Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Vì sao tàu ngầm được thám hiểm đại dương?

Vì sao tàu ngầm được thám hiểm đại dương?

Việc đưa con người xuống đáy đại dương sâu thẳm vốn dĩ là vô cùng nguy hiểm.
Thảm họa tàu Titan một lần nữa nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc thám hiểm đại dương
Thảm họa tàu Titan một lần nữa nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc thám hiểm đại dương

Vì vậy, các nhiệm vụ thám hiểm thường sử dụng phương tiện tự động để thu thập dữ liệu.

Lựa chọn nhiều nguy hiểm

Lực lượng cứu hộ phát hiện mảnh vỡ từ tàu ngầm Titan dưới đáy đại dương gần xác tàu Titanic vào ngày 22/6. Titan được cho là đã gặp sự cố thảm khốc, khiến 5 người trên tàu thiệt mạng.

Việc tàu ngầm Titan mất tích đã gây tranh cãi vì không tuân theo các quy định, tiêu chuẩn an toàn. Nhà điều hành tour du lịch tuyên bố, công nghệ này còn quá mới và chưa được xem xét.

Trước đó, năm 2018, cựu Giám đốc hoạt động hàng hải tại OceanGate – David Lochridge từng viết một báo cáo kỹ thuật lưu ý rằng, loại tàu ngầm được công ty này phát triển cần thêm thời gian thử nghiệm. Hành khách có thể gặp nguy hiểm khi tàu ngầm đạt đến “độ sâu quá lớn”.

Trong khi đó, Sal Mercogliano – Giáo sư tại Trường Đại học Campbell (Mỹ) kiêm nhà sử học hàng hải, khẳng định, tàu ngầm Titan không cần tuân thủ các quy định an toàn, vì nó hoạt động ở vùng biển quốc tế.

Kỹ sư cơ khí Nina Mahmoudian thuộc Trường Đại học Purdue (Mỹ) nhận định, việc đưa con người xuống đáy đại dương sâu thẳm vốn dĩ là vô cùng nguy hiểm.

Trong khi đó, biến đổi khí hậu đồng nghĩa với việc thu thập dữ liệu từ các đại dương trên thế giới trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bà Nina Mahmoudian đã giải thích cách các nhà nghiên cứu giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan đến việc khám phá đại dương. Đó là gửi tàu ngầm xuống, nhưng vẫn giữ người trên mặt nước.

Kỹ sư Mahmoudian cho biết: “Khi đề cập đến nghiên cứu về nước, chúng ta đang nhắc tới những khu vực rộng lớn. Việc bao quát các khu vực rộng lớn đòi hỏi những công cụ có thể hoạt động trong thời gian dài, đôi khi là hàng tháng. Việc đưa người xuống các phương tiện dưới nước, đặc biệt là trong thời gian dài như vậy, vô cùng tốn kém và nguy hiểm”.

Một trong những công cụ mà các nhà nghiên cứu sử dụng là phương tiện điều khiển từ xa (ROV). Về cơ bản, có một sợi cáp giữa phương tiện và người điều khiển. Từ đó, cho phép người điều khiển ra lệnh và di chuyển phương tiện.

Đồng thời, phương tiện có thể chuyển tiếp dữ liệu theo thời gian thực. Công nghệ ROV đã tiến bộ rất nhiều để có thể tiếp cận với đại dương sâu thẳm, lên đến độ sâu 6.000 mét. Nó cũng có thể cung cấp khả năng di động cần thiết để quan sát đáy biển và thu thập dữ liệu tốt hơn.

Các phương tiện tự hành dưới nước cung cấp một cơ hội khác để khám phá nước. Những phương tiện này thường được lập trình trước để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Khi ở dưới nước, chúng thường không liên lạc thường xuyên.

Vào một số khoảng thời gian, chúng nổi lên, chuyển tiếp toàn bộ lượng dữ liệu đã thu thập được, thay pin hoặc sạc lại. Sau đó, nhận các hướng dẫn mới trước khi lặn xuống một lần nữa và tiếp tục sứ mệnh.

“Tuy nhiên, tàu lặn có người lái sẽ rất thú vị đối với công chúng và những người liên quan. Phương tiện này đồng thời hữu ích cho những khả năng ngày càng tăng mà con người mang lại để vận hành các công cụ và đưa ra quyết định, tương tự như hoạt động khám phá không gian có người lái.

Tuy nhiên, nó sẽ đắt hơn nhiều so với các cuộc thám hiểm không có người lái. Các tàu lặn có thủy thủ đoàn ngày nay tiêu tốn hàng chục nghìn USD mỗi ngày để vận hành”, kỹ sư Nina Mahmoudian cho biết.

Vì sao tàu ngầm được thám hiểm đại dương? ảnh 1

Các phương tiện thám hiểm tự động thường được sử dụng dưới đại dương.

Công cụ an toàn, tiết kiệm

Cũng theo kỹ sư Nina Mahmoudian, việc sử dụng các hệ thống không người lái sẽ mang lại cơ hội tốt hơn để thăm dò, với chi phí và rủi ro thấp hơn khi hoạt động trên các khu vực rộng lớn và địa điểm khắc nghiệt. Sử dụng các phương tiện hoạt động từ xa và tự động dưới nước giúp người điều khiển có cơ hội thực hiện các nhiệm vụ gây nguy hiểm cho con người. Trong đó, bao gồm việc quan sát dưới băng và phát hiện mìn dưới nước.

Công nghệ nghiên cứu đại dương sâu đã phát triển vượt bậc trong những năm gần đây do sự tiến bộ trong cảm biến và tính toán. Đã có những tiến bộ lớn trong việc thu nhỏ các cảm biến âm thanh và sonar để sử dụng dưới nước. Máy tính cũng đã trở nên thu nhỏ hơn, có khả năng tốt và tiết kiệm năng lượng hơn. Đã có rất nhiều nghiên cứu về công nghệ pin và đầu nối kín nước.

Sản xuất bồi đắp và in 3D cũng giúp chế tạo thân tàu cũng như các bộ phận có thể chịu được áp suất cao ở độ sâu với chi phí thấp hơn nhiều. Thế giới cũng ghi nhận những tiến bộ lớn trong việc tăng cường quyền tự chủ bằng cách sử dụng các thuật toán tiên tiến hơn, bên cạnh các phương pháp điều hướng và phát hiện truyền thống. Ví dụ, các thuật toán máy học có thể giúp phương tiện phát hiện và phân loại đối tượng, dù là cố định như đường ống dẫn hay di động như đàn cá.

Tàu ngầm dưới nước là một trong những phương tiện hoạt động từ xa và tự động nhằm giúp khám phá đại dương. Đây là những phương tiện dưới nước tự điều khiển nổi. Chúng có thể ở trong nước hàng tháng trời.

Đồng thời, có thể thu thập dữ liệu về áp suất, nhiệt độ và độ mặn khi di chuyển lên xuống trong nước. Tất cả những điều này rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu để hiểu về những thay đổi đang diễn ra dưới đại dương.

Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phương tiện tự hành dưới nước để thu thập dữ liệu về đáy biển bên dưới sông băng Thwaites ở Nam Cực.

Các công ty năng lượng cũng đang sử dụng những phương tiện hoạt động từ xa và tự động dưới nước. Từ đó, kiểm tra và giám sát năng lượng tái tạo ngoài khơi cũng như cơ sở hạ tầng dầu khí dưới đáy biển.

Theo kỹ sư Nina Mahmoudian, các hệ thống dưới nước là nền tảng di chuyển chậm. Nếu các nhà nghiên cứu có thể triển khai chúng với số lượng lớn thì điều đó sẽ mang lại lợi thế để bao phủ những khu vực rộng lớn trên đại dương.

Một trong những tàu ngầm dưới nước đã đi qua Bắc Đại Tây Dương từ bờ biển Massachusetts đến Ireland trong gần một năm, từ 2016 – 2017. Lượng dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian đó là nhiều chưa từng có. Cứ sau tám giờ, tàu lại nổi lên mặt nước. Phi hành đoàn về cơ bản đã đưa ra kế hoạch cho chặng tiếp theo của nhiệm vụ. Nếu một con tàu có thủy thủ đoàn được gửi đến để thu thập lượng dữ liệu đó trong thời gian dài như vậy, thì chi phí sẽ lên tới hàng chục triệu USD.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

ALIEN COFFEE: ‘Vũ trụ siêu anh hùng’ thu nhỏ tại thành phố hoa phượng đỏ lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Chiều ngày 27/4/2024, tại Quán ALIEN COFFEE, thành phố Hải Phòng, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao bằng Kỷ lục Việt Nam đến ông Hoàng Anh Tuấn với Bộ sưu tập chính hãng các mô hình đồ sộ đang được trưng bày tại đây. Bộ sưu tập gồm 1.679 mô hình nhân vật siêu anh hùng, game, nhân vật truyện tranh và phim điện ảnh chính hãng được ra mắt sau hành trình 10 năm tâm huyết sưu tầm của chủ nhân. ALIEN COFFEE từ lâu đã trở thành điểm hẹn của dân chơi mô hình tại Việt Nam.

Chinh phục cầu đáy kính Kỷ lục ở độ cao gần 146m tại Happy One Central (Bình Dương) của Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân

(VietKings) Kỳ vọng trở thành biểu tượng kiến trúc độc đáo bậc nhất TP Thủ Dầu Một, Happy One Central được chủ đầu tư dành nhiều tâm huyết thiết lập những giá trị đẳng cấp, độc bản. Đặc biệt, Happy Central One sở hữu cây cầu kính ở độ cao gần 146m, nối liền 2 tòa tháp cao 40 tầng. Trong khuôn khổ buổi lễ sự kiện Khánh thành cầu kính "Happy One Central - The Bridge to Glory" tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) vào ngày 27/4/2024, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao Kỷ lục với nội dung "Happy One Central – Dự án căn hộ có cầu đáy kính trên không cao nhất, nối liền 2 đỉnh tòa tháp" đến Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.55) Nhà thờ Tân Định (Thành phố Hồ Chí Minh): Rực rỡ sắc hồng giữa lòng thành phố mang tên Bác – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Cùng với nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Tân Định là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng với kiến trúc theo phong cách La Mã, Gothic và Phục Hưng. Được khởi công xây dựng từ năm 1870 và khánh thành vào ngày 16.12.1876, nơi đây được ví như một tòa lâu đài màu hồng nổi bật trên con đường Hai Bà Trưng sầm uất.

‘Hành lang thông minh’ giúp giảm tắc nghẽn, tăng cường an toàn giao thông

Ùn tắc giao thông là một thách thức lớn đối với các thành phố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, sức khỏe và sự an toàn của người dân. Các giải pháp quản lý giao thông hiện tại tối ưu hóa luồng giao thông nhưng thiếu sự kết nối với hành vi của người lái xe. Để khắc phục những hạn chế này và giảm thiểu tác động của giao thông, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thuật toán học sâu và mô hình dự đoán khác được tận dụng để làm tăng mối liên kết giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng đường bộ, giúp giảm thời gian di chuyển do tắc nghẽn giao thông.

HITA GAME: Sản phẩm giáo dục đúc kết hành trình đào tạo Hiền Tài trong 10 năm qua một tấm bản đồ xác lập Kỷ lục Việt Nam

(VIETKINGS) HITA GAME chính thức được ghi nhận Kỷ lục là "Sản phẩm giáo dục tích hợp đào tạo phẩm chất đạo đức, tư duy tích cực, phương pháp học tập và kỹ năng sống bằng nguyên lý trò chơi đầu tiên tại Việt Nam" từ ngày 13/4/2024. Kỷ lục được trao tặng đến 02 đơn vị đồng sở hữu gồm Viện Nghiên cứu Phát triển Sáng tạo Sơ đồ Tư duy & Bản quyền Việt Nam và Công ty Cổ phần Hita Books.

Nokia sắp đưa mạng 4G lên Mặt trăng

Nhắn tin trên Mặt trăng hay truyền dữ liệu trên sao Hỏa dường như đã không còn là điều gì xa xôi.