Trang chủ Tin tức Việt Nam 10 tài năng khoa học trẻ nhận giải Quả cầu vàng 2022

10 tài năng khoa học trẻ nhận giải Quả cầu vàng 2022

10 gương mặt xuất sắc và 20 nữ sinh viên tiêu biểu được chọn để trao giải Quả cầu vàng với thành tích nổi bật trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Tối 27/11, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ trao giải thưởng Khoa học công nghệ thanh niên Quả cầu vàng và phần thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ năm 2022. Đây là giải thưởng hàng năm nhằm phát hiện, tôn vinh các tài năng trẻ không quá 35 tuổi có thành tích xuất sắc về khoa học công nghệ.

Hội đồng giải thưởng đã chọn 10 gương mặt tiêu biểu trong 37 ứng viên để vinh danh từ 5 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa (3 giải), công nghệ y – dược (2 giải), công nghệ sinh học (1 giải), công nghệ môi trường (2 giải) và công nghệ vật liệu mới (2 giải).

10 tiến sĩ nhận giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng 2022. Ảnh: Tùng Đinh

10 tiến sĩ nhận giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng 2022. Ảnh: Tùng Đinh

Theo ban tổ chức, Giải thưởng năm nay xuất hiện nhiều gương mặt nhà khoa học trẻ đang sinh sống học tập và làm việc tại các cơ sở đào tạo uy tín trên thế giới. Trong đó, nhiều cá nhân là chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia, quốc tế, có đề tài được ứng dụng thực tế đem lại hiệu quả cao. Nhiều công trình khoa học, công bố chất lượng cao thuộc mục Q1, có bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, đạt huy chương trong nước và quốc tế.

TS Lương Văn Thiện, trường ĐH Phenikaa, nhận giải thưởng Quả cầu Vàng 2022. Ảnh: Tùng Đinh

TS Lương Văn Thiện, trường ĐH Phenikaa, nhận giải thưởng Quả cầu Vàng 2022. Ảnh: Tùng Đinh

Mỗi cá nhân đạt Giải thưởng được nhận Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo” của Trung ương Đoàn, Cúp Quả cầu vàng, Giấy chứng nhận đạt Giải thưởng kèm theo phần thưởng tiền mặt 20 triệu đồng.

Ban tổ chức cũng lựa chọn 20 cá nhân xuất sắc nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ Việt Nam. Từ năm 2022, Trung ương Đoàn đã mở rộng 15 ngành đào tạo xét giải thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ chiến lược ưu tiên quốc gia, phát triển ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Các nữ sinh đồng thời được tặng bằng khen của Trung ương Đoàn, biểu trưng và tiền thưởng 5 triệu đồng. Đến năm 2022 đã có 719 nữ sinh được trao giải thưởng.

Thứ trưởng Khoa học công nghệ Bùi Thế Duy (phải) cùng Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết trao giải cho giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ Việt Nam cho nữ sinh xuất sắc. Ảnh: Tùng Đinh

Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy (phải) cùng Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết trao giải Nữ sinh Khoa học công nghệ Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh

Giải thưởng do Trung ương Đoàn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xét trao tặng thường niên từ năm 2003. Sau 19 năm tổ chức, đến nay có 194 cá nhân xuất sắc trong và ngoài nước được nhận giải thưởng.

Phát biểu tại lễ trao giải, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết cho biết Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ Việt Nam trở thành sân chơi khoa học công nghệ được chờ đợi hàng năm của các bạn trẻ yêu khoa học công nghệ. Anh cho biết, tiêu chí đánh giá được lượng hóa cụ thể, vừa hướng theo chuẩn quốc tế về công bố khoa học, vừa bám sát thực tiễn khoa học công nghệ của Việt Nam. Đồng thời là đánh giá toàn diện người làm khoa học về thành tích lẫn đóng góp trong công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực và tinh thần cống hiến cho cộng đồng.

Anh mong muốn các cá nhân được vinh danh sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng viết tiếp những câu chuyện đẹp, hoài bão lớn, khát vọng chinh phục khoa học, công nghệ; về trách nhiệm với tổ quốc, với nhân dân. “Mong các bạn đồng cảm, chia sẻ với những thiếu thốn, khó khăn của đất nước nói chung và môi trường nghiên cứu khoa học trong nước nói riêng để nỗ lực vươn lên”, Bí thư Trung ương Đoàn nói.

10 gương mặt nhận giải Quả cầu vàng 2022

TS Lương Văn Thiện (30 tuổi), giảng viên Khoa Công nghệ thông tin, Trưởng nhóm nghiên cứu AIoT Lab, trường ĐH Phenikaa, lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa, có 19 bài báo công bố quốc tế, 10 báo cáo hội thảo quốc tế và một sản phẩm khoa học công nghệ đã ứng dụng thực tế.

TS Lê Thanh Long (34 tuổi), giảng viên Khoa Cơ khí, trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP HCM, lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa, có 11 bài báo công bố quốc tế, 10 bài báo công bố hội thảo quốc tế, 4 chương trình dự án, đề tài chủ trì và đồng chủ trì, 1 sách chuyên khảo, đoạt giải nhất cuộc thi Nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam xuất sắc tại Đài Loan năm 2016.

TS Lê Phạm Tuyên (32 tuổi), Trưởng nhóm nghiên cứu giải thuật, phòng nghiên cứu và phát triển, công ty AgileSoDA, Hàn Quốc, lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa, có 10 bằng độc quyền sáng chế được bảo hộ tại Hàn Quốc, 7 bài báo công bố quốc tế, 20 bài báo công bố hội thảo khoa học quốc tế.

TS Trần Ngọc Đăng (34 tuổi), Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ dự án và Đổi mới sáng tạo, trường ĐH Y Dược TP HCM, lĩnh vực công nghệ y-dược, có 60 bài báo công bố quốc tế, tham gia 5 dự án đề tài nghiên cứu khoa học.

TS Phan Lê Minh Tú (33 tuổi), Phó Trưởng bộ môn Y học chức năng – Xét nghiệm y học, Khoa Y – Dược, Đại học Đà Nẵng, lĩnh vực công nghệ y-dược, có 27 bài báo công bố quốc tế, 1 báo cáo khoa học xuất sắc tại hội thảo quốc tế.

TS Chu Đức Hà (34 tuổi), giảng viên Khoa Công nghệ nông nghiệp, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội, lĩnh vực công nghệ sinh học, có 3 bằng độc quyền sáng chế, 1 bằng độc quyền giải pháp hữu ích quốc gia, 20 bài báo công bố quốc tế, 14 bài báo công bố trên hội thảo quốc tế.

TS Trương Lâm Sơn Hải (35 tuổi), giảng viên Khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP HCM, lĩnh vực công nghệ môi trường, có 2 bằng độc quyền sáng chế quốc gia, 7 bài báo công bố quốc tế, chủ trì 1 đề tài cấp cơ sở.

TS Nguyễn Duy Đạt (34 tuổi), giảng viên Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, lĩnh vực công nghệ môi trường, có 22 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế, 5 bài báo công bố hội thảo quốc tế, chủ trì 1 đề tài cấp cơ sở.

TS Lê Thị Phương (34 tuổi), Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), lĩnh vực Công nghệ vật liệu mới, có 1 bằng sáng chế quốc tế, 2 bằng độc quyền sáng chế quốc gia, 27 bài báo công bố quốc tế và 5 bài báo công bố hội thảo quốc tế.

TS Trần Thị Như Hoa (33 tuổi), Khoa Khoa học và Công nghệ vật liệu, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP HCM, lĩnh vực công nghệ vật liệu mới, có 21 bài báo công bố quốc tế, 44 bài báo công bố hội thảo quốc tế, 1 sách chuyên khảo, chương sách, 2 giải thưởng, huy chương.

 

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới sắp hồi sinh

Nhật Bản sắp khởi động lại hoạt động sản xuất ở nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki - Kariwa sau thời gian dài đóng cửa do ảnh hưởng của thảm họa Fukushima.

[IDEASNEWS] Mô hình AI có khả năng phát hiện nguy cơ rối loạn căng thẳng sau sang chấn sau khi sinh

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) đột phá có khả năng phát hiện dấu hiệu của rối loạn căng thẳng sau sang chấn liên quan đến việc sinh con (CB-PTSD) qua các câu chuyện ngắn của những người mới làm cha mẹ. Công trình nghiên cứu này chứng minh khả năng của chương trình AI trong việc chẩn đoán chính xác CB-PTSD - Vốn là một quy trình đang rất tốn kém và mất thời gian ở thời điểm hiện tại.

Đằng sau việc OpenAI chọn Tokyo để mở văn phòng đầu tiên ở châu Á

Việc mở văn phòng mới ở Tokyo rất quan trọng đối với OpenAI. Nó nhấn mạnh cơ hội mà công ty nhìn thấy trong việc kinh doanh ở 'xứ sở mặt trời mọc'...

Các công cụ AI trong Google Photos sẽ được dùng miễn phí, cho người dùng thấy trí tuệ nhân tạo ‘ảo’ đến mức nào...

Đối với những người đang thắc mắc, Magic Eraser, Photo Unblur và Portrait Light nổi tiếng của Google Photos là một số công cụ hỗ trợ bởi AI nổi tiếng nhất hiện có và trước đây, chúng yêu cầu bạn phải có đăng ký Google One.

OpenAI và Meta sắp phát hành mô hình AI có khả năng suy luận như con người

OpenAI và Meta Platforms chuẩn bị phát hành mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến hơn, có thể giúp giải quyết vấn đề và đảm nhận các nhiệm vụ phức tạp hơn.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.47) Tháp Pô Sah Inư (Bình Thuận): Vẻ đẹp tháp cổ trên đồi Bà Nài – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tháp, du khách còn được nghe kể về thiên tình sử đẫm lệ của nàng công chúa vương quốc Chăm Pa xưa.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Air New Zealand công bố chặng bay đầu tiên sử dụng máy bay điện

Việc sử dụng máy bay điện Beta ALIA là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của hãng hàng không Air New Zealand nhằm giảm khí thải nhà kính.

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Khu di tích Chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã để lại cho mảnh đất Điện Biên Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, đây là một di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử lớn lao đối với dân tộc Việt Nam cũng như đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa, xã hội và khoa học. Hằng năm, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách từ mọi miền đến tìm hiểu, tham quan và nghiên cứu những chứng tích còn lại của chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.45) Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh): Nơi khắc ghi dấu ấn lịch sử của thành phố – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.