Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Thời đại hoàng kim của kháng sinh đã qua, trước mắt sẽ...

Thời đại hoàng kim của kháng sinh đã qua, trước mắt sẽ là cơn ác mộng với loài người

Có hàng triệu người đã chết mỗi năm trong thời đại chưa có kháng sinh, và rồi sẽ là một con số tương tự trong những năm sắp tới.

Năm 1928, penicillin, loại kháng sinh đầu tiên được tìm ra bởi Alexander Fleming. Nhà sinh học người Scotland được coi là người đã mở ra một kỷ nguyên vàng của y học. Khi đó, những viên thuốc kháng sinh được gọi là thần dược tây y. Chúng đã cứu sống hàng triệu người bệnh mỗi năm khỏi cái chết gây ra bởi nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, câu chuyện tuyệt vời ấy dường như đang đi đến hồi kết. Sau hơn 70 năm kháng sinh được đưa vào y học, thời đại hoàng kim của nó đã không còn được duy trì. Có hàng triệu người đã chết mỗi năm trong thời đại chưa có kháng sinh, và rồi sẽ là một con số tương tự trong những năm sắp tới. Cơn ác mộng mang tên "kháng kháng sinh" đang đe dọa loài người vì chính sự lạm dụng thuốc của chúng ta trong quá khứ.

Kháng kháng sinh là gì?

 

Kháng kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. Chúng không những tồn tại mà còn sinh sản ra những thế hệ vi khuẩn mới, cũng có đặc tính kháng thuốc và hóa chất điều trị nhiễm trùng.

Một chủng vi khuẩn có thể phát triển đế chống lại từ một cho đến hàng chục loại thuốc kháng sinh khác nhau. Khi đó, bệnh nhiễm trùng trở nên khó khăn hoặc thậm chí không thể điều trị. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể phải trải qua phẫu thuật cắt bỏ, hoặc thậm chí tử vong vì kháng kháng sinh.

Tại sao kháng kháng sinh là một cơn ác mộng với loài người?

Nếu bạn quay lại trước những năm 1943, khi thuốc kháng sinh chưa xuất hiện, mọi cái chết xung quanh chúng ta không đến từ ung thư hay bệnh tim mạch. Con người sẽ chết vì các vết thương khi bị ngã, trúng đạn, tai nạn lao động… Phần lớn những vết thương dẫn đến nhiễm trùng và kết thúc cuộc sống của một ai đó.

Tuy nhiên, tất cả thay đổi sau khi Fleming tìm ra penicillin. Nhiễm trùng được coi là án tử, đột nhiên lại có thể chữa trị chỉ sau "một cái búng tay" với kháng sinh. Giống như một phép lạ vậy, điều đó mở ra một kỷ nguyên vàng trong y tế phương tây. Những viên kháng sinh được coi là thần dược.

Cho tới nay, đã hơn 70 năm trôi qua, và chúng ta nghi ngờ rằng có mấy khi một thời kỳ vàng son của điều gì có thể kéo dài đến vậy. Chẳng còn sớm nữa để nghĩ về sự sụp đổ của thời đại kháng sinh, khi vi khuẩn đang ngày càng kháng thuốc.

 

Nói về một nền văn minh hiện đại, chúng ta hay tưởng tượng đến nhà máy điện, máy vi tính, thiết bị cầm tay… Nhưng mấy ai biết rằng kháng sinh là một trong những trụ cột đang chống đỡ thế giới ấy. Nếu thời đại kháng sinh sụp đổ, nền văn minh sẽ rung chuyển như thế nào?

Đầu tiên, chúng ta sẽ mất hết lá chắn phòng vệ cho những người có hệ miễn dịch yếu. Họ bao gồm bệnh nhân ung thư, người nhiễm HIV, trẻ em đẻ non… Điều này đồng nghĩa với cái chết của tất cả những con người này.

Tiếp đến, kỹ thuật phẫu thuật của loài người bị vô hiệu hóa. Nhiều ca phẫu thuật được yêu cầu sử dụng kháng sinh phòng ngừa. Khi kháng sinh mất tác dụng, phòng phẫu thuật của bệnh viện như không có mái che.

Chúng ta sẽ không thể mổ tim, ghép thận, đưa ống thông cho bệnh nhân đột quỵ… Chúng ta không thể phẫu thuật dù chỉ đơn giản là chỉnh lại khớp gối. Không thể đẻ mổ, và dù cho trong những bệnh viện hiện đại nhất, cứ 100 sản phụ sẽ có 1 người tử vong.

 

Nhiễm trùng gây ra nỗi sợ hãi từ những bệnh tầm thường. Viêm họng liên cầu gây suy tim. Viêm phổi giết chết 3 trong 10 trẻ em mắc bệnh. Nhiễm trùng da đồng nghĩa với phẫu thuật cắt bỏ chi. Hãy nhớ lại trường hợp đầu tiên được điều trị penicillin. Albert Alexander trước đó đã mất một con mắt trong tình trạng da đầu rỉ mủ, chỉ bắt đầu từ việc bị gai xước vào mặt trong khi làm vườn.

Rồi thì bạn còn dám làm gì nữa khi mà bất cứ tổn thương nào cũng có thể giết người. Bạn có dám đi xe máy, trượt patin, trèo thang để sửa mái nhà hay đặt con bạn chơi đùa dưới sàn nhà?

Bao giờ thì những điều này xảy ra?

Bạn có giật mình không khi biết rằng chúng ta đã ở trong cơn ác mộng này rồi?

Cho tới ngày hôm nay, loài người có trong tay trên dưới 100 loại kháng sinh. Con số không khác biệt là mấy từ những năm đầu thế kỷ 21. Nhưng năm 2000, một bệnh nhân người Mỹ đầu tiên được Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Phòng ngừa Hoa Kỳ (CDC) xác nhận kháng tất cả các kháng sinh, chỉ trừ hai loại.

Năm 2008, các bác sĩ Thụy Điển phải đối mặt với trường hợp một bệnh nhân Ấn Độ nhiễm trùng mà kháng toàn bộ kháng sinh chỉ trừ 1 loại.

Nhưng bạn đừng nghĩ đó chỉ là những trường hợp đơn lẻ. Mỗi năm, riêng Hoa Kỳ và Châu Âu có khoảng 50.000 người chết vì nhiễm trùng mà không có thuốc chữa. Một dự án được tài trợ bởi chính phủ Anh mang tên “Chương trình Đánh giá Kháng kháng sinh” ước tính tổng số ca tử vong loại này trên thế giới là 700.000 người mỗi năm. Năm 2050, con số sẽ lên đến 10 triệu ca với tốc độ kháng kháng sinh phát triển như hiện nay.

 

Bỏ qua những con số, bạn cũng có thể biết được cơn ác mộng đã đến với chính mình và người thân. Thời gian trước đây, triệu chứng tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng một đơn kháng sinh ngắn ngày. Bây giờ, bạn có thể phải dùng đến vài ba loại thuốc.

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng con bạn có nguy cơ nằm trong 25% trẻ em nhiễm trùng đường tiết niệu phải sử dụng 3 loại kháng sinh khác nhau. 25% còn lại phải điều trị với 2 loại thuốc và chỉ còn một nửa trẻ em có thể trị khỏi bằng một loại thuốc duy nhất.

Ngày 30 tháng 4 năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố trong một báo cáo rằng nhân loại thực sự đang ở trong cơn ác mộng của kháng kháng sinh. Nó là một mối đe dọa nghiêm trọng và thách thức y học trong thời điểm này. WHO nói “không hành động ngay hôm nay, tương lai chúng ta sẽ chẳng còn thuốc chữa bệnh”.

Fleming, cha đẻ của kháng sinh đã biết trước mọi thứ

 

Alexander Fleming, nhà sinh học người Scotland được coi là cha đẻ của kháng sinh khi ông phát hiện ra penicillin vào năm 1928. Năm 1943, những liều penicillin thương mại đầu tiên được tung ra. Hai năm sau đó, Fleming nhận giải Nobel cho phát hiện của mình.

Nhưng ngay trong buổi phỏng vấn sau đó, ông đã cảnh báo đến viễn cảnh không vui khi vi khuẩn có thể trở nên kháng thuốc. “Những người lạm dụng penicillin ngày hôm nay, họ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng penicillin sau này”, Flenming nói. “Tôi hy vọng điều nguy hiểm này có thể được kiểm soát”.

Và rồi đúng như vậy. Năm 1943, penicillin được tung ra thì năm 1945, vi khuẩn kháng penicillin xuất hiện. Con người lại đi tìm những loại kháng sinh mới. Năm 1972, vancomycin được điều chế, kháng vancomycin xuất hiện năm 1988.

Imipenem ra đời năm 1985 thì đến năm 1998, kháng imipenem xuất hiện. Một trong những loại kháng sinh mới nhất của nhân loại, daptomycin ra đời năm 2003 thì chỉ 1 năm sau xuất hiện vi khuẩn kháng nó.

Điều này được ví như trò chơi nhảy cừu. Thuốc ra đời, vi khuẩn kháng nó và rồi chúng ta lại đi tìm loại thuốc mới. Nhưng có vẻ như loài người đang hụt hơi khi mà một chủng vi khuẩn mới sinh ra cứ mỗi 20 phút, các công ty dược phẩm thì cần đến cả thập kỷ đế nghiên cứu một loại kháng sinh.

 

Chúng ta có thể làm gì?

Trước hết, hãy nói về nguyên nhân tại sao vi khuẩn có thể trở nên kháng thuốc. Xét dưới góc độ tế bào, nó là việc vật chất di truyền DNA của vi khuẩn được biến đổi để: tránh sự xâm nhập của kháng sinh vào chúng, giúp vi khuẩn tổng hợp enzyme gây bất hoạt hoặc phân hủy kháng sinh, thay đổi con đường chuyển hóa và chúng thải được kháng sinh ra khỏi tế bào.

Bỏ qua những điều phức tạp này, bạn nên biết đến chính con người đã tiếp tay cho vi khuẩn biến đổi gen của chúng. Đó là những hành động được gọi chung cái tên: lạm dụng thuốc kháng sinh.

Bạn có bao giờ dùng kháng sinh để điều trị bệnh cúm mà không biết nó gây ra bởi virus chứ không phải vi khuẩn? Bạn có bao giờ tự ý giảm liều lượng hay thời gian điều trị kháng sinh của bác sĩ xuống một nửa mà không biết điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sống sót và tạo gen kháng thuốc?

Rồi khi chúng ta sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thú y, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp, đó là điều kiện cho những vi khuẩn ở động vật kháng thuốc rồi ảnh hưởng tới cả con người. Sử dụng chất diệt khuẩn trong lau rửa thường xuyên cũng tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc.

Cho tới nay, kháng kháng sinh đã trở thành vấn đề toàn cầu chỉ bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt nhưng ai cũng làm thường xuyên như vậy. Những giải pháp toàn cầu cũng sẽ phải được đặt ra. Có thể là chúng ta nên nghiêm cấm hẳn việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và ngư nghiệp. Thiết lập một cổng kiểm soát kê đơn kháng sinh để tránh lạm dụng bừa bãi hay xây dựng hệ thống giám sát cảnh báo kháng thuốc sắp xảy ra…

Nhưng rồi đó là những điều quá to lớn và cần một nguồn tài trợ không hề nhỏ. Tại sao chúng ta không bắt đầu bằng những hành động của từng cá nhân?

 

CÁC TIN KHÁC

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tập đoàn Mường Thanh chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với Kỷ lục màn múa xòe Thái tại 42 cơ sở trong và ngoài nước

(Kyluc.vn) Chiều ngày 7/5/2024 tại thủ đô Hà Nội, Tập đoàn Mường Thanh đã long trọng tổ chức buổi lễ tổng kết cho Chương trình “Một vòng Mường Thanh”. Đặc biệt, tại buổi lễ, Tập đoàn đã chính thức đón nhận xác lập Kỷ lục Việt Nam: “Một vòng Mường Thanh” – Màn múa Xòe Thái do các cán bộ, nhân viên thực hiện tại nhiều địa điểm nhất (42 điểm)”.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (1903-2024) – Nơi hội tụ của nghệ nhân tài năng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.24

(nienlich.vn) Là một trong những ngôi trường đào tạo mỹ thuật hàng đầu tại khu vực miền Nam. Đến nay, trải qua 120 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã và đang đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tài năng, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng chất lượng cao.

Chợ Hàn (Đà Nẵng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Đối với thành phố Đà Nẵng, chợ Hàn để lại một dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt kinh tế và văn hoá, gắn với nhiều thế hệ qua nhiều biến cố lịch sử khác nhau trong cuộc sống. Chợ Hàn nằm bên bờ sông Hàn, kể chuyện chợ Hàn cũng chính là kể một câu chuyện của thành phố bên dòng sông Hàn, phản ánh một bức tranh trong tiến trình lịch sử Đà Nẵng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.65) Tháp Yang Prong (Đắk Lắk): Tháp Chăm duy nhất ở vùng Tây Nguyên – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, dưới thời vua Chăm Jaya Shinhavarman III, đến nay vẫn còn vững chắc, tươi màu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Marie Curie (1918-2024) – Trường cổ nhưng hiện đại – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.23

(nienlich.vn) Trường THPT Marie Curie (thành lập năm 1918) là ngôi trường lớn nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa. Năm 2015, trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của TPHCM

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Tọa lạc giữa Cầu Trường Tiền và Gia Hội, Chợ Đông Ba từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị với các tín đồ đam mê khám phá. Khu chợ truyền thống này gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử nên đã và đang được xem như điểm đến nổi tiếng bậc nhất cố đô.