Trang chủ Tin tức 10 Kỷ lục Châu Á mới của Ẩm thực và Quà tặng...

10 Kỷ lục Châu Á mới của Ẩm thực và Quà tặng Đặc sản Việt Nam: (P.2) Cơm hến (Tỉnh Thừa Thiên Huế) – Một trời vị giác trong món ăn dân dã mang đậm phong vị cung đình Huế

(VIETKINGS – BESTPLUS) Cơm hến nghe qua rất dân dã nhưng lại hội tụ mọi phẩm chất của người Huế như cần kiệm, tỉ mỉ, tinh tế, tài hoa… cũng như đặc tính địa phương là cay đắng mặn mòi, nhất nhất bảo tồn hồn cốt Huế. Trải qua nhiều thăng trầm và biến động lịch sử, món cơm dân dã ngày nào giờ đã trở thành một trong những điểm sáng trên tấm bản đồ ẩm thực Cố đô.

Cuối năm 2023, CƠM HẾN (TỈNH THỪA THIÊN HUẾ) đã chính thức được công nhận đạt giá trị Kỷ lục châu Á theo Bộ tiêu chí của Tổ chức Kỷ lục châu Á quy định. Nâng số lượng các Kỷ lục về Ẩm thực và Quà tặng Đặc sản Việt Nam đạt Kỷ lục châu Á lên số lượng 60 món từ năm 2012 đến năm 2023 (Gồm 38 Món ăn đặc sản và 22 Đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng của các địa phương).

>>> VietKings đề cử thành công 10 Kỷ lục Châu Á mới cho Ẩm thực và Quà tặng Đặc sản của Việt Nam (Lần IV, Năm 2023-2024)

CƠM HẾN (TỈNH THỪA THIÊN HUẾ)

Một trời vị giác trong món ăn dân dã mang đậm phong vị cung đình Huế

Khác với những món ăn khác có xuất xứ từ thực đơn cung đình, “Cơm hến” xưa là món ăn gắn liền với bữa cơm của những dân nghèo chốn Cố đô, trước khi trở thành một trong những món ăn được người dân dùng để tiến dâng các vị vua triều Nguyễn. Theo người dân xứ Huế kể lại, ngược dòng thời gian trở về những ngày tháng cách đây hơn 200 năm, dưới thời vua Gia Long, trong khi chồng đi bắt tôm cá, ở nhà người vợ nghèo họ Huỳnh cặm cụi ra bờ sông ở Cồn Hến mò bắt hến. Mỗi buổi sáng sớm, người vợ tảo tần chế biến món cơm hến được làm từ cơm nguội với hến và nước hến cho chồng. Món ăn tuy đơn giản nhưng chứa đựng trong đó tấm lòng yêu thương chồng của người vợ thảo hiền. Có lẽ, vậy nên món ăn dân dã này, sau đó đã lan rộng ra khắp Cồn Hến. Đến đời vua Thiệu Trị, cơm hến đã được bán ở khắp các chợ vùng kinh đô Huế và trở thành món ăn ưa thích của nhiều người. Đến thời vua Thành Thái, bà Nguyễn Thị Thẹp dùng hến thu hoạch ở Cồn Hến chế biến thành món cơm dân dã dâng lên vua, được vua phong hiệu và lập ra Phường Hến. Món cơm hến từ đó cũng được đưa vào hoàng cung cho vua thưởng thức.

Đến nay, Cồn Hến – làng Vỹ Dạ nơi khởi thủy của “Cơm hến” vẫn được xem là nơi làm ra món ăn ngon và đúng vị nhất. 

 

Ngày nay những món ăn đặc sản Huế tỏa đi khắp mọi miền đất nước, dù đi đến đâu cũng có thể thưởng thức những món ăn “cộp mác” Cố đô như Bún bò huế, Bánh bột lọc Huế, Bánh nậm Huế… Ví dụ như “Bún bò Huế” được biến tấu theo khẩu vị ở từng vùng, mỗi nơi bún bò Huế đi qua được thêm bớt các nguyên liệu trong bát bún tùy thích trên nền nước dùng có mắm ruốc. Các món Huế khác khi rời xa Huế đều có thể chấp nhận biến tấu. Thế nhưng cơm hến, kể cả khi không còn ở Huế, không được chế biến đúng kiểu Huế thì không còn là cơm hến. 

 

Món ăn nào rời xa Huế cũng có thể thay đổi nhưng cơm hến thì tuyệt nhiên không thể. Chỉ cần xa Huế, thiếu đi một nguyên liệu là tô cơm hến không còn là cơm hến nữa. 

 

Với người Huế, cơm hến gợi nhắc đến dòng Hương Giang trầm lắng bao bọc những bãi bồi, cồn cát đầy nắng:

“Ai ơi thăm hến đến Cồn

Ngắm tô cơm hến, ngắm hồn Huế xưa.”

Cơm hến không chỉ đơn thuần là món ăn bình dân, quen thuộc của người Huế mà cao hơn, nó còn thể hiện giá trị văn hóa và lịch sử ẩm thực của xứ Huế. Cơm hến dân dã nhưng nhờ bàn tay khéo léo, tài hoa của phụ nữ Huế, món ăn tuy nghèo nhưng lại sang, giản dị đó nhưng không kém phần kiêu hãnh và đài các, là món ăn tinh tế đúng như bản chất của người phụ nữ Kinh kỳ.

 

Cơm hến có nét duyên thầm vì chưa có thứ cơm nào trên khắp đất nước Việt Nam có được hương vị rất riêng như món ăn này. Trông có vẻ đơn giản nhưng món cơm hến lại món ăn “nhà nghèo” kỳ công bậc nhất.

 

Nguyên liệu chính làm nên cơm hến là cơm nguội và hến. Nghe qua có vẻ rất đơn giản nhưng món ăn được xem là của con nhà nghèo đó không hề đơn giản một chút nào mà còn sở hữu một quá trình chuẩn bị, chế biến rất cầu kỳ, tỉ mẩn. Hến được dùng để làm cơm hến đúng điệu và ngon nhất phải là hến được bắt ở cồn Hến, cồn đất phù sa nổi trên sông Hương, thuộc địa phận làng Cồn, phường Vĩ Dạ. Bởi điều kiện thuận lợi nên hến ở cồn Hến có vị ngon ngọt và đã từng dùng làm món ăn tiến vua ngày trước. Hến được cào từ lúc chạng vạng sáng, rửa qua cho sạch bùn và chuyển về các lò hến. Lúc này, hến được ngâm trong nước vo gạo để nhả hết chất bẩn trong bụng. Sau khi đã sạch, hến được cho vào nồi luộc để lấy hai thứ nguyên liệu quan trọng: Phần thịt (người Huế gọi là mặt hến) và nước luộc hến. Nước dùng phải để cho lắng xuống và đó cũng là cách lược cát một lần nữa. Phải nói rằng nước luộc hến Huế đặc và sánh đục chứ không trong như nước hến nơi khác, vị ngọt không tả được. Khác với nước hầm xương, nó dìu dịu và vương vấn mãi nơi đầu lưỡi… 

 

Thịt hến được xào qua với mỡ, hành, măng khô và thịt ba chỉ thái sợi. Khi xào, lửa chỉ riu riu cho thịt ngấm gia vị, giữ được trọn vẹn độ giòn của hến.

 

Điểm đặc biệt của món ăn là cơm phải là cơm nguội để qua đêm, các hạt cơm phải rời nhau. Đặc trưng này xuất phát từ tính cách cần kiệm và triết lý sống của người dân Huế: Không bỏ phí cái gì. Hơn nữa, hạt cơm nguội mới làm nền được cho cái giòn, cái ngọt của những thứ khác. Phần mặt hến căng mọng được đem xào nhanh với miến gạo, măng khô xé nhỏ và thịt lợn ba chỉ thái mỏng, xào cho vừa chín là nhấc ra luôn kẻo hến bị dai. Nước luộc hến cho vào nồi đun nóng, đập vài miếng gừng và gia giảm chút gia vị cho vừa miệng. Tiếp đến là chuẩn bị những thành phần phụ, dù vậy nhưng phần này còn nhiều hơn cả hai nguyên liệu chính. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, đã thống kê được hơn 10 nguyên liệu chỉ phục vụ “làm màu” cho cơm hến. Nào là ớt tương, ớt dầm nước mắm, mắm ruốc, bánh tráng bóp vụn, muối rang, lạc chao qua mỡ hoặc dầu rồi giã thô, vừng rang, bì heo (bóng) chiên giòn, tóp mỡ. Nói đến cơm hến là không thể thiếu ruốc Huế. Thế nhưng, ruốc ăn chan cơm hến không để đậm đặc như ăn món khác mà phải đánh nhuyễn với nước sôi, khi chan vô cơm sẽ đều hơn. Rau ăn cơm hến bao gồm rau má, giá sống, cần, dọc mùng (bạc hà Nam bộ), khế chua bào mỏng… Nhưng nhất thiết phải có vị rau mang đặc trưng của Huế: Đó là bạc hà mà dân Huế gọi là rau thơm. Vị the cay cay nồng nồng của loại rau có tinh dầu này đã làm nên nét riêng của cơm hến. Không ít nhà còn cho thêm chút bùi bùi của đậu phộng, chút giòn tan da heo rán bổ trợ hoàn hảo cho phần hến chân chất. món ăn đơn thuần mà thấm cả đất trời, sắc vị.

 

Khác với những món ăn khác luôn sử dụng các loại nguyên liệu tươi nóng, cơm hến lại sử dụng cơm nguội để qua đêm và các hạt cơm phải tời, không dính nhau. Chính lớp cơm nguội sẽ là bức phông nền hoàn hảo để tôn lên cái giòn, ngọt của các nguyên liệu có trong một bát cơm hến.

 

Ăn cơm hến có hai cách, ăn nước tức là múc cơm vào tô, bày thịt hến, rau, đậu phộng rang, tóp mỡ… rồi chan nước dùng vào để ăn như hủ tíu. Cách thứ hai là để nước riêng, vừa ăn, vừa chan từng thìa nước hến vào cơm. Cơm hến Huế là món cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, không cay không phải là cơm hến. Mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, vị ngọt đằm thắm của nước hến cùng với sự béo ngậy của tóp mỡ. Gói gọn trong cả bát cơm ấy chính là hương vị mặn, ngọt, cay, chua, nguội, nóng, bùi, giòn và tươi mát, khiến ai đã từng một lần thưởng thức cứ nhớ mãi không thôi. 

 

Cơm hến quả thật là một món ăn tiến vua. Không chỉ cầu kỳ trong cách chế biến, món ăn này cũng sở hữu cách thưởng thức nhã nhặn và cầu kỳ chẳng kém. Sự cộng hưởng của các gia vị sẽ mang đến mùi vị khó tả và bao trùm tất cả các giác quan của người ăn. 

 

Cái hồn “ăn cay nói nặng” của người Huế là điều rất khó tìm thấy trong những bát cơm hến khi xa hương. Cơm hến Huế là bức tranh âm dương ngũ hành mà khi ăn mùa hè thì tứa mồ hôi, ăn mùa đông thì người nóng sừng sực như đang ở Hỏa Diệm Sơn. Chút cay nồng, chút mặn, chút tình, chút buồn trong mưa Huế bay bay, có chăng chính là sức níu chân người con xa quê khôn nguôi thương nhớ?

Chính bởi những giá trị đặc biệt đó, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings đã quyết định đề cử CƠM HẾN (TỈNH THỪA THIÊN HUẾ) vào 10 KỶ LỤC CHÂU Á VỀ ẨM THỰC, QUÀ TẶNG ĐẶC SẢN VIỆT NAM (Lần IV, Năm 2023-2024) đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Các chi phí tổng hợp, thiết lập hồ sơ và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục Châu Á do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings tài trợ thực hiện trong Hành trình Tìm kiếm và quảng bá các giá trị đặc biệt của Việt Nam ra Thế giới.

Dự kiến, bằng Kỷ lục Châu Á sẽ được Tổ chức Kỷ lục Châu Á ủy quyền cho VietKings trao tặng đến các địa phương vào dịp Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 53 dự kiến diễn ra vào ngày 06/01/2024 tại TP.Hồ Chí Minh hoặc Địa phương có thể đón nhận Kỷ lục trong sự kiện do địa phương tổ chức. Trong thời gian tới, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) sẽ tiếp tục tiến hành đề cử các giá trị nổi bật của Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam một cách toàn diện đến bạn bè thế giới.

Mọi thông tin xin liên hệ:

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM (VIETKINGS) – TỔ CHỨC TOP VIỆT NAM (VIETTOP)

 Địa chỉ: Số 01, đường Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh 

Liên hệ: Ms Nga 078 5555 145 

Email: noidungtopplus@gmail.com

Website: www.kyluc.vn; www.topplus.vn

CÁC TIN KHÁC

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu...

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề...

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây...

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều...

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa...

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi...

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (1903-2024) – Nơi hội tụ của nghệ nhân tài năng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.24

(nienlich.vn) Là một trong những ngôi trường đào tạo mỹ thuật hàng đầu tại khu vực miền Nam. Đến nay, trải qua 120 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã và đang đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tài năng, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng chất lượng cao.

Chợ Hàn (Đà Nẵng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Đối với thành phố Đà Nẵng, chợ Hàn để lại một dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt kinh tế và văn hoá, gắn với nhiều thế hệ qua nhiều biến cố lịch sử khác nhau trong cuộc sống. Chợ Hàn nằm bên bờ sông Hàn, kể chuyện chợ Hàn cũng chính là kể một câu chuyện của thành phố bên dòng sông Hàn, phản ánh một bức tranh trong tiến trình lịch sử Đà Nẵng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.65) Tháp Yang Prong (Đắk Lắk): Tháp Chăm duy nhất ở vùng Tây Nguyên – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, dưới thời vua Chăm Jaya Shinhavarman III, đến nay vẫn còn vững chắc, tươi màu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Marie Curie (1918-2024) – Trường cổ nhưng hiện đại – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.23

(nienlich.vn) Trường THPT Marie Curie (thành lập năm 1918) là ngôi trường lớn nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa. Năm 2015, trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của TPHCM

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Tọa lạc giữa Cầu Trường Tiền và Gia Hội, Chợ Đông Ba từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị với các tín đồ đam mê khám phá. Khu chợ truyền thống này gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử nên đã và đang được xem như điểm đến nổi tiếng bậc nhất cố đô.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu chuyện lịch sử – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.