Trang chủ Tin tức Bức tranh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chất liệu...

Bức tranh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chất liệu vỏ trứng xác lập Kỷ lục Việt Nam

(Kyluc.vn-VietKings) Họa sĩ Nguyễn Quốc Vượng - một người con đất Quảng Bình với tình cảm lớn lao dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành nhiều công sức và tâm huyết để tạo ra bức tranh mang tên “Vị tướng vì hòa bình” bằng vỏ trứng trong suốt hơn 2 năm. Tác phẩm hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 112 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) ghi nhận là "Bức tranh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng chất liệu vỏ trứng lớn nhất tại Việt Nam".
Sáng ngày 07/10/2023, buổi lễ công bố Kỷ lục Việt Nam với nội dung “Bức tranh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng chất liệu vỏ trứng lớn nhất tại Việt Nam” đến Họa sĩ Nguyễn Quốc Vượng đã chính thức diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh.

Họa sĩ Nguyễn Quốc Vượng chia sẻ tại sự kiện (Ảnh: VietKings)

 

Tại sự kiện, về phía Lãnh đạo TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam – Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) có sự tham dự của ông Dương Duy Lâm Viên – Tổng Thư ký TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Viện trưởng Viện Kỷ lục Việt Nam và bà Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc – Tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings).

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc – Tổng thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings), đại diện công bố Quyết định xác lập Kỷ lục Việt Nam (Ánh: VietKings)

 

Ông Dương Duy Lâm Viên – Tổng Thư ký TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Viện trưởng Viện Kỷ lục Việt Nam và bà Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc trao bằng Kỷ lục Việt Nam đến họa sĩ Nguyễn Quốc Vượng (Ảnh: VietKings)

 

 

Đông đảo gia đình, bạn bè đến chung vui cùng họa sĩ Nguyễn Quốc Vượng với Kỷ lục vừa được xác lập (Ảnh:VietKings)

 

Sinh năm 1979 tại làng Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), họa sĩ Nguyễn Quốc Vượng theo học khoa Hội họa, Trường Nghệ Thuật – Huế dù gia đình không mấy ai ủng hộ. Ra trường, anh phải bôn ba khắp nơi, làm đủ nghề để nuôi giữ đam mê.  Những năm sau ngày ra trường, anh từng lang thang vào TP.HCM đắp những bức phù điêu, phiêu dạt ở phố cổ Hội An để vẽ tranh… Khi trở về quê hương Quảng Bình, anh từng vẽ hàng ngàn bức tranh lụa mang tới Phong Nha để bán cho du khách. Trước khi trở thành cán bộ Nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh Quảng Bình từ năm 2008 cho đến nay, anh cũng có khoảng thời gian làm giáo viên mỹ thuật tại trường phổ thông ở quê. 

Cơ duyên từ vỏ trứng

Họa sĩ Nguyễn Quốc Vượng tâm sự: “Là nghệ sĩ ai cũng mong muốn để lại cho đời những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Càng đam mê, càng trăn trở, cứ mỗi lần đi xem triển lãm tranh về là lòng tôi lại nóng như lửa đốt, nhiều câu hỏi cứ vần vũ trong đầu. Và rồi một ngày đẹp trời của năm 2020, trong một lần đi làm về muộn, lấy mì tôm pha ăn, đập thêm quả trứng gà. Nhìn những mảnh vỡ của trứng vương vãi nổi bật trên mặt bàn màu tối, đầu tôi loé lên câu hỏi, sao mình không thử ghép những mảnh vỡ này thành một bức tranh?”. Dù chỉ là ý tưởng thoáng qua, nhưng càng suy nghĩ về nó, họa sĩ Vượng lại càng thấy chất liệu này có cái gì đó thiêng liêng và thân thuộc. Dân tộc này được sinh ra từ 100 quả trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết. Còn nay thì những quả trứng có mặt khắp mọi nơi trong đời sống. Nghĩ là làm, anh Vượng tìm gom vỏ trứng gà, vịt của gia đình, hàng xóm, bạn bè để nghiên cứu, tìm tòi và hiện thực hóa ý tưởng.

 

Bức tranh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chất liệu vỏ trứng xác lập Kỷ lục Việt Nam

“Với một bức tranh làm từ vỏ trứng, người nghệ sĩ phải bỏ công sức, tâm huyết gấp năm, gấp mười lần so với một bức tranh bình thường. Mỗi khâu trong quá trình sáng tác cũng đòi hỏi người nghệ sĩ phải hết sức kiên trì và tỉ mẫn. Chung quy, để hoàn thành một bức tranh từ vỏ trứng mất khá nhiều thời gian và tâm sức, không thể vội vàng, qua loa” – họa sĩ Nguyễn Quốc Vượng chia sẻ.

 

Với lối tư duy nghệ thuật độc đáo cùng đôi bàn tay tài hoa, họa sĩ Nguyễn Quốc Vượng đã tạo ra nhiều bức tranh bằng vỏ trứng từ phong cảnh, địa danh lịch sử, cho đến con người Quảng Bình… Tác phẩm tranh vỏ trứng đầu tay của họa sĩ Vượng có tên “Sông ngầm”. Những dòng sông ngầm len lỏi trong hệ thống núi đá vôi đồ sộ của Phong Nha – Kẻ Bàng đã tạo nên những hang động rộng lớn và kỳ vỹ nhất thế giới giúp anh lên ý tưởng sáng tác. Bức tranh này anh muốn giới thiệu về một Quảng Bình mang trong mình bí ẩn bất tận cần được khám phá. Tại triển lãm mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung lần thứ XXV năm 2020, bức tranh “Sông ngầm” được giới chuyên môn đánh giá cao.

 

Bức tranh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chất liệu vỏ trứng xác lập Kỷ lục Việt Nam

Hoạ sĩ Nguyễn Quốc Vượng bên tác phẩm đầu tay “Sông ngầm”.

 

Đến bức tranh “Vị tướng vì hòa bình” – Tâm huyết và tình cảm của một người con đất Quảng Bình dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sinh ra và lớn lên tại Quảng Bình, cũng là quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, họa sĩ Nguyễn Quốc Vượng đã ấp ủ và muốn làm một bức tranh về đại tướng kích thước lớn và chất liệu khác so với tranh vẽ khác. Khi tìm được chất liệu về vỏ trứng thì anh rất hài lòng và quyết định chọn đây là chất liệu chính để thổi hồn và thể hiện tình cảm, tâm tư nguyện vọng của mình.

Để thực hiện tác phẩm này, anh Vượng đã nghiên cứu, đọc kỹ nhiều sách, báo viết về Đại tướng. Ngay từ khâu phác thảo, để thể hiện được tầm vóc, bắt đúng thần thái của Đại tướng, chọn nền, bối cảnh sao cho phù hợp, anh đã phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần. Anh chọn bức chân dung Đại tướng với gương mặt cương nghị, tay đưa cao nắm đấm, thể hiện quyết tâm chiến thắng quân thù với lá cờ đỏ sao vàng làm nền và điểm xuyết những chú chim bồ câu màu trắng đang vỗ cánh – biểu tượng cho cánh chim hòa bình. Sau đó, anh chọn chất liệu từ 1.000 vỏ trứng các loại như: trứng gà, trứng vịt và trứng chim cút. Bên cạnh những gam màu của vỏ trứng thông thường, anh dùng thêm biện pháp nung nóng để tạo ra sự tương phản sáng – tối. Khi những vỏ trứng hiện lên màu sắc ưng ý, anh dùng keo để ghép thành bức tranh hoàn chỉnh.

Bức tranh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chất liệu vỏ trứng xác lập Kỷ lục Việt Nam

Vỏ trứng sau khi thu gom sẽ được rửa sạch, khử tanh và xử lý lớp màng, sau đó đem đi sấy thật khô. Mỗi loại vỏ trứng sẽ có màu sắc khác nhau như vỏ trứng có màu lốm đốm, trứng gà ta có màu vàng nhạt, trứng gà công nghiệp có màu nâu.

 

​Dù chất liệu vỏ trứng mỏng manh, nhưng anh khá tự tin về độ bền của loại tranh mới lạ này. Anh nói vỏ trứng bản chất là chất sừng, chứa nhiều canxi nên nếu không bị chôn dưới đất thì khó lòng hư hỏng. Khi hoàn thiện, anh còn phủ một lớp vật liệu bóng để bảo vệ nên bức tranh có thể có tuổi thọ hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm. “Một vỏ trứng chỉ có thể dùng được một số vùng có màu sắc phù hợp. Từ những mảnh nhỏ đó phải tỉ mẩn gắn lại với nhau mới có được những hình khối cơ bản. Việc sắp xếp vỏ trứng cũng cần phù hợp để thể hiện ý đồ nghệ thuật và cái hồn của tác phẩm”, họa sĩ Vượng cho biết. 

Bức tranh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chất liệu vỏ trứng xác lập Kỷ lục Việt Nam

Khi những vỏ trứng hiện lên màu sắc ưng ý, họa sĩ Vượng với bàn tay tài hoa của mình sẽ dùng keo để ghép thành bức tranh hoàn chỉnh.

 

Bức tranh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chất liệu vỏ trứng xác lập Kỷ lục Việt Nam

Để hoàn thiện bức tranh, họa sĩ Nguyễn Quốc Vượng cho biết đã dùng hơn 1.000 vỏ trứng các loại, cùng hàng vạn mảnh ghép của vỏ trứng và mất hơn 2 năm ròng rã, từ thai nghén cho đến bắt tay vào thực hiện.

 

Sau hơn 2 năm, bức tranh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp với kích thước chiều dài 1,4m và chiều rộng hơn 1,7m hoàn thành và được anh đặt tên “Vị tướng vì hòa bình”. Tác phẩm hoàn thành trước dịp Kỷ niệm 112 năm Ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 – 25/8/2023). “Hoàn thành bức tranh, tôi có chút tâm đắc vì đứng ở vị trí nào nhìn vào cũng tưởng như thấy Đại tướng đang nhìn mình một cách trìu mến. Tôi xem đây như là một món quà mà người nghệ sĩ như tôi làm để tri ân một người con lỗi lạc của quê hương Quảng Bình, một anh hùng của dân tộc, một tướng tài của thế giới”, họa sĩ Vượng không giấu sự tự hào.

 

Bức tranh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chất liệu vỏ trứng xác lập Kỷ lục Việt Nam

“Vẽ chân dung vốn đã khó, còn tạo chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng vỏ thì khó gấp vạn lần. Ngoài việc làm sao để bức tranh phải giống Đại tướng, cốt lõi nhất của bức tranh này phải toát lên thần thái của một vị tướng từng đánh thắng “hai đế quốc to” nhưng luôn yêu chuộng hòa bình” – anh Vượng chia sẻ.

 

Bức tranh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chất liệu vỏ trứng xác lập Kỷ lục Việt Nam

Tác phẩm “Vị tướng vì hòa bình” phác họa chân dung Đại tướng với bàn tay nắm chặt thể hiện sự quyết chiến, quyết thắng, phần nền là hình lá cờ Tổ quốc và hình ảnh những chú chim bồ câu tượng trưng cho sự hòa bình. 

 

Với việc xác lập Kỷ lục Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) kỳ vọng tác phẩm sẽ góp phần làm phong phú thêm kho tàng các sáng tác nghệ thuật về vị Tướng tài danh của đất nước thông qua một chất liệu đặc biệt. Thông qua bức tranh ghép từ vỏ trứng, hình ảnh Đại tướng Võ Nguyễn Giáp cũng trở nên gần gũi hơn trong trái tim mỗi người con Việt Nam và bạn bè quốc tế, qua đó giúp người xem cảm nhận sâu sắc hơn về công lao, tầm vóc của Đại tướng, góp phần giáo dục cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ về niềm tự hào dân tộc.

 

Diệu Phi, Ngọc Bích – VietKings

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút...

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con...

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước...

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham...

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.