Trang chủ Tin tức Thế giới “Đại sứ quán dữ liệu” đầu tiên trên thế giới và xu...

“Đại sứ quán dữ liệu” đầu tiên trên thế giới và xu hướng hợp tác mới trong quản lý dữ liệu số

Sự phát triển của công nghệ nói chung và kỹ thuật số nói riêng đã phá bỏ mọi rào cản địa lý, làm thay đổi cuộc sống của nhân loại theo những cách khác nhau. Lưu trữ nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong bối cảnh đó, làm chủ công nghệ và nắm bắt những xu hướng mới là chìa khóa để thành công.

Estonia là một quốc gia nhỏ nằm ở Bắc Âu với dân số khoảng 1,3 triệu người và diện tích hơn 45.000 km2. Được coi là quốc gia kỹ thuật số tiên tiến nhất trên thế giới, Estonia đã xây dựng thành công hệ sinh thái minh bạch, an toàn và hiệu quả với hơn 99% các dịch vụ công được thực hiện trực tuyến. Đây cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới có “Đại sứ quán dữ liệu” ở nước ngoài.

       Thông qua sáng kiến e-Estonia, Estonia đã xây dựng được một xã hội số và có Chính phủ công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Trên thực tế, mọi dịch vụ của Chính phủ đều không cần giấy tờ và được thực hiện bằng phương pháp điện tử. Do đó, Estonia phụ thuộc nhiều vào các hệ thống thông tin và dữ liệu trong đó. Để bảo vệ những dữ liệu này, Estonia đã phát triển khái niệm về Đại sứ quán dữ liệu – tức là các máy chủ đặt bên ngoài quốc gia một cách hợp pháp dưới quyền tài phán của Estonia. Những bản sao số của các cơ sở dữ liệu quan trọng mà các máy chủ này lưu trữ sẽ được truy cập trong trường hợp xảy ra sự cố dữ liệu lớn ở trong nước, do đó có thể bảo vệ huyết mạch kỹ thuật số của quốc gia cho đất nước Bắc Âu nhỏ bé này. Estonia đang trên con đường trở thành “quốc gia không biên giới” (MoEAC, 2016) và Đại sứ quán dữ liệu chính là một trong số các chương trình của Estonia nhằm xóa mờ những đường biên giới quốc gia trong thế giới số.

       Chính sách “quản trị không giấy tờ” được Estonia triển khai như một phần của tiến trình số hóa. Điều này dẫn tới việc các cơ sở dữ liệu quan trọng như đất đai, dân cư và đăng ký kinh doanh chỉ còn tồn tại ở dạng số. Trong khi không thể phủ nhận những lợi ích của một Chính phủ không giấy tờ, việc này cũng đặt ra nhiều thách thức. Một trong số đó là làm thế nào để bảo đảm an toàn cho dữ liệu trong trường hợp xảy ra những sự cố như thảm họa thiên nhiên hay các cuộc tấn công mạng, khủng bố hoặc quân sự? Trên thực tế, những cuộc tấn công như vậy đã từng xảy ra. Vào năm 2007, 58 trang web của Estonia đã bị tấn công, trong đó có các trang web của Chính phủ, nhiều trang web của các tờ báo và ngân hàng.

       Những cuộc tấn công như vậy đã đặt ra yêu cầu về việc cần có các giải pháp bên ngoài quốc gia và vấn đề này sau đó đã được các chuyên gia an ninh mạng, các học giả và các chuyên gia công nghệ thông tin của Estonia thảo luận trong nhiều năm. Để giải quyết vấn đề, Estonia đã hợp tác với Chính phủ Luxembourg, chính thức mở cửa Đại sứ quán dữ liệu đầu tiên trên thế giới. Vào tháng 7 năm 2017, Thủ tướng Estonia và Thủ tướng Luxemburg đã ký kết một thỏa thuận song phương đặc biệt giữa hai chính phủ về việc lưu giữ các dữ liệu và hệ thống liên quan của Estonia tại Trung tâm dữ liệu của Chính phủ Luxemburg. Thỏa thuận này đã tạo cơ sở cho việc xây dựng một đại sứ quán dữ liệu đầu tiên trên thế giới. Đại sứ quán dữ liệu nói trên chính là phần mở rộng của đám mây điện toán chính quyền Estonia, nghĩa là nhà nước Estonia sử hữu tài nguyên máy chủ bên ngoài lãnh thổ. Điều này không chỉ giúp sao lưu dự phòng dữ liệu mà còn giúp vận hành các dịch vụ quan trọng. Cũng giống như đại sứ quán thực của Estonia, các máy chủ được coi như những đại sứ quán có chủ quyền tại các trung tâm dữ liệu nước ngoài.

Thủ tướng Estonia Jüri Ratas và Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel ký thỏa thuận

về việc thành lập Đại sứ quán dữ liệu đầu tiên trên thế giới vào tháng 7 năm 2017. (Nguồn: Chính phủ Estonia)

       Việc mở cửa Đại sứ quán dữ liệu đầu tiên liên quan đến việc đặt các hệ thống và dữ liệu của Estonia ở một quốc gia có chủ quyền khác, tạo ra một biện pháp đảm bảo an ninh bổ sung cho chủ quyền của Estonia. Estonia sẽ sao lưu dữ liệu và dịch vụ quan trọng đối với hoạt động của nhà nước bên ngoài lãnh thổ thực của Estonia, trong khi Luxembourg đảm bảo các dữ liệu và máy chủ được bảo vệ bởi các bảo đảm pháp lý tương tự như dữ liệu và máy chủ ở Estonia. Phương pháp tiếp cận này sẽ giúp đảm bảo tính liên tục kỹ thuật số, tức là khả năng duy trì các dịch vụ và dữ liệu kỹ thuật số mà không bị gián đoạn.

       Đại sứ quán dữ liệu mang lại lợi ích cho công dân Estonia, những người sẽ được tiếp nhận một xã hội kỹ thuật số an toàn và đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, đây còn là biện pháp đảm bảo an ninh bổ sung cho hơn 30.000 cư dân điện tử và tương lai sẽ còn nhiều hơn như thế của Estonia, những người mong muốn các dịch vụ số của Estonia sẽ có thể sử dụng ở bất kỳ nơi đâu vào bất kỳ thời điểm nào.

       Sau khi Trung tâm dữ liệu đầu tiên ở Luxembourg được triển khai một cách đầy đủ và các bài học được rút ra, Estonia có thể sẽ mở thêm các đại sứ quán dữ liệu bổ sung ở các quốc gia khác. Các quan chức hàng đầu của nước này cho rằng các quốc gia khác cũng nên xem xét ý tưởng này khi các quốc gia mong muốn ngày càng tiến bộ hơn về công nghệ. Nhiều quốc gia đã liên hệ với Estonia và lên kế hoạch để xây dựng mạng lưới các đại sứ quán dữ liệu ở nước ngoài. 

       Những điểm mới

       Đại sứ quán dữ liệu của Estonia là đại sứ quán dữ liệu đầu tiên trên thế giới. Nó mở ra một mô hình mới sáng tạo trong thế giới kỹ thuật số, theo đó, một quốc gia sẽ phân bổ các dữ liệu và hệ thống thông tin quan trọng của mình thông qua hợp tác với các quốc gia khác để đảm bảo tính liên tục và bảo mật. Sự đổi mới này cũng đại diện cho thỏa thuận song phương đầu tiên để mở rộng Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao, tạo ra khuôn khổ cho các mối quan hệ ngoại giao quốc tế, cho việc làm chủ dữ liệu và các hệ thống thông tin. Do đó, đây được coi như một mô hình nghiên cứu điển hình duy nhất cho luật pháp và quan hệ quốc tế.

       Đại sứ quán dữ liệu cũng là một sự đổi mới trong việc thiết kế và triển khai kỹ thuật. Ý tưởng mới đòi hỏi phải thiết kế một hệ thống sao cho có thể cùng lúc lưu trữ dữ liệu của hai địa điểm trong khi vẫn phải ngăn chặn được việc bị mất dữ liệu. Để làm được điều này cần phải phát triển các giải pháp công nghệ mới, ví dụ như sử dụng công nghệ blockchain để đảm bảo sự toàn vẹn của dữ liệu.

       Thách thức và bài học kinh nghiệm

       Dự án Đại sứ quán dữ liệu gặp phải thách thức về mặt pháp lý, chủ yếu xoay quanh việc đảm bảo tính bảo mật và an toàn của dữ liệu quan trọng nằm trong thẩm quyền của một nhà nước khác. Để vượt qua những thách thức này, Chính phủ Estonia và Luxembourg đã ký một hiệp định song phương thiết lập quyền miễn trừ cho Đại sứ quán dữ liệu. Đây cũng là thỏa thuận đầu tiên thuộc loại hình này.

       Dự án cũng gặp phải những thách thức về kỹ thuật, ví dụ như làm thế nào để bảo vệ tính toàn vẹn và bí mật của dữ liệu quan trọng bên ngoài Estonia, cách thiết kế lại hệ thống thông tin để chúng có thể hoạt động một cách đáng tin cậy trong môi trường phân tán toàn cầu, v.v.; đòi hỏi phải có các giải pháp công nghệ mới. Các giải pháp này cùng với các công cụ để khắc phục những thách thức được vạch ra hiện vẫn tiếp tục được phát triển.

       Theo các quan chức Estonia, một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng là tìm được các đối tác có cùng suy nghĩ và mong muốn đổi mới, có sự tin cậy lẫn nhau hoặc có thể cùng nhau vun đắp. Luxembourg là một đối tác tốt của Estonia khi Chính phủ nước này hiểu được tầm quan trọng của tính liên tục kỹ thuật số và sẵn sàng cũng như bày tỏ thiện chí nỗ lực để đảm bảo cho tương lai này. Dự án đã được hiện thực nhờ có sự hỗ trợ của Luxembourg và sự sẵn sàng lưu trữ đại sứ quán dữ liệu đầu tiên trên thế giới ngay trong chính Trung tâm dữ liệu của Chính phủ Luxembourg, do đó đã cung cấp quyền miễn trừ pháp lý cho dữ liệu và máy chủ.

Theo: https://luutru.gov.vn/

CÁC TIN KHÁC

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút...

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con...

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù

Những người bị mù do bệnh viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác có hy vọng được nhìn thấy trở lại.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước...

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham...

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con rồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.