Trang chủ Tin tức Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: 46...

[WOWTIMES – Niên lịch & Thành tựu Việt Nam 2023] Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: 46 năm tái hiện và tôn vinh cuộc đời của bậc hiền nhân

(WOWTIMES - VIETKINGS) Có dịp ghé thăm xứ sở của đất sen hồng, không ai có thể bỏ qua khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - vị thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, tọa lạc ở số 123/1 Phạm Hữu Lầu, phường 4, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo, được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 9/4/1992. Với tổng diện tích hơn 9ha, tổng thể khu di tích là một phức hợp kiến trúc hài hòa, mang đậm dấu ấn sinh thái văn hóa Đồng Tháp, nơi để Nhân dân Đồng Tháp nói riêng và Nhân dân cả nước về đây tề tựu nhân ngày lễ, hội giỗ cụ Phó bảng, dịp Tết cổ truyền, ngày kỉ niệm, lễ lớn trong năm,…

Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là nơi an nghỉ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), một nhà Nho yêu nước và là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Internet)

ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC

Cụ Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862, tại Làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1894, cụ dự thi hương năm Giáp Ngọ và đỗ cử nhân. Năm Thành Thái thứ 13 (1901) cụ đỗ Phó bảng kỳ thi Hội khoa Tân Sửu và được vua Thành Thái ban tặng biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn ban cho gia đình tốt). Tháng 6/1906, sau thời gian từ chối ra làm quan, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc lên đường vào kinh thành Huế nhậm chức Thừa biện bộ lễ. Năm 1917, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được ông Lê Quang Hiển, một điền chủ yêu nước ở Cao Lãnh, mời về Cao Lãnh, từ đây cơ duyên cụ Phó bảng gắn bó sâu nặng với người dân nơi đây. Sống ở làng Hòa An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cụ Nguyễn Sinh Sắc làm nghề dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho người dân. Điều này cho thấy, cụ chỉ đoạn tuyệt với chính quyền phong kiến thối nát chớ cụ không hề từ bỏ Nhân dân, dù làm một ông quan phụ mẫu hay là một ông thầy đồ nghèo, cụ vẫn hướng đến Nhân dân, chăm lo cho người dân cùng khổ. Song, chữ nghĩa và những thang thuốc của cụ Phó bảng cũng chỉ cứu giúp được một bộ phận nhỏ người dân, muốn cứu cả dân tộc thoát khỏi bóng tối của kiếp sống “một cổ hai tròng”, đòi hỏi phải có con đường cách mạng đúng đắn và triệt để. Có lẽ đó là nỗi trăn trở khiến cụ Phó bảng đã đưa con trai của mình là Nguyễn Tất Thành, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến gặp người chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh để bàn phương cách cho Nguyễn Tất Thành sang Pháp tìm đường cứu nước. Để rồi, ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên mảnh khảnh Nguyễn Tất Thành đã ra đi từ bến cảng Nhà Rồng, mở đầu cho một trang rực rỡ của lịch sử dân tộc Việt Nam ta. Trang sử hào hùng ấy sẽ không thể được viết lên nếu không có sự đóng góp to lớn của vị thân sinh Hồ Chủ tịch, tức cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

 

Tượng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong khuôn viên khu di tích. (Ảnh: Internet)

Cụ mất ngày 26/11/1929, thọ 67 tuổi. Cảm phục trước tấm lòng yêu nước thương dân của một chí sĩ, nhà Nho yêu nước, sau khi cụ mất dân làng Hòa An an táng cụ tại địa phương. Khu mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc ban đầu an táng chỉ là ngôi mộ nhỏ, sau đó được người dân địa phương xây lên nấm mộ bằng xi măng. Sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, tỉnh Đồng Tháp xây dựng lại ngôi mộ khang trang, mộ được tôn cao hơn nhưng vẫn nằm đúng vị trí mà dân làng Hòa An an táng cụ.

 

KHU DI TÍCH MỘ CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC – NƠI TÁI HIỆN VÀ TÔN VINH CUỘC ĐỜI CỦA BẬC HIỀN NHÂN

Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được xây dựng vào năm 1975, khánh thành vào năm 1977. Dường như, cả hành trình dài dằng dặc, nhiều gian khổ mà đầy vinh quang của gia đình cụ Phó bảng đã được tái hiện một cách khéo léo trong Khu di tích này, thể hiện qua từng dáng cây ngọn cỏ, tạo nên sự nên sự hòa quyện về cảnh sắc và cả dấu ấn văn hóa lịch sử. Khu di tích gồm các hạng mục chính: khu vực lăng mộ, đền thờ và nhà trưng bày cuộc đời sự nghiệp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; khu vực nhà sàn Bác Hồ và vườn ao cá; không gian văn hóa mô hình làng Hòa An xưa và khu vực tổ chức hội trò chơi dân gian, giải trí.

 

Khuôn viên rộng rãi nhiều cây xanh. (Ảnh: Hiếu Photo)

Điểm nhấn của khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là khu mộ cụ. Ngôi mộ Cụ Phó bảng quay về hướng đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống; trên mái đắp nổi tượng chín con rồng, tượng trưng cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người chí sĩ yêu nước. Mộ được ốp bằng đá hoa cương, nền mộ bằng đá mài hình lục giác không đều, mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Trên mộ có một đỉnh trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn, ngày đêm khói hương thơm ngát. Ở hai bên mộ đặc biệt có cây khế và cây sộp hàng trăm năm tuổi. 

Khu mộ được ốp đá hoa cương, nấm mộ màu xám tro yên vị trên nền mộ bằng đá mài trắng hình lục giác không đều, mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Mái che hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống, đầu mái đắp nổi hình tượng chín đầu rồng, tượng trưng cho Nhân dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người chí sĩ yêu nước. Phía trước mộ là đỉnh trầm có tạc hình hoa sen búp được làm bằng đá cẩm thạch. (Ảnh: Internet)

Phía trước khu mộ là một hồ sen rộng được xây dựng theo hình ngôi sao năm cánh như lá cờ Tổ quốc Việt Nam. Giữa hồ sen là một đài sen khổng lồ cách điệu được chế tác bằng đá trắng, tượng trưng xứ sở sen Đồng Tháp, cho làng Sen quê Bác và cũng là vẻ đẹp một đời kiên trung, thanh sạch của cụ Nguyễn Sinh Sắc. Chính gam màu trắng chủ đạo điểm xuyết vài nét chấm phá của cây xanh, của sen hồng khiến cho không gian nơi đây trở nên thanh thoát lạ thường.

Trước khu mộ là hồ sen hình ngôi sao 5 cánh. (Ảnh: Internet)

 

Trong khuôn viên Khu di tích còn có khu nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của cụ, nhất là thời gian cụ ở Cao Lãnh. Nơi đây tái hiện chân thực từng giai đoạn gắn liền cuộc đời cụ Phó bảng từ quê hương và gia đình; những năm tháng khổ luyện thành tài; chốn quan trường – từ quan vào Nam hoạt động; tình cảm của cụ Nguyễn Sinh Sắc với nhân dân Hòa An và tình cảm của nhân dân Hòa An cùng cả nước đối với cụ…

Nhà trưng bày. (Ảnh: Internet)

 

Bức tượng đồng tư thế ngồi của cụ Phó Bảng. (Ảnh: Internet)

 

Một điểm nhấn trong Khu di tích nữa là ngôi nhà sàn Bác Hồ được phục chế nguyên mẫu ngôi nhà sàn của Bác ở thủ đô Hà Nội. Tại đây, những hiện vật được tái dựng, sắp xếp chân thực giúp mỗi du khách tìm đến có thể cảm nhận và hình dung được cuộc đời thanh đạm của Bác từ góc làm việc đến nơi nghỉ ngơi. Đây cũng là cách để những người dân miền Nam không có điều kiện ra thăm Thủ đô Hà Nội vẫn cảm thấy như được thăm ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch khi đến tham quan khu di tích.

 

Ngôi nhà sàn Bác Hồ. (Ảnh: Internet)

 

Khu di tích còn tái hiện lại nét đẹp của không gian văn hóa làng Hòa An quen thuộc ở đầu thế kỷ XX, trên diện tích trên 22.000m. Khu vực này có những ngôi nhà truyền thống của các hộ dân trong làng, rạch Cái Tôm, vườn cây ăn trái, những hàng dừa, cây cầu khỉ, đường làng quanh co. Những hình ảnh sinh hoạt văn hóa, giải trí, sản xuất,… mô tả một phần cuộc sống lao động sản xuất của làng Hòa An. Bên trong làng Hòa An được tái hiện này, nổi bật và ấn tượng là những ngôi nhà gỗ có kiến trúc truyền thống, được xây dựng tỷ lệ 1/1 như: nhà chữ đinh, nhà bát dần, nhà nọc ngựa, nhà sàn… Trong các ngôi nhà này được bày trí với các không gian chính, phụ, thể hiện nếp ăn, nếp ở, thờ cúng ông bà tổ tiên mang đậm bản sắc văn hóa và tính cách con người Hòa An xưa. Cùng với không gian nhà ở, một số hình ảnh sinh động về sinh hoạt của những làng nghề tiêu biểu của người dân Hòa An xưa là nghề trồng và xắt thuốc lá với sản phẩm nổi danh “thuốc rê Cao Lãnh”; làng nghề chằm lá lợp nhà, nghề mộc, nghề dệt, nghề rèn và xay lúa, giã gạo,… từng là niềm tự hào về bàn tay tài hoa đầy sáng tạo của người dân Hòa An.

 

Phục dựng Làng Hòa An xưa – nơi đã gắn bó với cụ Phó bảng những năm tháng cuối đời. (Ảnh: Tổng hợp)

Vào những ngày lễ lớn của đất nước, Ban quản lý Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc thường tổ chức các hoạt động sôi nổi, ý nghĩa như: Sinh hoạt Đảng, triển lãm, hội thảo, thi hái hoa dân chủ, … Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc vừa là công trình lịch sử, văn hóa vừa là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. 

 

Đền thờ cụ Phó bảng. (Ảnh: Internet)

Hàng năm, khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đón khoảng 500.000 du khách Việt Nam và nước ngoài. Vào dịp giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc có hàng chục ngàn lượt khách khắp nơi về hành hương, viếng thăm mộ cụ. Du khách đến từ khắp các tỉnh, thành, mang đến những sản vật từ dân dã đến quý lạ, dâng viếng, cúng trước anh linh cụ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay, lễ giỗ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được nâng lên lễ hội cấp tỉnh Đồng Tháp, tổ chức trong 4 ngày từ 24-27/10 âm lịch, chính hội, tức ngày giỗ cụ vào ngày 27/10 âm lịch.
Sinh thời, trong một lần về thăm quê, Bác Hồ tâm sự, thân mẫu của Bác đã mất ở Huế, sau đó được con cháu đưa về quê nhà nơi miền Trung nắng gió; thân phụ của Bác gửi thân ở đất Phương Nam, nơi phù sa bồi đắp, cây lành trái ngọt quanh năm. Từ lâu, Bác đã xem quê hương của Bác là cả tổ quốc Việt Nam. Giờ đây, Người cũng đã an nghỉ nơi Thủ đô yêu dấu, được cả non sông ôm ấp, chở che. Bắc – Trung – Nam nay sum họp một nhà, mùa hoa nối tiếp những mùa hoa, những khúc hoan ca không ngừng vang lên mừng đất nước bước vào vận hội mới. Trong niềm hân hoan tận hưởng những tháng ngày tươi đẹp, chúng ta không quên nghiêng mình tri ân những người đã tận hiến một đời mình vì dân vì nước, như cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, như Chủ tịch Hồ Chí Minh.  

KHU DI TÍCH VỚI 02 TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC ĐƯỢC VINH DANH KỶ LỤC VIỆT NAM 

Trong khuôn viên Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc có nhiều cây xanh, hoa kiểng quý được các địa phương dâng tặng, trong đó có vườn cây lưu niệm do các vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước trồng. Đặc biệt, ở đây có 02 tác phẩm điêu khắc bằng gỗ “12 con giáp” và “Chín đầu rồng” của Nghệ nhân Lê Trí Liên (tỉnh Đồng Tháp) được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings công nhận là “Tác phẩm về điêu khắc nghệ thuật từ gốc cây nguyên khối lớn nhất Việt Nam”.  

Ông Nguyễn Mạnh Quý – Thường trực Hội đồng Tư vấn xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng kỷ lục Việt Nam đến đại diện Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc. (Ảnh: VietKings)

– Tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hình hoa sen và 12 con giáp trên gốc cây nguyên khối lớn nhất Việt Nam
Bằng nguyên gốc cây dầu cổ thụ có tuổi thọ trên 100 năm tuổi có đường kính dài 5,4m, cao 2,2m do người dân ở đình Long Khánh, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp tặng Khu di tích. Mặt trên của gốc cây là hình ảnh hoa sen với 5 cánh sen cách điệu tượng trưng cho 5 lĩnh vực: lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, giáo dục của nước Việt Nam và ôm trọn, ấp ủ trong lòng là hình ảnh bản đồ nước Việt Nam giàu đẹp. Chọn hình ảnh hoa sen để điêu khắc bởi Sen gợi cho ta liên tưởng tới hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại – Chủ tịch Hồ Chí Minh, sen cũng gần gũi với tính cách giản dị và là biểu tượng cho ý chí vươn lên và cốt cách thanh tao của người Việt. Như câu thơ của nhà thơ Bảo Định Giang:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Bên cạnh đó là hình ảnh đàn chim Lạc Việt, biểu tượng cho truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc, sự cao quý và thiêng liêng. Xung quanh vòng tròn lớn là hình ảnh 12 con giáp cùng với những đóa hoa sen, 12 con giáp tượng trưng cho 12 tháng trong năm.

Tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hình hoa sen và 12 con giáp trên gốc cây nguyên khối lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: VietKings)

– Tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hình trống đồng Đông Sơn và 9 đầu rồng trên gốc cây nguyên khối lớn nhất Việt Nam
Hình ảnh trống đồng Đông Sơn và 9 đầu rồng được điêu khắc rất độc đáo bằng nguyên gốc dầu cổ thụ. Gốc cây Dầu này có đường kính 5,8m, nặng khoảng 10 tấn với tuổi thọ hơn 100 năm ở Đình Long Khánh, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, được vận chuyển về Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc. Sau quá trình chế tác, gốc cây này đã trở thành tác phẩm điêu khắc nghệ thuật độc đáo với hình trống đồng Đông Sơn và 9 đầu rồng đường kính nhỏ nhất là 1,9m, lớn nhất là 5,5m và chiều cao 1,4m.
Mặt trên gốc là hình trống đồng Đông Sơn tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam, xung quanh là 9 đầu rồng tượng trưng cho 9 nhánh Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó có một con rồng đang thế vươn lên, bay xa tượng trưng cho ước mơ Đồng Tháp cùng với Đồng bằng sông Cửu Long vươn lên, bay xa và hội nhập. 

 

Tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hình trống đồng Đông Sơn và 9 đầu rồng trên gốc cây nguyên khối lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: VietKings)

 

Với những kiến trúc độc đáo và giá trị văn hóa lịch sử sâu sắc, Khu di tích Mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã trở thành một địa điểm du lịch Đồng Tháp về nguồn nổi tiếng của xứ sở sen hồng. Giờ đây, không chỉ với người dân địa phương mà cả những ai đã một lần đến mảnh đất này đều xem phần mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc chính là một biểu tượng của tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng.
Nhân dịp kỷ niệm 46 năm ngày khánh thành Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc (13/02/1977 – 13/02/2023), kính chúc Ban quản lý Khu di tích luôn thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, luôn là nơi lưu giữ và tôn vinh cuộc đời yêu nước thương dân của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – vị thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc.
CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu...

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây...

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều...

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Marie Curie (1918-2024) – Trường cổ nhưng hiện đại – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.23

(nienlich.vn) Trường THPT Marie Curie (thành lập năm 1918) là ngôi trường lớn nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa. Năm 2015, trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của TPHCM

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Tọa lạc giữa Cầu Trường Tiền và Gia Hội, Chợ Đông Ba từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị với các tín đồ đam mê khám phá. Khu chợ truyền thống này gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử nên đã và đang được xem như điểm đến nổi tiếng bậc nhất cố đô.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu chuyện lịch sử – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.

Chợ Đồng Xuân (Hà Nội) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chợ Đồng Xuân là một trong những ngôi chợ lớn và tồn tại lâu đời nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Khu chợ Đồng Xuân này có tuổi lâu đời tại mảnh đất thủ đô, trải qua hàng trăm năm lịch sử có từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Không chỉ là một trong những ngôi chợ diễn ra hoạt động giao thương sầm uất, mà chợ Đồng Xuân đã trở thành nét văn hóa đậm chất Hà Nội và trở thành địa điểm ngôi chợ đáng đến trong chuyến tham quan du lịch

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.63) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Quốc học huế (1896-2024) – Địa chỉ đỏ về đào tạo – Top 100 đơn vị 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam – P22

(nienlich.vn) Trường Trung học phổ thông Chuyên Quốc học Huế là một trong những ngôi trường cấp 3 có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Đây không chỉ được xem là địa điểm chứng nhân của lịch sử mà còn là chiếc nôi đào tạo hàng ngàn học sinh xuất sắc, trở thành những người có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.