Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Kỹ sư tàu thủy phát triển robot thám hiểm đáy đại dương

Kỹ sư tàu thủy phát triển robot thám hiểm đáy đại dương

Từng suýt bị thất nghiệp dù có bằng giỏi ngành kỹ thuật tàu thủy, TS Mai Thế Vũ rẽ ngang sang ngành cơ điện tử, phát triển tàu thám hiểm đại dương.

Năm 2013, cầm tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi ĐH Bách khoa TP HCM chuyên ngành kỹ thuật tàu thủy nhưng Mai Thế Vũ (31 tuổi) nhiều lần thất bại khi muốn tìm công việc đúng chuyên ngành. “Thời điểm đó các công ty đóng tàu gặp khó khăn”, Vũ lý giải. Tình cờ được thầy cũ giới thiệu cơ hội du học tại Đại học Hàng hải Hàn Quốc, Vũ đánh liều chọn ngành cơ điện tử theo dạng học bổng, dù trái ngành.

Thời gian đầu, anh cùng với nhóm làm về tay máy công nghiệp, robot người, nhưng giáo sư người Hàn nhanh chóng nhận ra tiềm năng của robot phương tiện dưới nước (AUV). Vũ cùng các cộng sự bắt tay vào nghiên cứu thiết kế AUV với nhiều thiết bị đẩy có thể điều khiển di chuyển các hướng dưới mặt nước.

AUV được thiết kế dạng hình hộp, trong đó phần cứng và phần mềm của hệ thống điều khiển cùng các thuật toán điều hướng đều được nhóm phát triển. “Robot này dùng để khảo sát, từ đó có thể xây dựng bản đồ dưới đáy biển”, TS Vũ nói. Nếu cần hàn, cắt hay khoan dưới nước AUV chỉ cần lắp đặt thêm các tay máy. Do được thiết kế nhỏ, nhẹ nên có thể điều khiển dễ dàng, ứng dụng phục vụ hàng hải như thám hiểm đại dương, thăm dò địa chất, kiểm tra giàn khoan, đường ống dẫn khí, dẫn dầu.

Hệ thống robot này còn được phát triển thêm bánh xích có thể di chuyển dưới đáy biển. “Chúng có thể áp dụng để đào rãnh, chôn cáp hay đường ống trong điều kiện đất, đá mềm hoặc nền đất rắn dưới biển”, TS Vũ cho hay. Các tính toán lực, kết cấu và thiết kế bộ điều khiển tối ưu đều được lập trình theo từng nhiệm vụ. Công nghệ định vị dưới nước và điều khiển cũng được thiết kế để điều hướng đường đi chính xác của robot.

Hệ thống robot xây dựng dưới nước với thanh đào hầm được đưa vào thực nghiệm kiểm tra dưới biển. Ảnh: KMOU

Hệ thống robot xây dựng dưới nước với thanh đào hầm được đưa vào thực nghiệm dưới biển. Ảnh: KMOU

Theo TS Vũ, điểm sáng tạo trong nghiên cứu này là khả năng “biến hình” linh động cho từng nhiệm vụ của robot. Các hệ thống có thể chuyển đổi qua lại thành các phương tiện đặc trưng khác nhau để thực hiện nhiều chức năng dưới nước. Hệ thống robot xây dựng kết hợp AUV lắp đặt thiết bị đẩy, bánh xích và gắn thêm công cụ có thể giúp đào hầm dưới nước, nghiền đá. “Đây là cơ sở để nhóm phát triển robot phương tiện dưới nước với nhiều chủng loại”, TS Vũ nói.

Hiện nhóm đã làm chủ được công nghệ và có ý tưởng cải tiến ứng dụng trong thăm dò bề mặt địa chất, khoáng sản, sinh học biển, tìm kiếm các vật thể mất tích dưới biển, cứu hộ cứu nạn… Ở lĩnh vực quân sự có thể giúp phát hiện những vật thể lạ xâm nhập chủ quyền dưới nước, tìm kiếm, tháo gỡ thủy lôi, mìn hoặc chống ngầm…

Chia sẻ với VnExpress, GS Choi Hyeun Sik, giám đốc trung tâm phương tiện hàng hải tự hành, Đại học Hàng hải Hàn Quốc, đánh giá TS Vũ là nhà nghiên cứu trẻ nhiệt tình và tài năng, đặc biệt yêu thích giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Ông nhận định hướng nghiên cứu về phương tiện tự hành phục vụ cho hàng hải của Vũ cùng cộng sự là thực tế và cần thiết để góp phần khám phá đại dương.

TS Mai Thế Vũ là cựu sinh viên Đại học Bách khoa TP HCM. Ảnh: NVCC

TS Mai Thế Vũ hiện là giáo sư trợ lý tại ĐH Sejong, Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: NVCC

Theo TS Vũ, hiện việc vận hành robot dưới nước thách thức lớn so với trên cạn và thiết bị lắp đặt giá thành đắt đỏ. “Lĩnh vực này chỉ được chú trọng nghiên cứu và phát triển tại một số nước có lãnh thổ đường biển và giáp biển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước tại châu Âu và Mỹ”, Vũ chia sẻ và thừa nhận đó là một phần lý do khiến anh chưa thể trở về. Tuy nhiên, với đặc trưng đường biển dài của Việt Nam, anh hy vọng sớm có thể đóng góp cho quê hương.

Sắp tới, nhóm của TS Vũ sẽ kết hợp với các cộng sự tại ĐH Bách khoa TP HCM nghiên cứu phương tiện tự hành và robot dưới nước với những ứng dụng như phục vụ quan trắc môi trường, khảo sát môi trường biển và cứu hộ cứu nạn. “Tôi hy vọng sẽ xây dựng được nhóm nghiên cứu kết nối, hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc về phương tiện không người lái ứng dựng trong hàng hải và cả hàng không, đường bộ”, anh nói. Hiện anh đã xây dựng mạng lưới kết nối với với nhiều nhà nghiên cứu trong ngành đến từ Việt Nam, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan, Thái Lan để chia sẻ, sáng tạo những ý tưởng hay và thực tiễn trong lĩnh vực này.

TS Mai Thế Vũ là cựu sinh viên ĐH Bách khoa TP HCM. Anh nhận bằng thạc sĩ năm 2015 và bảo vệ luận án tiến sĩ năm 2019 tại ĐH Hàng hải Hàn Quốc. Hiện anh là giáo sư trợ lý tại khoa Kỹ thuật cơ điện tử thông minh, ngành kỹ thuật phương tiện không người lái tại ĐH Sejong, Seoul.

TS Vũ có hơn 50 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí, hội thảo khoa học quốc tế, nhiều bài báo thuộc danh mục Q1. Anh là tác giả chính của 4 giải thưởng bài thuyết trình xuất sắc (best presentation) tại các hội nghị khoa học tại Hàn Quốc năm 2017, 2018, 2019 và giải bài báo xuất sắc tại hội nghị quốc tế tại Nhật Bản (2019). Anh từng nhận được giải thưởng nghiên cứu sinh tiến sĩ xuất sắc của ĐH Hàng hải Hàn Quốc và Viện Khoa học và công nghệ hàng hải.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Luật sư, Doanh nhân Phạm Hồng Điệp lập cú đúp Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới với hàng trăm bài thơ chủ đề quê hương đất nước được phổ nhạc

(Kyluc.vn - WorldKings.org) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình sử thi nghệ thuật “Khát vọng truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Shinec, KCN Nam Cầu Kiền, TP. Hải Phòng, Luật sư,Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã đón nhận cùng lúc 02 Kỷ lục Việt Nam và 01 Kỷ lục Thế giới. Ông là tác giả của 143 bài thơ, trong đó, có 125 bài được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc theo đa dạng thể loại mang âm hưởng truyền thống như Dân ca, Chèo, Xẩm… bên cạnh những dòng nhạc hiện đại như rap, pop...

Công ty CP Shinec lập Kỷ lục Việt Nam với khu công nghiệp đầu tiên xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(kyluc.vn) Vào tối ngày 28/04/2024, trong khuôn khổ Chương trình Sử thi Nghệ thuật với chủ đề “Khát vọng Truyền nhân” được tổ chức tại Văn phòng Công ty Cổ phần Shinec, Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, TP.Hải Phòng, Công ty Cổ phần Shinec đã chính thức đón nhận Kỷ lục Việt Nam với “Khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng Không gian Văn hóa về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”

Thưởng thức đặc sản chả mực Hạ Long 200kg của Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long vừa được xác lập Kỷ lục quốc gia

kyluc.vn) Vào chiều ngày 27/4/2024, tại công viên Đại Dương, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội bia và Chả mực Hạ Long 2024. Cũng trong dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục “Mô hình chả mực Hạ Long hình tròn lớn nhất Việt Nam” đến Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.56) Dinh thự Công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu): Kiến trúc bề thế vượt thời gian – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhà công tử Bạc Liêu tọa lạc ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà nổi bật giữa vùng với sự bề thế, mang phong cách kiến trúc phương Tây sang trọng vượt thời gian. Đây cũng là một địa điểm văn hóa, gắn liền với nhiều giai thoại và những câu chuyện truyền đời về cuộc sống của thiếu gia bậc nhất Lục tỉnh miền Tây những năm 1919.

Tổ chức thành công Lễ giỗ Tổ Hùng Vương lần thứ 6 tại Nhật Bản, Hiệp hội Người Việt Nam vùng Kansai được vinh danh Kỷ lục Người Việt toàn cầu

(Vietworld.world) - Ngày 27/4 tại Công viên thành phố Osaka, Nhật Bản, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai đã tổ chức long trọng Lễ giỗ tổ Hùng Vương lần thứ 6. Tại sự kiện này, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai cũng đã vinh dự đón nhận Kỷ lục Người Việt toàn cầu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Dược Hà Nội (1902-2024) – Chiếc nôi đào tạo Dược sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.14

(nienlich.vn) Trường Đại học Dược Hà Nội tiền thân từ Trường thuốc Đông Dương, trải qua 122 năm cùng với nhiều thăng trầm lịch sử dân tộc, ngôi trường danh giá này tiếp tục là chiếc nôi đào tạo dược sĩ hàng đầu Việt Nam, đóng góp nhiều thành tích lớn vào sự phát triển y tế nước nhà.