Trang chủ Tin tức Dầu Nhị Thiên Đường (1905-2024) - Vị thuốc trị bá bệnh...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Dầu Nhị Thiên Đường (1905-2024) – Vị thuốc trị bá bệnh – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.9

Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường ngày nay tiền thân là Hiệu thuốc Châu Á Nhị Thiên Đường do ông Vi Khải (Vi Thiếu Bá) thành lập từ năm 1905, với thương hiệu Dầu Nhị Thiên Đường nổi tiếng là chai dầu “trị bá bệnh” vang danh khắp Sài Gòn một thời.

Tại khu vực Chợ Lớn từng phổ biến bài đồng dao: “Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam tông miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá“. Bài đồng giao có nhắc tới Dầu Nhị Thiên Đường một thời từng được người dân gọi là “dầu trị bá bệnh”. Dầu Nhị Thiên Đường là sản phẩm của nhà thuốc Nhị Thiên Đường của người Quảng Đông do gia đình họ Vi sáng lập. Ban đầu chỉ xuất hiện ở những khu vực có người gốc Quảng Đông ở Chợ Lớn, sau lan dần ra vì người Việt dùng rất nhiều, đây là một trong những sản phẩm rất lâu năm ở Việt Nam, có cơ sở khác ở Malaysia, Singapore… Sau nhiều thăng trầm biến động, đến năm 2012, thương hiệu Dầu Nhị Thiên Đường chính thức được doanh nhân Lê Thị Giàu (Việt Nam) mua lại và tiếp nối kinh doanh với tên gọi Công Ty TNHH Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường.

 

 

Ông Vi Khải – người sáng lập ra thương hiệu Dầu Nhị Thiên Đường là người Minh Hương, cha là người Quảng Đông, mẹ là người Việt. Ông thường được đánh giá là người “trọng nghĩa khinh tài” và có lòng từ thiện. Ông từng tốt nghiệp trường kinh doanh và một số trường chuyên về y khoa của Pháp và chú tâm phát triển nền y học Trung Quốc kết hợp với nền y học phương Tây sau khi hồi hương. Ông thông thạo tiếng Pháp, Anh, Việt và một số ngôn ngữ khác. Với sự nghiệp của mình, ông Vi Khải đã được nhà vua Bảo Đại (Việt Nam) và Vương quốc Campuchia trao thưởng các huân chương cao quý. Năm 1932, ông được người Pháp trao “Long Bảo Tinh” về những cống hiến và doanh nhân gốc Hoa ở hải ngoại được vinh danh như thế là hiếm có.

 

 

Dầu Nhị Thiên Đường vào những năm của thập niên 90 được bà con lao động gọi là “dầu trị bá bệnh” vì hễ đau nhức là người ta sẽ lấy ra dùng. Từ đau đầu, đau bụng, cảm lạnh đến đau răng, bị côn trùng cắn đều có thể sử dụng dầu Nhị Thiên Đường bằng nhiều cách khác nhau như thoa trực tiếp, nấu nước xông hoặc uống, … Thời đó, nhiều người miền Bắc đều không khỏi ngạc nhiên khi thấy người miền Nam, cả nam giới và nữ giới đều thường hay bỏ trong túi một lọ dầu nước như một thứ bảo bối phòng thân khi ra đường. Đó là thói quen dùng dầu gió rất khó bỏ một thời.

 

 

Tại Việt Nam, hãng đã phát triển ở Chợ Lớn hai cơ sở là “Nhị Thiên Đường Dược Hành” (ngày nay thuộc đường Triệu Quang Phục, Q.5) và “Nhị Thiên Đường Chế Dược Xưởng” (nhà máy sản xuất, nay thuộc đường Trần Hưng Đạo) với nhãn hiệu “ông Phật”. Các sản phẩm dầu gió, cao nóng được giới quý tộc và bình dân tin dùng. Việc phân phối sản phẩm đã được mở rộng từ Việt Nam sang các thành phố lớn ở Campuchia, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Ấn Độ, Phi Châu, Philippines, Trung Quốc và Hàn Quốc.

 

 

CHẶNG ĐƯỜNG THĂNG TRẦM GẦN 120 NĂM 

Năm 1900, trên thị trường đã xuất hiện dòng thuốc hiệu “ông Phật” do Vi Bắc phát triển.

Năm 1905, Ông Vi Khải – con trai của ông Vi Bắc, thành lập hiệu thuốc Châu Á Nhị Thiên Đường (tại số 47 Rue De Caton, Telephoneno 58, Directeur Vi-Khai, Chợ Lớn(nay là Triệu Quang Phục, Quận5).

 

 

Năm 1920, khi sản phẩm Dầu Nhị Thiên đường đã nổi tiếng trên thị trường và bắt đầu bị làm nhái, ông Vi Khải đã thuê người xuất bản cuốn sách “Vệ sinh chỉ nam” với mục đích quảng bá sản phẩm cũng như tuyên truyền chống lại hàng nhái. Từ đó hàng năm, cuốn sách lại được xuất bản một lần đến năm 1939.

Năm 1925, ông chủ hãng dầu Nhị Thiên Đường đã đề xuất với chính quyền bỏ tiền ra xây cây cầu Nhị Thiên Đường bắc ngang kênh Đôi, nối liền trục giao thông từ Cần Giuộc về Sài Gòn để thuận tiện cho người dân và cho chính công nhân của mình qua lại.

 

 

Năm 1930, thương hiệu phát triển cơ sở sản xuất tại Hồng Kông và Quảng Châu, Trung Quốc. Ở Việt Nam, ông Vi Khải cũng đã cho mở rộng cơ sở, đặt đại lý ở 76 phố Hàng Buồm – Hà Nội và số 18 Gia Hội – Huế.

Năm 1932, ông chủ thương hiệu Dầu Nhị Thiên Đường được người Pháp trao tặng “Long Bảo Tinh” về những cống hiến. Năm 1933, ông được ghi nhận vào Niên Giám Đông Dương với nhiều thành tựu và cống hiến.

 

 

Năm 1938, nhà thuốc Nhị Thiên Đường đã có các tiệm ở: Quảng Đông, Hương Cảng, Thượng Hải, Bangkok, Singapore, Java, Nam Vang, Hà Nội và Chợ Lớn.

Năm 1940, ông chủ thương hiệu Dầu Nhị Thiên Đường mất, hai người con trai của ông là Cơ Trạch và Cơ Ân nối nghiệp cha.

Năm 1969-1979, ông Lâm Vinh Thọ được nhà thuốc Nhị Thiên Đường (Hồng Kông) ủy nhiệm để tiếp tục sản xuất ở Việt Nam.

Năm 1975, dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và thương hiệu Nhị Thiên Đường tuy không còn sản xuất ở Việt Nam nhưng vẫn được sản xuất ở nước ngoài.

Sau 30/4/1975, vì có quá nhiều sản phẩm Nhị Thiên Đường giả nên các giới có thẩm quyền ở TP. Hồ Chí Minh đã khuyến khích ông Lâm Thọ Vinh sản xuất lại dầu gió Nhị Thiên Đường thứ thiệt. Nhưng đến năm 1976, Dầu Nhị Thiên Đường tiếp tục phải ngưng sản xuất do hết nguyên liệu.

Sau nhiều thăng trầm, đến ngày 22/6/1991, ông Lê Vinh Thọ chính thức chấm dứt quyền sử dụng tên và nhãn hiệu Nhị Thiên Đường.

Năm 2012, thương hiệu Nhị Thiên Đường (tức Công Ty TNHH Đông Nam Dược Nhị Thiên Đường) được doanh nhân Lê Thị Giàu tại Việt Nam mua lại và tiếp nối. 

 

THƯƠNG HIỆU CÒN MÃI VỚI THỜI GIAN 

Để đưa được sản phẩm đến với mọi người, ông chủ Nhị Thiên Đường đã sử dụng một cách quảng cáo độc đáo. Ngoài đăng quảng cáo trên báo, áp phích, ông chủ này còn nhờ các nhà trí thức trong đó có các nhà văn viết ra một bộ sách gọi là “Vệ sinh chỉ nam” với cả 3 ngôn ngữ là Việt, Hoa và Pháp. Mở cuốn sách bên trong đầy hình ảnh kèm theo những lời thuyết minh cho các loại thuốc, cao đơn hoàn tán. Bên cạnh các trang quảng cáo là những bài thơ, những đoạn văn thậm chí có những trích đoạn các tác phẩm nổi tiếng như Lục Vân Tiên, Nghĩa hiệp kỳ duyên, vốn là những tiểu thuyết ăn khách lúc bấy giờ.

 

 

Lúc đầu, “vệ sinh chỉ nam” chỉ để tặng, không bán. Nhưng sau đó, lượng người xin để đọc quá nhiều, buộc lòng ông chủ Nhị Thiên đường phải in thêm và bán với giá rất rẻ để thu hồi lại chi phí in ấn. Cách quảng cáo của ông chủ Nhị Thiên đường đã có kết quả hơn cả mong đợi. Bên cạnh đó, văn chương chữ quốc ngữ bình dân có cơ hội phát triển cực kỳ phong phú và được phổ biến rộng khắp trong mọi tầng lớp dân chúng.

 

 

Các sản phẩm của hãng trong thời kỳ phát triển thịnh vượng bao gồm: Nhân đơn, Ngoại cảm tán, Vạn ứng Nhị thiên dầu ve vuông, phát lãnh hoàn, sâm nhung bổ thận hoàn, phụ khoa kim phụng hoàn, sâm nhung vệ sinh hoàn, cam tích tán, thối nhiệt hoàn, căn cơ tán. Chai dầu gió Nhị Thiên Đường là sản phẩm không chứa chất phụ gia tạo màu và được tạo thành từ hơn 18 vị thảo dược khác nhau.

 

 

Sau nhiều năm ngưng sản xuất tại Việt Nam, đến năm 2012, thương hiệu dầu Nhị Thiên Đường chính thức được doanh nhân Lê Thị Giàu mua lại và tiếp nối sản xuất kinh doanh.

 

 

Năm 2023, Nhị Thiên Đường chính thức quay trở lại thị trường bằng việc xây dựng lại chuỗi cửa hàng Nhị Thiên Đường và phân phối sản phẩm Đông Nam Dược Việt Nam và trên thế giới.

Thông tin chi tiết xin liên hệ

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM – VIETKINGS

Địa chỉ: 1 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
Email: noidungkyluc@gmail.com
Website: https://kyluc.vn

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút...

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con...

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước...

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham...

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.