Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng vì cộng đồng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 - Cơm ăn liền...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Cơm ăn liền của nhóm sinh viên

Mong muốn những người bận rộn nhất vẫn có thể duy trì bữa ăn truyền thống mỗi ngày và nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam, từ đầu năm 2020, nhóm sinh viên Trường đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã lên ý tưởng nghiên cứu quy trình sản xuất cơm ăn liền.
Sản phẩm cơm ăn liền của nhóm sinh viên Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh được trao Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên năm 2022. (Ảnh Nhà trường cung cấp)

Sản phẩm cơm ăn liền của nhóm sinh viên Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh được trao Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên năm 2022. (Ảnh Nhà trường cung cấp)

Chỉ cần sáu phút quay trong lò vi sóng cùng nước, gói cơm ăn liền hút chân không do nhóm sinh viên Dương Thị Hồng Phượng, Võ Thị Hồng Nhung, Trần Thị Huỳnh Như, Lê Thị Yến Lin và Nguyễn Ngọc Diễm Hằng tạo ra đã trở thành bữa ăn nóng hổi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những hạt gạo Đài thơm 8, vụ đông xuân tại xã Mỹ Hạnh Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang được nhóm chọn kỹ lượng làm nguyên liệu khi đáp ứng được nhiều tiêu chí về giá cả lẫn chất lượng thành phẩm. Chọn được nguyên liệu chính xong, dưới sự hướng dẫn, tư vấn của giảng viên hướng dẫn, nhóm bắt tay vào công đoạn chế biến ngay tại phòng thí nghiệm của trường.

Quá trình sản xuất cơm ăn liền gồm nhiều giai đoạn: tách vỏ trấu, xát nhẹ lớp cám và đánh bóng, sau đó ngâm gạo và hồ hóa thành phẩm một phần bằng hơi nước trước khi sấy khô trên máy để giữ hạt gạo ở trạng thái xốp, hạt cơm không bị vón cục.

Sau nhiều lần thử không thành công, cuối cùng năm thành viên đã thở phào nhẹ nhõm vì sản phẩm đã bảo đảm đúng chất lượng mà nhóm đề ra ban đầu. Công đoạn cuối cùng, cơm được cho vào túi PE, hút chân không theo định lượng quy định sẵn. Không chỉ kỹ càng trong khâu chọn gạo, nhóm còn nghiên cứu kỹ công đoạn hồ hóa tinh bột gạo tươi, quy định thời gian và nhiệt độ sấy cơm ăn liền sao cho thành phẩm có độ dẻo ngọt như cách nấu truyền thống. Sản phẩm được đánh giá cao vì không dùng chất bảo quản và chọn phương pháp sấy hợp lý giúp gói cơm có mầu sắc, hình ảnh đẹp mắt và chất lượng ổn định dù thời gian nấu được rút ngắn tối đa.

Để đi đến kết quả cuối cùng và được ghi nhận bằng giải Nhất lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ tại cuộc thi Khoa học và công nghệ dành cho sinh viên năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, nhóm đã trải qua khá nhiều khó khăn. Ý tưởng được duyệt từ đầu năm 2020 nhưng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến quá trình bàn bạc, thực hiện bị kéo dài. Mãi đến đầu năm 2022, dự án mới được tái khởi động.

Quê tại tỉnh Long An, gia đình chuyên trồng lúa, nhiều lần Trần Thị Huỳnh Như thấy xót xa vì ba mẹ mình và nhiều bà con nông dân lao động vất vả nhưng lợi ích kinh tế chẳng đáng là bao. Lúa bao năm vẫn bị ép giá khiến nhiều người bỏ ruộng đồng. Vậy nên, khi bắt tay vào thực hiện đề tài ý nghĩa này cùng nhóm, Như dành nhiều tâm huyết, thời gian nghiên cứu, làm đi làm lại các công đoạn với mong muốn cơm ăn liền sớm được đón nhận, tạo thêm đầu ra ổn định cho hạt gạo Việt.

“Cái khó nhất mà nhóm đối mặt là quá trình nghiên cứu, hoàn thiện sản phẩm tại phòng thí nghiệm. Các thiết bị, máy móc đa phần quy mô nhỏ và nhiều sinh viên cùng sử dụng nên nhóm phải chia nhau trực tại đây, có khi thức đêm canh thành phẩm. Các công đoạn của một thí nghiệm do đó thường mất khá nhiều thời gian, nhưng cũng nhờ vậy mà các thành viên sát sao hơn trong quá trình theo dõi, đánh giá sản phẩm và thông số kỹ thuật”, Như cho hay.

Một đại diện khác của nhóm cho biết, một túi cơm ăn liền thành phẩm gồm hai gói, tổng trọng lượng 120g. Chỉ cần vài thao tác đơn giản, người dùng đã có hai chén cơm dẻo thơm, nóng hổi. Nhóm khách hàng được hướng tới chủ yếu là người bận rộn, nhân viên văn phòng, sinh viên, học sinh. Cơm ăn liền của nhóm gồm hai loại ngọt và mặn.

Cơm ngọt có vị atiso đỏ hoặc vị trà xanh matcha. Cơm mặn thì gồm cơm rong biển, cơm chà bông, cơm mè đen kèm theo các gói sốt riêng. Không dừng lại ở một loại gạo duy nhất, các thành viên trong nhóm đang tìm tòi thêm nhiều giống lúa mới để đa dạng hóa sản phẩm, từng bước nâng cấp các phiên bản cơm ăn liền trong tương lai. Hiện tại một số doanh nghiệp đã ngỏ ý muốn nhóm chuyển giao công nghệ để sớm đưa sản phẩm ra thị trường.

Thế nhưng, theo ông Nguyễn Hoàng Anh, giảng viên hướng dẫn đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất cơm ăn liền”, sinh viên còn nhiều việc phải làm, cho nên muốn thương mại hóa sản phẩm, trước hết, các thầy trò cần làm mới đề tài với quy mô lớn, chuyên sâu và chỉn chu hơn nhằm chốt được các thông số kỹ thuật ổn định nhất có thể. Đây là yếu tố được các doanh nghiệp và người tiêu dùng đánh giá cao, giúp tạo nên độ lan tỏa lớn cho sản phẩm này. Hiện nhiều doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm, muốn đẩy nhanh quá trình đại trà sản phẩm nhưng nhóm vẫn chọn hướng “chậm mà chắc” thay vì chuyển giao công nghệ ngay lập tức.

Nhóm cần khá nhiều thời gian hoàn thiện quy trình, thiết kế cho được dây chuyền sản xuất hiện đại, chủ động hơn về nguồn nguyên liệu theo các thông số riêng. Khi làm được như vậy, độ phủ sóng của sản phẩm trên thị trường hứa hẹn sẽ rất khả quan. “Việt Nam có nhiều giống lúa ngon, phù hợp để làm cơm ăn liền dành cho người bận rộn. Từ nền tảng sinh viên đã nghiên cứu, sau thời gian hoàn thiện, nhà trường sẵn lòng chuyển giao công nghệ và hoàn chỉnh các thông số phù hợp với đặc trưng lúa gạo của từng vùng, miền để sản phẩm lúa gạo của mình vươn xa hơn”, ông Hoàng Anh cho biết.

Theo Báo Nhân Dân

CÁC TIN KHÁC

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Thiết bị tìm người mất tích của sinh viên Hà Nội

Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện.

Nhà khoa học Việt thiết kế chương trình tập chống vẹo cột sống

Nhóm nhà khoa học Viện Vật lý Y Sinh học xây dựng chương trình tập luyện giúp giảm 4 độ vẹo cột sống thắt lưng sau 3 tháng.

Mở cánh cổng vào thế giới số cho người khuyết tật

Gần 400 người khuyết tật từ 23 tỉnh thành trên cả nước đã tham gia tập huấn kiến thức kỹ thuật số thông qua một dự án do Đại học RMIT chủ trì. Dự án còn bao hàm nghiên cứu và chuỗi đối thoại chính sách nhằm thúc đẩy hòa nhập xã hội về công nghệ thông tin và truyền thông.

Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Nhóm sinh viên tại TP HCM chế tạo bàn tay robot giúp khôi phục hoạt động bàn tay người tai biến, giúp họ giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Website bảo tồn dân ca quan họ được xây dựng bởi học sinh THCS

Website 'Hành trình về miền di sản quan họ' của học sinh Trường THCS Cầu Giấy đoạt giải Đặc biệt cuộc thi Sáng tạo năm 2023.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

Mr Đàm lập Kỷ lục với thành tích biểu diễn 18 mashup từ 62 ca khúc: “Phải tập trung cao độ, không được lơ mơ”

(Kyluc.vn) Vào tối ngày 04.5.2024 tại Trung tâm Hội nghị Thiskyhall Sala tại TP.Thủ Đức diễn ra liveshow "Ngày Em Thắp Sao Trời" của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Tại đây Mr.Đàm cùng các nghệ sĩ đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc hoàng tráng. Đặc biệt với 18 bài mashup từ 62 ca khúc trữ tình nổi tiếng của làng nhạc Việt, ông hoàng của làng nhạc Việt đã thiết lập kỷ lục Việt Nam lần thứ 3 trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Công nghiệp Hà Nội (1898-2024) – Truyền thống kỹ nghệ trăm năm – Top 100 đơn vị còn hoạt động tại Việt Nam

Trải qua gần 126 năm hình thành và phát triển, tính đến nay Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang chứng minh được vị thế của mình trên con đường phát triển học thuật cũng như đào tạo nguồn chất lượng cao cho nước nhà trong hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không ai biết chính xác chợ đươc hình thành từ khi nào, có bao nhiêu cái chợ và bao nhiêu loại chợ búa khác nhau ở Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn biểu hiện văn hóa Việt Nam một cách đậm nét.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.