Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Nhà vật lý đoạt giải Nobel sắp đến Việt Nam

Nhà vật lý đoạt giải Nobel sắp đến Việt Nam

Gérard Albert Mourou, chủ nhân giải Nobel Vật lý 2018, sẽ tham gia buổi giao lưu mở màn cho Tuần lễ trao giải VinFuture ngày 18-21/1.
Gérard Albert Mourou trong một buổi phát biểu năm 2018, sau khi đoạt giải Nobel Vật lý. Ảnh: École polytechnique/J.Barande

Gérard Albert Mourou trong một buổi phát biểu năm 2018, sau khi đoạt giải Nobel Vật lý. Ảnh: École polytechnique/J.Barande

Tuần lễ trao giải VinFuture được đánh giá là một trong những sự kiện quan trọng nhất của cộng đồng khoa học, công nghệ toàn cầu, nơi quy tụ các “ngôi sao khoa học” của thế giới đương đại. Tại đây, chủ nhân của các giải thưởng danh giá với tổng giá trị lên tới 4,5 triệu USD sẽ lộ diện.

Một trong các thành viên của Hội đồng giải thưởng VinFuture, giáo sư Mourou, là chủ nhân giải Nobel Vật lý 2018. Ông và nhà khoa học nữ Donna Strickland cùng nhận 1/2 giải thưởng cho phương pháp tạo ra những xung quang học cực ngắn cường độ cao. 1/2 giải thưởng còn lại được trao cho nhà vật lý Arthur Ashkin với phát minh nhíp quang học.

Nhà vật lý đoạt giải Nobel sắp đến Việt Nam - 1

Mourou nhấn mạnh đến sự đam mê khi được hỏi về lời khuyên dành cho các nhà khoa học trẻ trong Tuần lễ Nobel ở Stockholm, Thụy Điển, năm 2018.

“Tôi nghĩ mình chỉ có một lời khuyên cho những sinh viên thực sự muốn dấn thân vào khoa học và làm nghiên cứu: Bạn phải đam mê. Nếu không, bạn nên làm thứ gì đó khác. Điều này phải xuất phát từ trái tim vì sẽ cực kỳ khó khăn. Tôi cần nói thêm rằng không chỉ bạn mà gia đình cũng sẽ cảm thấy khó khăn vì bạn cứ luôn nghĩ tới nghiên cứu của mình, do bạn quá đam mê”, ông nói.

Ngoài ra, Mourou cho rằng nhà khoa học cũng cần có khả năng chịu đựng việc ở trong phòng thí nghiệm suốt thời gian dài, phải thật kiên nhẫn, kiên trì và tập trung.

Mourou sinh ra tại Albertville, Pháp, năm 1944. Ông có cơ hội tiếp xúc sớm với vật lý vì cha làm việc trong một công ty điện lực ở dãy Alps. Cả hai thường xuyên trò chuyện về điện, dòng điện, ampe, hiệu điện thế, máy biến áp và những thứ tương tự. Cha Mourou luôn giải thích cho ông chúng hoạt động như thế nào.

Ông học vật lý tại Đại học Grenoble, sau đó là Đại học Pierre-et-Marie-Curie ở Paris, nơi ông nhận bằng tiến sĩ năm 1973. Một thời gian sau, ông chuyển đến Mỹ và trở thành giáo sư Đại học Rochester. Tại đây, ông làm việc cùng nghiên cứu sinh Strickland về xung laser. Công trình mang tính đột phá của họ xuất bản năm 1985.

Trước đó, các nhà khoa học vẫn loay hoay tìm cách khuếch đại các xung laser năng lượng cao mà không làm hỏng thiết bị khuếch đại. Với cách tiếp cận khéo léo, Mourou và Strickland thành công tạo ra những xung laser cường độ cao cực ngắn mà không phá hủy vật liệu khuếch đại.

Đầu tiên, họ kéo giãn các xung laser để giảm sức mạnh cực đại, sau đó khuếch đại chúng, cuối cùng là nén lại. Nếu một xung bị nén trong thời gian nhất định và trở nên ngắn hơn, thì sẽ có nhiều ánh sáng hơn tập trung trong cùng một không gian nhỏ, từ đó khiến cường độ của xung tăng lên đáng kể. Kỹ thuật mới phát minh của Strickland và Mourou, gọi là khuếch đại xung laser cực ngắn (CPA), nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn cho các tia laser cường độ cao sau đó.

CPA hiện được ứng dụng trong vật lý, hóa học và y học để khoan và phẫu thuật với độ chính xác cao, giúp thực hiện những ca phẫu thuật mắt cho hàng triệu người mỗi năm. Với những xung laser cường độ cao chỉ kéo dài một femto giây (một phần triệu của một phần tỷ giây – thời gian cần thiết để sóng ánh sáng truyền qua chiều rộng của sợi tóc người), kỹ thuật mới có thể làm sáng tỏ các sự kiện trước đây có vẻ như xảy ra tức thời, hoặc các sự kiện ở cấp hạ nguyên tử. Các chuyên gia vẫn đang phát hiện thêm những ứng dụng từ CPS trong nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp khác nhau.

Gérard Albert Mourou trong phòng thí nghiệm tại Đại học École Polytechnique. Ảnh: AFP/Philippe Lopez

Gérard Albert Mourou trong phòng thí nghiệm tại Đại học École Polytechnique. Ảnh: AFP/Philippe Lopez

Mourou thành lập Trung tâm Khoa học Quang học Cực nhanh tại Đại học Michigan, Ann Arbor, năm 1988. Ông trở lại Pháp vào năm 2005 và làm giám đốc Phòng thí nghiệm Quang học Ứng dụng tại Đại học École Polytechnique đến năm 2008. Ông giúp thúc đẩy khoa học laser ở châu Âu thông qua việc đề xuất thành lập Cơ sở hạ tầng Ánh sáng Cực mạnh gồm ba cơ sở tại Cộng hòa Czech, Romania và Hungary.

Ngoài giải Nobel, Mourou còn nhận được nhiều giải thưởng danh giá khác như giải R. W. Wood của tổ chức OSA (1995), giải Điện tử Lượng tử của Hiệp hội Quang tử thuộc Viện Kỹ sư Điện và Điện tử (2004), giải Arthur L. Schawlow về khoa học laser của Hiệp hội Vật lý Mỹ (2018).

“Tôi luôn tin rằng khoa học nên được dùng để gắn kết mọi người. Tôi là người tin tưởng mạnh mẽ vào điều này. Giống như trong âm nhạc, mọi người nói cùng một ngôn ngữ. Khoa học cũng vậy. Trong khoa học, tất cả chúng ta đều nói cùng một ngôn ngữ, giải quyết những vấn đề như nhau và nỗ lực khiến thế giới này trở nên tốt đẹp hơn”, Mourou chia sẻ.

Tuần lễ trao giải VinFuture có 4 hoạt động chính: Ngày 18/1 là chương trình giao lưu cùng Hội đồng giải thưởng và Hội đồng sơ khảo. Ngày 19/1 là tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” gồm 3 phiên thảo luận với các chủ đề: Tương lai của năng lượng, tương lai của trí tuệ nhân tạo và tương lai của sức khỏe toàn cầu. Sự kiện có sự có sự tham gia của nhiều GS hàng đầu từng đoạt giải Nobel, Millennium Technology.

Ngày 20/1 là lễ trao giải thưởng VinFuture tại Nhà hát lớn Hà Nội lúc 20h (Truyền hình trực tiếp trên VTV1, Fanpage VinFuture Prize). Ngày 21/1 giao lưu cùng chủ nhân giải thưởng VinFuture.VnExpresssẽ tường thuật trực tuyến sự kiện này.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.16

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.

AI tạo ra “bản sao kỹ thuật số” của Trái đất giúp dự báo thiên tai với tốc độ siêu nhanh

Các nhà khoa học đã tạo ra một "bản sao kỹ thuật số" của Trái đất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán sớm thiên tai, giúp hạn chế hậu quả nghiêm trọng của những thảm họa khí hậu có nguy cơ xảy ra trong tương lai.