Trang chủ Tin tức Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - 27 năm “thắp...

[WOWTIMES – Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2022] Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – 27 năm “thắp sáng đất nước” trong hành trình hơn 120 năm ngành điện có mặt tại Việt Nam

(kyluc.vn) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, điều độ, mua bán điện năng, xuất nhập khẩu điện năng, đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện tại Việt Nam.

Logo Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN (Ảnh: evn)

 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity, viết tắt là EVN (Électricité du Vietnam)) thuộc Bộ Công thương là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt của Việt Nam kinh doanh đa ngành. Trước tháng 9 năm 2006, tập đoàn này là Tổng công ty Điện lực Việt Nam – một tổng công ty nhà nước do Trung ương quản lý. Trụ sở chính của tập đoàn nằm tại số 11 phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) và 9 công ty thủy điện/nhiệt điện thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC),Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT).

Tập đoàn EVN hiện đang đầu tư xây dựng và sở hữu các nhà máy phát điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống điện lưới phân phối, điều độ vận hành điện lưới quốc gia, xuất nhập khẩu điện năng với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào và Campuchia, đảm bảo cung cấp điện thực hiện kế hoạch vận hành theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam.

 

ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ HƠN 120 NĂM NGÀNH ĐIỆN CÓ MẶT TẠI VIỆT NAM

 

(Ảnh internet)

 

Với hơn 120 năm xuất hiện tại Việt Nam, ngành Điện đã trải qua nhiều bước thăng trầm cùng lịch sử đất nước và từng bước phát triển đúng với phương châm “đi trước một bước” đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế và dân sinh. Ngành điện Việt Nam trải qua 4 thời kỳ lớn: trước năm 1954, giai đoạn 1954 – 1975, giai đoạn 1975 – 1995, giai đoạn 1995 đến nay.

* Trước 1954, dưới sự quản lý của chính quyền Pháp, cuối thế kỷ 19 năng lượng điện được người Pháp đưa vào sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam.

Năm 1894: Hải Phòng là thành phố đầu tiên ở Đông Dương được thắp sáng bằng đèn điện với sự ra đời của Nhà đèn Vườn hoa – nhà máy điện điện (than) đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam.

Năm 1895: Hà Nội có điện.

Năm 1896: Sài Gòn cũng được “thắp sáng”.

Tính đến năm 1954: có 3 công ty tư bản độc quyền của Pháp quản lý ngành Điện Việt Nam.

* Giai đoạn 1954 – 1975 khi đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc sau sự kiện thực dân Pháp thất bại tại Đông Dương và ký kết Hiệp định Geneva. Miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, chi viện cho miền Nam, đồng thời chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. Còn miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Khi đó ngành điện miền Bắc tập trung phục hồi và khai thác hiệu quả các nhà máy điện cũ mà thực dân Pháp bỏ lại, đồng thời xây dựng các nguồn điện mới, lưới truyền tải và phân phối điện, đảm bảo cung cấp điện cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Thành lập  Cơ quan quản lý Nhà nước đầu tiên chuyên trách lĩnh vực điện:  Cục Điện lực (21/7/1955). Xây dựng các nhà máy điện: NMTĐ Thác Bà công suất 108 MW, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí 48MW, NMTĐ Đa Nhim công suất 160 MW.

Ở miền Nam, điện đến từ các cơ sở của Pháp ở Sài Gòn. Một số nhà máy được xây dựng thêm hoặc mở rộng như Thủy điện Suối Vàng, Thủy điện Đa Nhim, Nhiệt điện Thủ Đức, Nhiệt điện Cần Thơ va các cụm phát điện diesel.

* Giai đoạn 1975-1995 khi đất nước thống nhất, xây dựng và phát triển ngành Điện thống nhất theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Tổng sơ đồ). Bộ máy mới quản lý theo hướng chuyên môn hóa với các hoạt động: Quy hoạch, khảo sát thiết kế, xây dựng truyền tải, phân phối, sản xuất thiết bị điện; Xây dựng quy trình, quy phạm tiên tiến của ngành Điện; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngành Điện từng bước thực hiện mục tiêu: “Điện đi trước một bước” đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và dân sinh; Từng bước đưa điện về nông thôn, miền núi và phủ trên 90% huyện và trên 60% số xã trong cả nước.

Các công trình đáng tự hào thời bấy giờ có thể kể đến:

 

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình – công trình biểu tượng trên sông Đà. Thủy điện Hòa Bình nổi tiếng được khởi công vào ngày 6/11/1979 dưới sự hỗ trợ của Liên Xô (cũ). Nhà máy khánh thành năm 1994, có 8 tổ máy trong lòng đất cho tổng công suất 1.920 MW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kWh. (Ảnh tổng hợp internet)

 

Đường dây 500 kV Bắc – Nam dài 1.487 km từ Hòa Bình đến TP.HCM được khởi công năm 1992 và được thực hiện trong 2 năm. Đây là đường dây truyền tải điện cao áp, với tính chất phức tạp, thi công trên mọi địa bàn khó khăn. Mục đích là liên kết hệ thống điện của cả nước, chấm dứt tình trạng thiếu điện ở miền Trung và miền Nam, thừa điện ở miền Bắc. (Ảnh evn.com.vn).

 

*Thời kỳ 1995 – nay, ngành Điện đồng hành với thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Đầu năm 1995, chính thức thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam (tiền thân của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN ngày nay) và tập trung xây dựng các công trình điện lớn của cả nước như Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Trung tâm Điện lực Duyên Hải…

 

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CÁC CỘT MỐC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM – EVN

 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN (Ảnh: tapchikienthuc) 

 

Năm 1995, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất, sắp xếp các đơn vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp của ngành điện. Đây cũng là năm đơn vị đưa vào vận hành đường dây 500kV Bắc Nam thống nhất các hệ thống điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành hệ thống điện Việt Nam thống nhất.

Năm 2006, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN được thành lập ngày 22/6 trên cơ sở chuyển đổi mô hình Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Năm 2010 (ngày 25/6/2010) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi mô hình Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước kiểm soát.

Chủ sở hữu Vốn điều lệ của EVN là Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (từ năm 2018). Trước năm 2018, Chủ sở hữu vốn của EVN là Chính phủ Việt Nam (Bộ Công thương) quản lý.

 

(Ảnh: internet)

 

Giai đoạn 1994-2006: 

Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty nhà nước độc quyền sở hữu toàn bộ ngành dọc bao gồm các nhà máy điện lớn ở Việt Nam, toàn bộ lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối đến các hộ dân.

Các công trình tiêu biểu trong giai đoạn này bao gồm:

– Nhà máy thủy điện Hòa Bình (công suất 1920MW) là nhà máy điện lớn nhất Đông Nam Á cho đến thời điểm hoàn thành nhà máy thủy điện Sơn La (công suất 2400MW).

 Nhà máy thủy điện Trị An (công suất 440MW) là nhà máy thủy điện lớn nhất miền Nam

– Nhà máy thủy điện Yaly (công suất 720MW) là nhà máy thủy điện lớn nhất miền Trung

– Cụm các nhà máy Tua bin khí hỗn hợp Phú Mỹ (tổng công suất 4205 MW) là cụm nhà máy điện lớn nhất miền Nam bao gồm các nhà máy Phú Mỹ 1 (1140MW), Phú Mỹ 2.1 (530MW), Phú Mỹ 2.1 MR (439MW), BOT Phú Mỹ 2.2 (823MW), BOT Phú Mỹ 3 (738MW) và Phú Mỹ 4 (535MW).

– Đường dây 500kV Bắc Nam (hay còn gọi là đường dây siêu cao áp 500kV Bắc Nam mạch 1) dài 1488 km từ Hòa Bình đến Thành phố Hồ Chí Minh.

– Đường dây 500kV Bắc Nam mạch 2 được xây dựng từ TP Hồ Chí Minh ra Thủ đô Hà Nội hoàn thành năm 2005.

Năm 2006 Doanh thu của EVN là 44920 tỷ đồng.

 

(Ảnh: internet) 

Giai đoạn 2007-đến nay: 

Năm 2006, theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty mẹ Công ty con được phép kinh doanh đa ngành thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN. Giai đoạn này EVN từng bước tách bạch các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối trong mô hình kinh doanh ngành điện, xây dựng và phát triển thị trường điện ở Việt Nam. Cùng với phong trào đầu tư đa ngành đa nghề của các Doanh nghiệp Việt Nam cuối những năm thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, EVN bước vào các sân chơi đầu tư tài chính, viễn thông, bất động sản,..

Viễn thông: Công ty Viễn thông Điện lực (EVNTelecom) hoạt động trong lĩnh vực phát triển mạng lưới dịch vụ điện thoại cố định nội tỉnh và đường dài trong nước, cùng mạng điện thoại di động, dịch vụ Internet.

Tài chính – ngân hàng: tập đoàn là cổ đông của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình và thành lập Công ty cổ phần tài chính điện lực.

Bất động sản: trực tiếp tham gia và quản lý vốn thông qua các công ty con đầu tư vào các doanh nghiệp kinh doanh, xây dựng và phát triển bất động sản.

Giáo dục: Cao đẳng Điện lực Hà Nội (nâng cấp thành trường Đại học Điện lực Hà nội), Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh [1], Cao đẳng Điện lực Miền Trung.

Nghiên cứu: Viện Năng lượng. Từ năm 2010 đã chuyển về thành Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Công thương.

Do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế 2007 – 2008 và 2012 – 2013, sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, cũng như năng lực quản lý của các doanh nghiệp nhà nước nên các lĩnh vực đầu tư kinh doanh khác ngoài điện lực mà EVN đầu tư mất dần các lợi thế cạnh tranh ban đầu và rơi vào suy thoái – kinh doanh lỗ triền miên. Tập đoàn đã phải thoái vốn ở hầu hết các lĩnh vực Viễn thông – Tài chính – Bất động sản. Xung quanh vấn đề này xuất hiện rất nhiều ý kiến phê bình trong xã hội và thông tin đại chúng về việc hiệu quả đầu tư đa ngành đa nghề của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước nói chung và EVN nói riêng.

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực đã bàn giao về cho Viettel quý 1 năm 2012.

Thoái vốn qua đấu giá cổ phần nắm giữ tại Ngân hàng TMCP An Bình và Công ty cổ phần tài chính điện lực.

Thoái vốn và xóa thương hiệu tham gia tại các doanh nghiệp bất động sản.

Thực hiện lộ trình thị trường hóa ngành điện Việt Nam, EVN đã thành lập và chia tách dần thành các công ty con (hoặc cổ phần hóa) tham gia trong dây chuyền sản xuất-kinh doanh điện năng của ngành điện Việt Nam.

 

Một số mốc quan trọng như:

Năm 2007: thành lập Công ty mua bán điện là công ty đại diện cho EVN mua buôn, bán buôn điện năng.

Năm 2008: thành lập Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia trên cơ sở sát nhập các Công ty truyền tải điện khu vực thành Đơn vị truyền tải thống nhất hạch toán độc lập.

Năm 2010: thành lập Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.

Năm 2011: vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.

Năm 2012: thành lập các Tổng Công ty phát điện 1, 2, 3 là các Đơn vị quản lý các nhà máy điện trong EVN.

Năm 2017, Sản lượng điện thương phẩm ước đạt trên 174 tỷ kWh. Tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Quốc gia đã lên tới trên 45.000 MW. Đây là bước tiến vượt bậc so với sản lượng 53 triệu kWh và công suất 31 MW vào năm 1954 ở miền Bắc. Chương trình điện khí hóa nông thôn thu được những bước tiến tích cực, đưa điện lưới quốc gia về tới 99,98% số xã, 98,83% số hộ dân nông thôn. Hệ thống điện quốc gia là một thể thống nhất với các nhà máy điện, lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối trải khắp các miền của đất nước, với tổng chiều dài hệ thống lưới điện 500-220-110 kV gần 45.000 km.

EVN đã tiếp tục tiếp nhận quản lý cấp điện tại các huyện đảo Trường Sa và Cồn Cỏ, nâng tổng số lên 11/12 huyện đảo được cấp điện, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo và xóa đói, giảm nghèo – một thành tựu mà không nhiều quốc gia trên thế giới đạt được…

 

Lễ khánh thành nhà văn phòng trụ sở làm việc của Điện lực Trường Sa, đánh dấu sự hiện diện chính thức của ngành Điện lực Việt Nam trên hệ thống các đảo trong quần đảo Trường Sa (Ảnh: env)

 

Năm 2018: EVN bán đấu giá cổ phần Tổng Công ty phát điện 3 (GENCO 3)

Năm 2019: vận hành thị trường điện bán buôn cạnh tranh

Năm 2021: EVN bán đấu giá cổ phần Tổng Công ty phát điện 2 (GENCO 2)

Hiện nay chỉ các nhà máy thủy điện có ý nghĩa chiến lược đa mục tiêu (phát điện – chống lũ như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Yaly, Trị An…) thì EVN mới thành lập các Công ty con (nắm giữ 100% vốn) trực thuộc. EVN tiến hành cổ phần hóa từng bước các Công ty phát điện và Tổng Công ty Phát điện. Năm 2020, tỷ lệ tổng công suất nguồn điện (nhà máy điện) do EVN nắm giữ chỉ còn 55% tổng công suất nguồn điện của cả Việt Nam.

Đề án nghiên cứu tách độc lập bộ phận điều hành hệ thống điện Quốc gia đang được triển khai để trình Chỉnh phủ phê duyệt lộ trình thực hiện.

 

NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA EVN

Ngày 21/12/2019 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức mit-tinh kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 – 21/12/2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 3.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho EVN. (Ảnh: EVN).

 

Ngày 21/12/2020 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trang trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới và kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.

 

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Ảnh tienphong.vn)

 

EVN được vinh danh TOP 10 Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 tại Lễ công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 12/10/2022.

 

Ông Trịnh Mai Phương – Trưởng ban Truyền thông EVN đại diện EVN nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu Mạnh Việt Nam năm 2022 (Ảnh evn.com.vn)

 

Ngày 15/11/2022, Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử Vietnamnet công bố bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2022. Và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vinh dự đứng vị trí thứ 3 trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500).

 

EVN đứng thứ 3 top 10 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam 2022. Đây là lần thứ 15 liên tiếp EVN lọt vào top 10 doanh nghiệp dẫn đầu trong danh sách này.(Ảnh: cmsc.gov.vn)

 

Từ năm 2019 đến năm 2022, EVN bốn năm liên tục được vinh danh là “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc”, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã khẳng định hướng đi đúng và trúng trong công cuộc chuyển đổi số, góp phần cùng Chính phủ thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số.

 

EVN nhận giải thưởng doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc lần thứ 4 liên tiếp (Ảnh cmsc.gov.vn)

 

Hướng tới kỷ niệm 68 năm Ngày Truyền thống Điện lực Việt Nam, chiều 18/10/2022, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt thân mật 122 thợ giỏi vừa được vinh danh tại Hội thi Thợ giỏi cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2022. Chủ tịch nước đánh giá 20 năm qua, ngành điện đã có đóng góp toàn diện, to lớn, trong bất cứ hoàn cảnh nào luôn bảo đảm nguồn điện phục vụ sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh đất nước.

 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho các thợ giỏi. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

 

KẾT

(Ảnh evn) 

Trong thời gian tới đây, nhiệm vụ của ngành Điện lực Việt Nam vẫn còn hết sức nặng nề, đồng thời có rất nhiều khó khăn, thách thức. Với những thành tựu đã đạt được trong nhiều năm qua, EVN sẽ tiếp tục cố gắng nỗ lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ giao phó, đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

 

Uyên Võ – Vietkings

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu...

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây...

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều...

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tập đoàn Mường Thanh chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với Kỷ lục màn múa xòe Thái tại 42 cơ sở trong và ngoài nước

(Kyluc.vn) Chiều ngày 7/5/2024 tại thủ đô Hà Nội, Tập đoàn Mường Thanh đã long trọng tổ chức buổi lễ tổng kết cho Chương trình “Một vòng Mường Thanh”. Đặc biệt, tại buổi lễ, Tập đoàn đã chính thức đón nhận xác lập Kỷ lục Việt Nam: “Một vòng Mường Thanh” – Màn múa Xòe Thái do các cán bộ, nhân viên thực hiện tại nhiều địa điểm nhất (42 điểm)”.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (1903-2024) – Nơi hội tụ của nghệ nhân tài năng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.24

(nienlich.vn) Là một trong những ngôi trường đào tạo mỹ thuật hàng đầu tại khu vực miền Nam. Đến nay, trải qua 120 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã và đang đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tài năng, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng chất lượng cao.

Chợ Hàn (Đà Nẵng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Đối với thành phố Đà Nẵng, chợ Hàn để lại một dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt kinh tế và văn hoá, gắn với nhiều thế hệ qua nhiều biến cố lịch sử khác nhau trong cuộc sống. Chợ Hàn nằm bên bờ sông Hàn, kể chuyện chợ Hàn cũng chính là kể một câu chuyện của thành phố bên dòng sông Hàn, phản ánh một bức tranh trong tiến trình lịch sử Đà Nẵng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.65) Tháp Yang Prong (Đắk Lắk): Tháp Chăm duy nhất ở vùng Tây Nguyên – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, dưới thời vua Chăm Jaya Shinhavarman III, đến nay vẫn còn vững chắc, tươi màu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Marie Curie (1918-2024) – Trường cổ nhưng hiện đại – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.23

(nienlich.vn) Trường THPT Marie Curie (thành lập năm 1918) là ngôi trường lớn nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa. Năm 2015, trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của TPHCM

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Tọa lạc giữa Cầu Trường Tiền và Gia Hội, Chợ Đông Ba từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị với các tín đồ đam mê khám phá. Khu chợ truyền thống này gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử nên đã và đang được xem như điểm đến nổi tiếng bậc nhất cố đô.