Trang chủ Tin tức Hành trình - Cuộc thi Nhà di động chống bão cho đồng bào miền Trung

Nhà di động chống bão cho đồng bào miền Trung

(Ytuong.com.vn) - Ngôi nhà độc đáo này sẽ giúp đồng bào miền Trung giảm bớt nỗi lo mùa mưa lũ.

 “Phần nhà bếp như một khối di động nằm ngay bên trong ngôi nhà. Khi nước lũ dâng cao các thùng phuy nhựa bố trí phía dưới nền hoạt động như một hệ thống phao nâng phần bếp lên. Khi nước lũ rút hệ thống phao cũng từ từ hạ xuống theo dòng nước” – đó là phần miêu tả hoạt động nhà chống bão lũ cho đồng bào miền Trung do nhóm sinh viên khoa xây dựng, trường ĐH Bách khoa TP HCM gồm: Dương Hoàng Đạt, Nguyễn Lục Hoàng Hiệp, Nguyễn Ngọc San, Huỳnh Nhật Minh và Trương Hoài Trúc dày công nghiên cứu.

Đề tài này đã đạt giải Xây dựng bền vững trong cuộc thi Hocim Prize do công ty xi măng Holcim Việt Nam tổ chức năm 2015.

“Người dân miền Trung hằng năm vẫn thường đối mặt với những cơn bão và những trận lũ lụt. Đặc biệt với sự biến đổi khí hậu hiện nay, tính chất và mức độ phá hoại của những trận bão, lũ ngày càng lớn. Khi mỗi cơn bão, trận lũ ập đến thì ngôi nhà luôn bị hư hại hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Người dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, mất hoàn toàn tài sản và nơi sinh sống, cuộc sống vô cùng khó khăn” – Dương Hoàng Đạt, trưởng nhóm nghiên cứu nói.

Nhà di động chống bão cho đồng bào miền Trung
Phần nhà bếp sẽ nổi trên mặt nước khi có nước lũ.

Những hộ dân sống trong khu vực hay xảy ra bão lũ ở miền Trung thường là những gia đình có thu nhập trung bình và thấp. Họ chưa có giải pháp kĩ thuật để xây dựng (cải tạo) một ngôi nhà với chi phí thấp nhưng có hiệu quả cao về an toàn, thích ứng với bão lũ.

Sau 6 tháng nghiên cứu và thiết kế, nhóm đã cho ra đời mô hình thiết kế ngôi nhà chống bão lũ với nhiều thông số kỹ thuật chi tiết. Ngôi nhà được thiết kế kết cấu vững chắc, chịu được gió bão cấp 11. Sử dụng vật liệu bền vững như bê tông có cốt liệu từ phế phẩm xây dựng, sử dụng vật liệu địa phương như tre, bạch đàn, thùng nhựa, chai, lọ phế thải…

Nhà di động chống bão cho đồng bào miền Trung
Khi nước lũ rút phần nổi sẽ trở về vị trí ban đầu.

Công trình nhà thích ứng bão lũ cho đồng bào miền Trung vẫn giữ cấu trúc nhà truyền thống của người dân. Ngôi nhà được xây thêm một phần nổi thiết kế ở phía trong nhà bếp.

“Sở dĩ nhóm thiết kế phần nổi ở bếp vì khu vực bếp trong ngôi nhà thường sử dụng để chứa thức ăn. Khi nước lũ lên trong khoảng thời gian 1 tuần đến 10 ngày thì phần bếp kết hợp với phần kho do nhóm thiết kế sẽ có đủ gạo và lương thực để người dân sinh sống trong những ngày chờ nước rút”– Huỳnh Nhật Minh, thành viên nhóm cho biết.

Điều đặc biệt so với các dự án nhà nổi trước kia bởi phần nổi sẽ nằm ngay trong ngôi nhà. Lớp tường gạch bên ngoài ngôi nhà sẽ đóng vai trò chống bão. Sau khi bão đi qua, lũ kéo tới, phần nổi sẽ nổi lên đến 2,8 mét bởi phía dưới sàn nhà được bố trí 9 thùng phuy bằng nhựa như một hệ thống phao. Sức nâng của hệ thống phao được thiết kế phía dưới phần bếp di động tương đương 2,5 tấn. Do vậy, phần nổi ngôi nhà có thể chứa tối đa 6 người. Xung quanh phần nổi được dựng một bộ khung thép như một chiếc hộp với kích thước 50x50x1,2mm- nặng 9,2kg/6m và 30x30x1mm- nặng 4,6kg/6m. Xung quanh bộ khung thép được bao bọc bởi tôn mạ kẽm SSSC có kích thước 0,28x12000mm. Tôn mạ kẽm được cố định vào khung thép bởi đinh vít dài 3,5cm.

Để hoàn thiện một căn nhà chống bão lũ đúng kỹ thuật nhóm khuyến cáo khi xây dựng nhà độ dốc của mái phải < 30 độ. Vì lực gió tác động lên mái phụ thuộc vào độ dốc của mái, độ dốc càng lớn thì lực gió càng lớn.

Nhà di động chống bão cho đồng bào miền Trung
Trưởng nhóm Dương Hoàng Đạt (thứ 4 từ phải sang) cùng các thành viên và giáo viên hướng dẫn nhận giải.

Trong quá trình nghiên cứu nhóm gặp khó khăn về cơ chế nổi. Những thùng nhựa kín giúp phần bếp có thể nổi lên khi có lũ, nhưng khi lũ quét qua phần bếp nổi lên, sau đó hạ xuống có thể gặp vật cản ở phần tiếp giáp hệ phao với đất.

Do đó, nhóm đã làm những đài nổi, nằm trên mặt đất bằng các khối bê tông song song với nhau và vuông góc với ngôi nhà. Mỗi đài cao khoảng 40cm, cách nhau khoảng 50cm và chạy dài hết bề rộng phần sàn nhà vệ sinh. Khi có lũ quét qua những vật cản như nhánh cây, vật dụng, rác, bùn, cát,… sẽ rơi vào khoảng không giữa các rãnh, hệ phao sẽ tiếp đáp hoàn toàn trên các khối bê tông trên mà không bị cản vướng. Công việc còn lại chỉ cần dùng tay hay xẻng dọn sạch các vật cản đó nằm gọn giữa các rãnh. Trường hợp những vật cản lớn không rơi vào hố mà nằm giữa mặt phao và các khối bê tông, có thể dùng thiết bị chống đỡ tạm thời phần sàn nhà bếp rồi rút vật cản đó ra. Sau khi lấy vật cản ra rồi rút thiết chống và hạ sàn xuống từ từ.

“Trong thời gián tới nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm kiếm vật liệu rẻ tiền hơn để làm tấm nhà nổi, giảm chi phí xây dựng công trình” – Nguyễn Ngọc San, thành viên nhóm cho biết.

Theo Khoa Học

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Điện lực (1898-2024) – Ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.20

(nienlich.vn) Đại học Điện lực, thành lập năm 1898, là trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của Ngành.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.