Trang chủ Uncategorized Khám phá thế giới (P95) Người đầu tiên trên thế giới dùng...

Khám phá thế giới (P95) Người đầu tiên trên thế giới dùng một vụ nổ hạt nhân để… châm thuốc lá

Có tới 1001 cách thức kỳ lạ khác nhau để đốt một điếu thuốc lá, từ việc dùng đèn khò cho đến kính lúp, nhưng hiếm có cách nào “sởn da gà” như của một nhà vật lý thời Chiến tranh lạnh.

Người đầu tiên trên thế giới dùng một vụ nổ hạt nhân để... châm thuốc lá - 1

Hiếm có cách châm thuốc nào "kinh dị" bằng việc dùng nhiệt lượng từ các vụ nổ hạt nhân (Ảnh minh họa)

Hôm Chủ nhật tuần trước, một chủ đề thảo luận trên mục “r/TodayILearned” của trang diễn đàn mở Reddit đã nhắc đến một sự kiện có một không hai xảy ra vào vào năm 1952. Thời điểm đó, nhà vật lý Ted Taylor đã sử dụng ánh chớp lóe sáng dữ dội từ một vụ nổ nguyên tử…chỉ để châm một điếu thuốc lá.

Những ghi nhận về các sự kiện “bật lửa nguyên tử” như vậy dù không thật sự nổi bật, nhưng ông Taylor vẫn được cho là người đầu tiên nảy ra ý tưởng này. Điều đó đã được tác giả Richard L. Miller miêu tả một cách chi tiết trong cuốn sách Under the Cloud: The Decades of Nuclear Testing (Dưới đám mây: Hàng thập kỷ thử nghiệm hạt nhân) được xuất bản năm 1986.

Taylor được cho là đã châm điếu thuốc của mình trong thời gian diễn ra Chiến dịch Tumbler-Snapper, một chuỗi các vụ nổ nguyên tử được quân đội Mỹ tiến hành tại bãi thử nghiệm Nevada trong thời gian diễn ra Chiến tranh Triều Tiên.

Theo cuốn sách của Miller, một ngày trước thời điểm cuộc thử nghiệm diễn ra, Taylor đã tìm một chiếc gương parabol và mang vào boongke điều khiển. Ông đặt chiếc gương ở vị trí có thể hấp thụ ánh sáng từ vụ nổ hạt nhân một cách chính xác, để giải phóng nhiệt lượng và tập trung chúng vào một vị trí cụ thể.

Sau đó, Taylor treo một điếu thuốc nhãn hiệu Pall Mall lên một sợi dây sao cho đầu của điếu thuốc có thể hướng đúng vào vị trí tập trung ánh sáng. Sự sắp đặt này không khác mấy so với việc dùng kính lúp hấp thụ ánh sáng Mặt Trời để đốt một tờ giấy.

Vào ngày 1.6.1952, đúng thời điểm quả bom được kích nổ, Taylor và các chuyên gia vũ khí khác đã chui hết vào boongke điều khiển để theo dõi thí nghiệm của mình diễn ra thế nào.

“Chỉ trong tích tắc, ánh sáng được tập trung từ vụ nổ hạt nhân đã làm điếu thuốc bốc cháy. Ông ấy đã tạo ra bật lửa thuốc lá nguyên tử đầu tiên trên thế giới,” cuốn sách của Miller cho biết.

Người đầu tiên trên thế giới dùng một vụ nổ hạt nhân để... châm thuốc lá - 2

Nhà vật lý Ted Taylor, tác giả của thí nghiệm "độc nhất vô nhị" với thuốc lá (Ảnh: Robert Del Tredici)

Nhưng Taylor không phải người duy nhất thực hiện điều “xưa nay chưa từng có” này trong thời đại của ông. Một đoạn phim về cuộc thử nghiệm hạt nhân mang tên Operation Teapot Military Effects Studies (Chiến dịch Nghiên cứu các Hiệu ứng quân sự trong ấm trà), được Bộ quốc phòng Mỹ công bố vào năm 1954, cũng đã có một màn trình diễn tương tự.

Ở phút thứ 19 của đoạn phim dài nửa tiếng này, một người đã dùng tay không cầm một điếu thuốc lá và hướng phần đầu của nó vào chùm sáng từ vụ nổ hạt nhân được hội tụ bởi một chiếc gương parabol lớn, làm điếu thuốc cũng bị bắt lửa và bốc khói nghi ngút.

Tuy nhiên, đoạn phim này sau đó đã bị bóc mẽ vì một số điểm bất hợp lý trong đó, như việc vụ nổ hạt nhân lại không làm lóe chớp chói lóa, hay thời gian của luồng sáng hội tụ kéo dài quá lâu so với thực tế.

Dù vậy, không khó để hình dung ý tưởng của Ted Taylor đã nhanh chóng được lan truyền tới các đồng nghiệp của ông đến nhiều năm sau, trải qua hàng trăm cuộc thử nghiệm hạt nhân trên mặt đất khác nhau tại Mỹ. Thậm chí, không ít người đã thử tái diễn lại chính xác thí nghiệm có một không hai này của ông.

Song vẫn có một số người tỏ ra không đồng tình với phát kiến “vĩ đại” trên. Nhà nhân chủng học Martin Pfeiffer cho rằng thí nghiệm này không khác gì một nỗ lực “thuần hóa” vũ khí hạt nhân, và làm giảm nhẹ những hậu quả kinh khủng mà chúng gây ra đối với nhân loại.

Nguồn: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/nguoi-dau-tien-tren-the-gioi-dam-dung-mot-vu-no-bom-hat-nhan-de-cham-thuoc-la-c415a1076711.html

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.49) Chùa Một Cột (Hà Nội): Liên hoa đài nghìn năm giữa lòng...

(kyluc.vn) Chùa Một Cột là một trong những công trình kiến trúc có tuổi thọ ngàn năm mang giá trị biểu tượng của Hà Nội. Khoác lên mình nét kiến trúc vô cùng độc đáo, nơi đây đã trở thành điểm đến văn hóa tâm linh không thể bỏ qua khi đến thăm Thủ đô.

Cận cảnh máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h nhanh nhất thế giới

Máy bay chở khách siêu thanh nhanh nhất thế giới này có khả năng chở 64-80 hành khách với tốc độ Mach 1,7, tương...

Cuộc đua xây nhà máy ngoài không gian

Theo một số chuyên gia, việc sản xuất trong vũ trụ đã diễn ra, ít nhất là ở cấp độ nghiên cứu.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Trong căn bếp của gia đình, nam sinh 14 tuổi chế tạo xà phòng điều...

Nam sinh THCS Heman Bekele được truyền cảm hứng từ những người lao động Ethiopia làm việc dưới ánh mặt trời khắc nghiệt và muốn giúp đỡ 'càng nhiều người càng tốt'. Em được thưởng 25.000 USD (hơn 614 triệu đồng).

Những gã khổng lồ công nghệ đang giành giật nội dung để xây dựng AI

Đó là phát biểu của CEO Satya Nadella vào hôm thứ Hai (2/10). Ông cũng cho rằng Google đang khóa nội dung của các hãng tìm kiếm khác bằng các thỏa thuận đắt tiền và độc quyền với các nhà xuất bản và tổ chức báo chí.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Công nghệ sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo bằng nước dừa

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tỉnh Cà Mau đã làm chủ công nghệ sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo giàu dược chất và dễ ứng dụng.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật Việt-Lào – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.