Trang chủ Tin khởi nghiệp Các startup Đông Nam Á biến rác nhựa thành hàng tiêu dùng

Các startup Đông Nam Á biến rác nhựa thành hàng tiêu dùng

Một thế hệ startup mới ở Đông Nam Á đang sử dụng công nghệ để tái chế rác thải nhựa thành vật liệu sử dụng ở sản phẩm tiêu dùng như bàn ghế và các đồ gia dụng khác. Những nỗ lực của họ góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa ở các đại dương, vốn đang ngày càng trở nên nguy cấp trong bối cảnh các nước trong khu vực đối mặt với mối đe dọa biến đổi khí hậu do khí thải nhà kính.
Các sản phẩm được sản xuất từ nhựa tái chế của startup Robries của Indonesia. Ảnh: Incubation Network

Tái chế rác nhựa để sản xuất đồ nội thất

Khi còn nhỏ, Syukriyatun Niamah được cha khuyến khích khám phá vẻ đẹp của Indonesia bằng cách đi cắm trại và leo núi. Nhưng đọng lại trong tâm trí cô từ những chuyến đi này là rác nhựa bị vứt bỏ bừa bãi khắp nơi.

Dù Indonesia, quốc gia đông dân nhất trong khối ASEAN, sở hữu những viên ngọc du lịch như hòn đảo nghỉ dưỡng thanh bình Bali, vấn đề rác thải nhựa, hậu quả của sự phát triển kinh tế nhanh chóng, đã làm mất đi nét hấp dẫn những cảnh quan thiên nhiên đẹp khác. Rác bao bì nhựa tràn ngập một số con sông của Indonesia và đôi khi làm tắc nghẽn đường thủy.

Những trải nghiệm đó đã thúc đẩy Niamah, hiện 28 tuổi, thành lập Robries, một công ty khởi nghiệp (startup) đặt ra sứ mệnh giảm lượng rác thải nhựa trôi ra các đại dương bằng cách biến chúng thành đồ nội thất và phụ kiện gia đình như bàn ghế, thớt, bình hoa, học tủ…

“Indonesia là một đất nước xinh đẹp nhưng vấn đề là có rất nhiều rác thải trong môi trường. Khi còn học đại học, tôi đã thấy vấn đề rác thải nhựa ngày càng nghiêm trọng”.

Vị doanh nhân trẻ tuổi này đã nghiên cứu thiết kế sản phẩm trước khi thành lập Robries vào năm 2018 và áp dụng các kỹ năng của mình để thử nghiệm các quy trình tái chế nhằm biến rác thải nhựa thành các sản phẩm hữu ích.

Rác nhựa được tái chế và sử dụng để sản xuất từ bàn ghế cho đến bình hoa có màu sắc rực rỡ là thành quả nghiên cứu của Niamah  có thể được nhìn thấy trên trang web của Robries. Công ty cô đang bán một chiếc ghế làm hoàn toàn bằng nhựa tái chế với giá 626.000 rupiah Indonesia (41 đô la Mỹ), trong khi, một bộ bốn chiếc nhựa đế lót ly có giá chỉ 150.000 rupiah ( gần 10 đô la)

“Chúng tôi đang tìm cách thâm nhập thị trường toàn cầu. Chúng tôi cũng sẽ sớm giới thiệu sản phẩm của mình ra khắp đất nước Indonesia để giáo dục nhiều người hơn và khuyến khích họ tham gia cùng chúng tôi trong phong trào sống không rác thải”, Niamah chia sẻ.

Công ty non trẻ của cô đang tìm kiếm vòng tài trợ Series B trị giá 250.000 đô la để đầu tư cho dự án tái chế bốn loại chất thải nhựa: polypropylen, polyetylen mật độ cao, polyetylen mật độ thấp và polystyrene tác động cao.

Niamah cho biết: “Chúng tôi đang có kế hoạch mở rộng năng lực tái chế thông qua các hệ thống tốt hơn và quy trình hiệu quả hơn. Bằng cách mang đến một góc nhìn mới về rác thải nhựa, tôi hy vọng sẽ làm cho mọi người suy nghĩ lại về hành vi tiêu dùng của mình”.

Rác thải nhựa vẫn là một vấn đề đặc biệt nan giải ở Đông Nam Á, nơi đồ uống mang đi từ cà phê nóng đến trà thường được phục vụ trong ly nhựa và nhiều người bán hàng rong sử dụng bao bì nhựa để gói đồ ăn. Gần đây, một số nhà kinh doanh đã chuyển sang ống hút giấy, đồ dùng bằng gỗ và hộp đựng có thể phân hủy sinh họcm nhưng họ chỉ là một phần rất nhỏ so với những người đang sử dụng đồ nhựa và bao bì nhựa khó phân hủy sau khi vứt bỏ.

Sự phụ thuộc vào nhựa ngày càng trở nên đáng chú ý hơn khi đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn.

“So với phần còn lại của thế giới, Nam Á và Đông Nam Á sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần nhiều hơn do giá cả rẻ và sự tiện lợi của chúng”, Prak Kodali, Giám đốc điều hành và là đồng sáng lập của pFibre (Singapore), một startup sử dụng các thành phần từ thực vật có thể phân hủy sinh học để sản xuất bao bì, nói.

Ô nhiễm rác nhựa đang là vấn đề ngày càng nguy cấp đối với các nước Đông Nam Á khi quá trình đô thị hóa và nhu cầu tiêu dùng ở khu vực này tăng tốc. Ảnh: Incubation Network

ReForm Plastic (Việt Nam) muốn xây dựng 100 nhà máy tái chế rác nhựa

Các doanh nghiệp thân thiện với môi trường ASEAN đang tìm cách thúc đẩy một “nền kinh tế tuần hoàn”. Họ hy vọng sẽ giảm thiểu hoặc loại bỏ rác thải trong bối cảnh các chính phủ và công ty ở châu Á cấp bách ứng phó biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp xã hội ReForm Plastic, có trụ sở tại Đà Nẵng, đang vận hành mô hình nhượng quyền công nghệ để giúp các đối tác ở Đông Nam Á và bên ngoài xử lý nhựa giá trị thấp thành vật liệu xây dựng và các sản phẩm tiêu dùng khác.

Bằng cách sử dụng các kỹ thuật đúc nén, ReForm Plastic chuyển đổi nhựa phế thải thành các tấm ván có thể dùng làm vật liệu cơ bản để các nhà sản xuất tạo hình thành các mặt hàng tiêu dùng, giống như với gỗ, kim loại hoặc bìa cứng.

Kasia Weina, người đồng sáng lập của ReForm Plastic, cho biết cho đến nay, công ty anh đã chuyển đổi hơn 500 tấn nhựa giá trị thấp và không có giá trị thành các sản phẩm tiêu dùng như bàn ghế, thùng rác. ReForm Plastic có khả năng xử lý tới 6.000 tấn nhựa phế thải tại tám nhà máy. Công ty đặt mục tiêu mở 100 cơ sở trên khắp thế giới để xử lý hơn 100.000 tấn chất thải nhựa hàng năm vào năm 2030.

Weina nói: “Chúng tôi được thiết lập với mô hình có thể nhân rộng nhanh chóng, với tám cơ sở đang trong giai đoạn vận hành hoặc lắp đặt ở châu Á và châu Phi, bao gồm 2 ở Myanmar, 2ở Việt Nam, 1 ở Bangladesh, 1 ở Philippines, 1 ở Ghana và 1 ở Lào. Bằng cách trở thành một trung tâm đáp ứng mọi nhu cầu xử lý rác thải nhựa bị vứt bỏ bừa bãi, chúng tôi có thể tạo ra tác động môi trường tích cực hơn trên quy mô lớn hơn”.

Những nỗ lực như vậy có ý nghĩa lớn vì nhựa chiếm 80% tổng lượng rác thải trong các đại dương trên thế giới.  Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Thái Lan, Varawut Silpa-archa cho biết vào năm 2021: “Khối lượng chất thải rắn và rác thải biển đang tăng lên khắp Đông Nam Á. Kết hợp với quá trình đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp tiêu dùng ngày càng mở rộng, các hậu quả trong dài hạn của vấn đề này chỉ mới bắt đầu xuất hiện”.

Circulate Initiative, một tổ chức phi lợi nhuận vận động giải quyết vấn đề ô nhiễm rác nhựa đại dương ở Nam  Á và Đông Nam Á, cho biết có 11 triệu tấn rác thải nhựa đổ vào các đại dương mỗi năm và con số này dự kiến sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2040.

Nhựa có thể mất hàng trăm năm để phân hủy và thải ra khí nhà kính trong suốt quá trình đó, vì vậy, chỉ riêng việc chặn đứng ô nhiễm nhựa ở Ấn Độ và Indonesia vào năm 2030 sẽ giúp loại bỏ 150 triệu tấn khí thải nhà kính, Circulate Initiative cho biết.

Thách thức đối với các startup trong lĩnh vực này là các hoạt động huy vốn đang trở nên khó khăn vào  thời điểm các nhà đầu tư chùn tay vì các bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu, lãi suất tăng và áp lực lạm phát. Vốn đầu tư rót vào các công ty bền vững giảm 24% vào năm 2022, xuống còn 159,3 tỉ đô la, mức thấp nhất trong hai năm, theo nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv.

Theo Thesaigontimes

CÁC TIN KHÁC

Khởi động Techfest Việt Nam 2024

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest Việt Nam 2024) lần thứ 10, khởi động từ tháng 4, hướng tới đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập khu vực, quốc tế.

Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM hoạt động năm nay

Tòa nhà trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP HCM diện tích hơn 17.000 m2 hoàn thiện trên 90%, dự kiến đi vào hoạt động vào quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Mạng xã hội ‘make in Vietnam’ Vdiarybook chính thức ra mắt

Đây là mạng xã hội do người Việt kiến tạo, có máy chủ đặt tại Việt Nam và hoạt động vì người Việt Nam.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Sản xuất rượu vang từ vỏ cà phê

Tận dụng vỏ cà phê bị loại bỏ trong quá trình chế biến, anh Nguyễn Khắc Biền và cộng sự đã sản xuất ra loại rượu vang có hương vị đặc trưng.

Cô gái 9x khởi nghiệp với đặc sản xứ Nghệ

Từng là giáo viên mầm non, Lương Thị Hường quyết định chuyển hướng sang kinh doanh rượu ống tre Lảu Thẻn Phà – một đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ.

18 ý tưởng tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023

Chào mừng kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023), ngày 8/10, Thành Đoàn-Hội LHTN Việt Nam TP.Vũng Tàu tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2023 với chủ đề 'Ngành thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu'.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) của UBND Huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức lập kỷ lục Việt Nam

(Kyluc.vn) - Sáng ngày 26/04/2024, trong khuôn khổ của hội thi “Ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” lần thứ 2 do Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức tại Làng tái định cư Thôn Tu Thó (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã diễn ra Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) nhằm xác lập Kỷ lục Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.