Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Tại sao gỗ bắt lửa còn kim loại thì không?

Tại sao gỗ bắt lửa còn kim loại thì không?

Khi nhóm lửa, những thanh củi bên dưới bốc cháy trong khi nồi nước - làm bằng kim loại với các liên kết hóa học mạnh - không ảnh hưởng.
Chiếc ấm bằng kim loại không bùng lửa như những thanh gỗ bên dưới. Ảnh: ArtistGNDphotography

Chiếc ấm bằng kim loại không bùng lửa như những thanh gỗ bên dưới. Ảnh: ArtistGNDphotography

Lửa cần một số yếu tố bắt buộc để tồn tại gồm oxy, nhiệt và nhiên liệu. Việc một số vật bắt lửa trong khi những thứ khác lại không là do các liên kết hóa học và năng lượng cần thiết để thay đổi hoặc phá vỡ các liên kết đó.

Oxy là một loại khí hiện diện trong không khí. Nhiệt có thể được tạo ra từ ma sát như quẹt diêm, hoặc theo những cách khác, ví dụ sét đánh. Nhiên liệu là thứ cháy được, có thể là bất cứ thứ gì hình thành từ vật liệu hữu cơ, theo Carl Brozek, nhà hóa học tại Đại học Oregon. Trong trường hợp này, “hữu cơ” dùng để chỉ phân tử được tạo ra từ những liên kết chủ yếu là carbon – hydro, đôi khi gồm cả oxy hoặc nguyên tử khác như phốt pho, nitơ.

Cháy là một phản ứng hóa học giải phóng năng lượng từ một hệ thống không ổn định với các liên kết hóa học tương đối yếu. Brozek cho biết, mọi thứ đều muốn ổn định hơn, đặc biệt là các phân tử hữu cơ chứa carbon, oxy, hydro và một số nguyên tố khác. Những vật liệu dễ bắt lửa như gỗ và giấy hình thành từ cellulose – phân tử chứa các liên kết giữa carbon, hydro và oxy.

“Khi cháy, vật thể sẽ giải phóng rất nhiều năng lượng vì hệ thống đang chuyển xuống trạng thái năng lượng thấp hơn. Năng lượng này phải thoát đi đâu đó”, Brozek nói.

Khi một vật bằng gỗ bắt lửa, cellulose chuyển đổi thành CO2 và hơi nước – cả hai đều là những phân tử rất ổn định với liên kết bền chắc. Năng lượng giải phóng từ phản ứng hóa học này kích thích các electron trong nguyên tử khí, phát ra ánh sáng nhìn thấy được. Con người gọi ánh sáng đó là lửa.

Vậy tại sao khi đốt lửa trại để đun nước, những khúc củi bên dưới bốc cháy còn nồi kim loại thì không? Sự khác biệt giữa củi và nồi kim loại liên quan đến khả năng phân phối năng lượng của vật liệu khi lửa tác động, phụ thuộc vào độ chắc chắn của các liên kết hóa học, Brozek giải thích.

Các liên kết hóa học mạnh trong kim loại không dễ bị phá vỡ. Gỗ không có các liên kết bền chặt như vậy nên không có khả năng hấp thụ năng lượng từ lửa. Thay vì hấp thụ năng lượng, gỗ giải phóng năng lượng bằng cách bắt lửa. Trong khi đó, kim loại của nồi có khả năng hấp thụ và phân tán năng lượng mạnh mẽ nên khi chạm vào nồi sẽ có cảm giác nóng.

Tăng khả năng hấp thụ nhiệt có thể ngăn gỗ bắt lửa. Brozek cho biết, nếu châm lửa vào cốc giấy chứa đầy nước, cốc sẽ không cháy vì nước trong cốc có thể hấp thụ nhiệt.

Tuy nhiên, một số kim loại vẫn có thể cháy, ví dụ kali và titan, được sử dụng để chế tạo pháo hoa. Kim loại trong pháo hoa ở dạng bột, tạo ra nhiều diện tích bề mặt hơn để phản ứng với nhiệt và oxy nhanh hơn, Brozek giải thích. Khi các kim loại này tiếp xúc với nhiệt đủ để phản ứng với oxy, mức năng lượng tỏa ra khiến chúng cháy thành những màu khác nhau.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.