứu mà bỏ qua nhu cầu nghỉ ngơi của cơ thể.

Để đặt chân đến Đại học Harvard, Mỹ, các sinh viên phải nỗ lực rất lớn, vượt qua hàng nghìn người ưu tú khác. Sau khi nhận thông báo trúng tuyển, họ vẫn còn chặng đường dài đầy khó khăn phải vượt qua.

Trước sự tò mò của nhiều người về cuộc sống hàng ngày của sinh viên trường đại học hàng đầu thế giới diễn ra như thế nào, College.harvard.edu đã đăng tải chia sẻ thời gian biểu thứ ba hàng tuần của một sinh viên.

9h09: Tôi thức dậy. Lịch học bắt đầu muộn là điểm tôi hài lòng nhất về thời sinh viên. So với việc phải thức dậy từ 5h37 như hồi trung học, cuộc sống bây giờ khá dễ dàng. Sau khi chuẩn bị mọi thứ, ăn vội bữa sáng tại nhà ăn, tôi tới lớp học đầu tiên trong ngày.

Một ngày bình thường của sinh viên Harvard - Ảnh 1.

Sinh viên Harvard có thể hưởng thụ bữa sáng và tối tại nhà ăn Currier. Ảnh: college.harvard.edu.

10h07: Bạn có thể sẽ để ý một điểm thú vị, các lớp học tại đây không bắt đầu vào giờ tròn phút mà thường lẻ 7 phút. Chúng tôi gọi nó là giờ Harvard. Mục đích chính là để sinh viên có đủ thời gian di chuyển giữa các tòa nhà.

Điều này cũng ảnh hưởng tới các hoạt động khác trong trường khi hầu hết sự kiện đều diễn ra muộn hơn 7 phút so với lịch trình.

Lớp học đầu tiên trong thứ ba của tôi là lớp tiếng Anh Lịch sử Kịch phương Tây. Tại đây, chúng tôi thảo luận về các vở kịch cổ điển như A Doll House của Henrik Ibsen.

11h30: Tôi thỉnh thoảng tranh thủ tập thể dục tại phòng gym ở khu ký túc Currier vào giờ nghỉ trưa. Đôi khi, tôi dành thời gian đi bộ ngoài khuôn viên trường, thả lỏng cơ thể, thư giãn đầu óc. Những con đường ở Boston và Cambridge là địa điểm lý tưởng để lấy lại tinh thần cho lớp học buổi chiều.

14h37: Tôi tham dự lớp Thần kinh học Hành vi. Đây là môn dẫn luận về Y học, Sinh học Thần kinh. Vì thế, chúng tôi phải tiếp cận với lượng kiến thức lớn, liên quan đến nhiều vấn đề.

Điểm cộng cho môn này là giảng viên trình bày bài giảng rất thú vị. Tuần trước, giảng viên từ Trường Y Harvard trình bày về "Nghệ thuật và Bộ não". Tất cả sinh viên cảm thấy hào hứng tìm hiểu cách phân tích kỹ thuật của các họa sĩ dựa trên cách não bộ mã hóa hình ảnh.

16h00: Tôi tham gia lớp Hóa học Hữu cơ dưới sự hỗ trợ của trợ giảng. Trong các lớp học lớn, mỗi trợ giảng sẽ phụ trách một phần nội dung, bao gồm việc giảng bài, ra bài tập về nhà, thực hành.

Ngoài nội dung bài học, sinh viên còn có thể hỏi trợ giảng các vấn đề cá nhân. Trợ giảng của tôi rất tốt bụng, luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi người.

17h00: Tôi tham dự cuộc họp định kỳ của Harvard College Connection – nơi kết nối sinh viên toàn trường.

18h15: Tôi cùng bạn bè hẹn nhau ăn tối tại nhà ăn ở ký túc xá Currier. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để thư giãn, giải tỏa mọi căng thẳng trong ngày và hưởng thụ những món ngon tuyệt.

20h37: Sau khi hoàn thành bài tập về nhà, tôi rời phòng ngủ để tham dự cuộc họp hàng tuần của Peer Health Exchange (PHE). PHE thường cử sinh viên đại học tới trường trung học địa phương để giảng giải các vấn đề sức khỏe cho học sinh lớp 9.

Tôi phụ trách các lớp về cách đưa ra quyết định và cảm thấy rất hứng thú với chủ đề này.

0h30: Sau khi học bài và ôn lại kiến thức, tôi đi ngủ. Dù vào ngày bận rộn hay thảnh thơi, tôi luôn cố gắng ngủ đủ giấc để có tinh thần, sức khỏe cho các hoạt động vào ngày hôm sau.

Đương nhiên, nhiều hôm, tôi phải thức muộn hơn để hoàn thành công việc nhưng tôi luôn tự nhắc nhở bản thân rằng, giấc ngủ rất quan trọng.

Tôi không phủ nhận Harvard là môi trường học tập có tính cạnh tranh cao. Bên cạnh việc học tập, nghiên cứu, nhiều người lựa chọn tham gia các hoạt động tập thể để rèn luyện kỹ năng mềm.

Họ muốn tận dụng khoảng thời gian 4 năm đại học để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai. Tuy nhiên, tôi không muốn gây áp lực quá lớn cho bản thân mà cố gắng cân bằng các hoạt động, nghỉ ngơi hợp lý.

CÁC TIN KHÁC

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

2 cựu nhân viên Google khởi nghiệp AI lấy cảm hứng từ cá và ong

Các dự án tại công ty khởi nghiệp Sakana của 2 cựu nhân viên Google lấy cảm hứng từ chuyển động của một đàn cá, hoặc sự phối hợp của một đàn ong.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.