Trang chủ Thế kỷ của não bộ Sản phẩm Làm gì để sản phẩm, hàng hóa của người Việt không bị...

Làm gì để sản phẩm, hàng hóa của người Việt không bị nước ngoài đăng ký quyền sở hữu trí tuệ?

Theo chuyên gia, để hạn chế tình trạng sản phẩm hàng hóa của người Việt bị nước ngoài đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, cần hoàn thiện thể chế, bảo đảm các tổ chức, cá nhân làm ra, sáng tạo ra sản phẩm phải đi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Hạn chế tình trạng “hớt tay trên” trong đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai (tháng 10/2021). Dự án luật sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ ba, khai mạc tháng 5. Góp ý về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, TS Nguyễn Viết Chức, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa – Xã hội (Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đã nêu thực trạng nhiều sản phẩm, hàng hóa của người Việt bị tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Để tránh tình trạng trên, ông Nguyễn Viết Chức cho rằng, luật sửa đổi phải hoàn thiện thể chế, bảo đảm các tổ chức, cá nhân làm ra, sáng tạo ra sản phẩm phải đi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải tạo thuận lợi để tổ chức, cá nhân đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Câu chuyện quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm của Việt Nam rơi vào tay nước ngoài được đặc biệt chú ý trong năm 2021. Khi đó, gạo ST24, ST25 do kỹ sư Hồ Quang Cua cùng nhóm nhà khoa học nghiên cứu, lai tạo, trong đó ST25 đã đạt giải thưởng gạo ngon nhất thế giới tại cuộc thi ở Philippines năm 2019 và giải nhì năm 2020 trong cuộc thi ở Mỹ. Tuy nhiên đến tháng 5/2021, bốn doanh nghiệp ở Mỹ đã xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này.

Tại Australia, gạo ST25 cũng đang bị một doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trường hợp doanh nghiệp Mỹ được cấp chứng nhận thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hai loại gạo này sang Mỹ sẽ phải thông qua doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu ở nước này.

 TS Nguyễn Viết Chức cho ý kiến về giải pháp hạn chế tình trạng sản phẩm của Việt Nam bị nước ngoài đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Ảnh: báo Thế giới & Việt Nam

Trước đó, trong báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi của Uỷ ban Pháp luật do Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng trình bày nêu rõ, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 103 điều của Luật Sở hữu trí tuệ (tăng 10 điều so với dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2), có 12 điều chỉnh sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật, bãi bỏ một số quy định tại 5 điều. Đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giá, Luật Hải quan, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 đã đáp ứng mục tiêu đề ra trong việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, bảo đảm chất lượng, thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, phù hợp với các cam kết quốc tế theo Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Hiện có 2 vấn đề lớn Chính phủ xin ý kiến Quốc hội. Đó là, về giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành quy định giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước cho tổ chức chủ trì; đồng thời đề nghị mở rộng giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng và một số đối tượng của quyền tác giả (chương trình máy tính); cần có cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, tổ chức chủ trì và tác giả để thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tiếp thu ý kiến đa số đại biểu Quốc hội, nội dung này được chỉnh lý theo hướng đối với đề nghị mở rộng giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì với một số đối tượng của quyền tác giả, do tính đặc thù của đối tượng quyền tác giả, bảo đảm phù hợp với thực tiễn, thông lệ quốc tế, dự thảo Luật không mở rộng giao quyền đăng ký đối với một số đối tượng của quyền tác giả.

Đối với các chương trình, phần mềm máy tính gắn liền với các thiết bị, máy móc được bảo hộ dưới dạng sáng chế, thiết kế bố trí để vận hành các thiết bị, máy móc đó thì có thể áp dụng cơ chế chuyển giao quyền sở hữu đối với sáng chế, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách Nhà nước.

Để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, dự thảo Luật đã bổ sung quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.

Theo giải trình của Uỷ ban Pháp luật, việc quy định như dự thảo Luật nhằm đạt các mục tiêu: Các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và giống cây trồng được tạo ra từ ngân sách nhà nước thì trước tiên các đối tượng này phải được khai thác để phục vụ lợi ích của đất nước, thực hiện các mục tiêu, chính sách của quốc gia và việc khai thác trong nước để người dân có thể tiếp cận, sử dụng; thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và các tổ chức chủ trì để thương mại hóa, tạo ra nhiều giá trị kinh tế và cũng như các giá trị khác như gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp và cơ hội việc làm;

Đối với sáng chế mang hàm lượng công nghệ cao, có giá trị quan trọng thì việc “giữ lại” sáng chế ở trong nước còn mang ý nghĩa thu hút vốn đầu tư nước ngoài để hợp tác khai thác hay nghiên cứu mở rộng; việc hạn chế chuyển nhượng không tác động tiêu cực đến quá trình thương mại hóa các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí, do trong trường hợp này thì chủ văn bằng bảo hộ vẫn có thể khai thác dưới hình thức chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.

Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành phương án không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; một số ý kiến tán thành thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này và đề nghị quy định lộ trình thực hiện.

Theo VietQ

CÁC TIN KHÁC

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Luật sư, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới với hàng trăm bài thơ chủ đề quê hương đất nước được phổ nhạc

(Kyluc.vn - WorldKings.org) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình sử thi nghệ thuật “Khát vọng truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Shinec, KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng, Luật sư,Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã đón nhận cùng lúc 02 Kỷ lục Việt Nam và 01 Kỷ lục Thế giới. Ông là tác giả của 143 bài thơ, trong đó, có 125 bài được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc theo đa dạng thể loại mang âm hưởng truyền thống như Dân ca, Chèo, Xẩm… bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như rap, pop...

Công ty CP Shinec lập Kỷ lục Việt Nam với khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(kyluc.vn) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình Sử thi Nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Công ty Cổ phần Shinec, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, TP.Hải Phòng, Công ty Cổ phần Shinec đã chính thức đón nhận Kỷ lục Việt Nam với “Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”

Thưởng thức đặc sản chả mực Hạ Long 200kg của Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long vừa được xác lập Kỷ lục quốc gia

kyluc.vn) Vào chiều ngày 27/4/2024, tại công viên Đại Dương, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội bia và Chả mực Hạ Long 2024. Cũng trong dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục “Mô hình chả mực Hạ Long hình tròn lớn nhất Việt Nam” đến Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.56) Dinh thự Công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu): Kiến trúc bề thế vượt thời gian – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhà công tử Bạc Liêu tọa lạc ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà nổi bật giữa vùng với sự bề thế, mang phong cách kiến trúc phương Tây sang trọng vượt thời gian. Đây cũng là một địa điểm văn hóa, gắn liền với nhiều giai thoại và những câu chuyện truyền đời về cuộc sống của thiếu gia bậc nhất Lục tỉnh miền Tây những năm 1919.

Tổ chức thành công Lễ giỗ Tổ Hùng Vương lần thứ 6 tại Nhật Bản, Hiệp hội Người Việt Nam vùng Kansai được vinh danh Kỷ lục Người Việt toàn cầu

(Vietworld.world) - Ngày 27/4 tại Công viên thành phố Osaka, Nhật Bản, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai đã tổ chức long trọng Lễ giỗ tổ Hùng Vương lần thứ 6. Tại sự kiện này, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai cũng đã vinh dự đón nhận Kỷ lục Người Việt toàn cầu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Dược Hà Nội (1902-2024) – Chiếc nôi đào tạo Dược sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.14

(nienlich.vn) Trường Đại học Dược Hà Nội tiền thân từ Trường thuốc Đông Dương, trải qua 122 năm cùng với nhiều thăng trầm lịch sử dân tộc, ngôi trường danh giá này tiếp tục là chiếc nôi đào tạo dược sĩ hàng đầu Việt Nam, đóng góp nhiều thành tích lớn vào sự phát triển y tế nước nhà.