Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Chip thanh toán cấy ghép dưới da đầu tiên trên thế giới

Chip thanh toán cấy ghép dưới da đầu tiên trên thế giới

Chip thanh toán dưới da đầu tiên trên thế giới dài khoảng 28 mm, được tạo ra bởi Công ty khởi nghiệp Walletmor ở Ba Lan.

“Chúng tôi đã thiết kế và tạo ra thiết bị cấy ghép thanh toán đầu tiên trên thế giới, được chấp nhận trên toàn cầu. Đó là thiết bị cấy ghép thanh toán mở có thể được sử dụng để mua đồ uống ở New York, cắt tóc ở Paris hoặc Pad Thai ở Bangkok. Đó là một thiết bị tuyệt vời” – ông Wojtek Paprota, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Walletmor, nói với trang Digital Trends.

Thanh toán bằng chip Walletmor được cấy ghép dưới da tay. Ảnh: Walletmor

Doanh nhân Paprota khởi nghiệp với nền tảng về quản lý tài sản và tài chính, đã đưa ra khái niệm về Walletmor vài năm trước. Ông giải thích rằng chip Walletmor không tập trung vào “vòng lặp đóng” mà kết nối với một tiêu chuẩn mở và trong trường hợp này là nền tảng thanh toán.

Hình ảnh chip thanh toán Walletmor đang chuẩn bị được cấy ghép lên tay của người dùng. Ảnh: Walletmor

Để sử dụng thiết bị, trước tiên khách hàng phải đặt mua bộ cấy ghép trị giá 199 euro (khoảng 4,78 triệu đồng) thông qua trang web của công ty.

Tiếp theo, họ cần mở một tài khoản iCard tương ứng hoặc mở tài khoản MuchBetter.com ở Anh, để tạo ví kỹ thuật số có thể liên kết với thiết bị cấy ghép.

Sau đó, họ liên kết thiết bị cấy ghép với tài khoản bằng một mã kích hoạt, thêm tiền vào tài khoản để bắt đầu chi tiêu. Cuối cùng họ cần ghé thăm “phòng khám thẩm mỹ y tế” để cấy con chip vào bên dưới da của họ.

Thiết bị hoạt động bằng công nghệ giao tiếp trường gần (NFC), cùng một hệ thống thanh toán không tiếp xúc được sử dụng trong điện thoại thông minh như Apple Pay.

“Walletmor chỉ chịu trách nhiệm về phần cứng cho chính bộ phận cấy ghép. Khi nói đến phần mềm và an ninh mạng, nó phụ thuộc vào các công ty chúng tôi làm việc cùng và hệ thống chúng tôi sử dụng” – doanh nhân Paprota nhấn mạnh.

Tương lai của các khoản thanh toán?

Người dùng kiểm tra tài khoản được liên kết giữa ngân hàng và chip. Ảnh: Walletmor

Vị doanh nhân tự tin trong tương lai chip thanh toán cấy ghép dưới da sẽ trở nên phổ biến. Còn hiện tại, ông thừa nhận có một số điểm nghẽn do thiết bị vẫn còn “tương đối đắt” so với các thẻ ngân hàng có sẵn miễn phí, đi kèm với lợi ích bổ sung là không cần phải cấy ghép vào cơ thể.

Lợi ích của việc cấy ghép chip thanh toán giúp loại trừ khả năng “vô tình bỏ quên nó ở đâu đó và cũng chẳng bao giờ sợ bị trộm cắp hay cướp giật” – ông Paprota nói.

Ngoài ra, ông Paprota nêu thêm một điểm thú vị về lý do tại sao các ngân hàng có thể thực sự quan tâm đến việc áp dụng công nghệ này trong thời gian tới.

“Khi bạn có một bộ phận cấy ghép trong tay, nó sẽ trở thành phương thức thanh toán lựa chọn đầu tiên mặc định của bạn. Đó là một lợi thế lớn cho các ngân hàng bởi vì khi bạn có 10 thẻ thanh toán trong ví, các ngân hàng sẽ cạnh tranh để bạn lựa chọn. Ai được chọn sẽ thắng và đừng quên rằng các ngân hàng kiếm tiền từ các giao dịch khi chúng ta sử dụng thẻ của họ” – vị doanh nhân này giải thích và cho biết thêm rằng công ty đang có kế hoạch giới thiệu nhiều ứng dụng vào thiết bị cấy ghép của mình để tạo ra một hệ sinh thái.

“Sau đó, nó không chỉ là phương thức thanh toán mà còn là cách quản lý danh tính kỹ thuật số và vật lý của chúng tôi. Ngoài việc thanh toán, bạn có thể sử dụng chip này tại sân bay để làm hộ chiếu hoặc cung cấp chứng nhận y tế, chẳng hạn như chứng nhận Covid-19. Chẳng may gặp tai nạn, thiết bị được cài đặt trong cơ thể bạn có thể chỉ dẫn người ứng cứu đầu tiên cách sơ cứu thích hợp nhất. Bạn càng nhận được nhiều ứng dụng và tính năng trong một bộ cấy ghép, nó sẽ càng hấp dẫn khách hàng. Hãy coi nó như một công cụ tổng hợp danh tính của chúng ta” – ông Paprota nói về tầm nhìn của công ty.

Ông Paprota tin rằng thách thức quan trọng nhất mà chúng tôi đang phải đối mặt vào lúc này là sự chấp nhận của xã hội đối với thiết bị này. Sự chấp nhận của xã hội và làn sóng hoài nghi đến từ các thế hệ cũ không quan tâm đến bất kỳ loại thay đổi nào. Nhưng nếu bạn nhìn vào lịch sử của máy tính cá nhân và internet, nó cũng đã được phát triển và được hỗ trợ rất nhiều bởi các thế hệ trẻ. tin rồi người ta sẽ chấp nhận chip cấy ghép Walletmor và sẵn sàng làm việc trong 30 năm tới cho dự án này.

Theo NLD

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Y Hà Nội (1902-2024) – Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.16

Trường Đại học Y Hà Nội là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ...

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Duyệt Thị Đường (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Duyệt Thị Đường là nhà hát cung đình nằm trong Tử Cấm thành (Hoàng thành, Kinh thành Huế). Đây là nhà hát dành cho vua triều Nguyễn cùng hoàng gia, các quan đại thần cùng quan khách, sứ thần. Các chương trình biểu diễn ở Duyệt Thị Đường là ca múa nhạc và chủ yếu là các vở tuồng cung đình (hát bội), thường tổ chức vào các dịp lễ hay đón tiếp sứ thần ngoại giao. Duyệt Thị Đường được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp Rùa (Hà Nội): Trái tim của hồ Gươm – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Giao thông vận tải – Tiên phong, chất lượng, trách nhiệm, thích ứng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.15

(nienlich.vn) Trường Đại học Giao thông vận tải tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được thành lập năm 1918, ngày 15/11/1945 trường được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 2 cơ sở, trong đó trụ sở chính nằm tại số 3 phố Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội và phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh tại 450-451 đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9.