Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác 'Giữ' năng lượng Mặt trời trong 18 năm

‘Giữ’ năng lượng Mặt trời trong 18 năm

Hệ thống thu và lưu trữ năng lượng Mặt trời trong một thời gian dài được phát triển tại Đại học Công nghệ Chalmers ở Gothenberg, Thụy Điển, có thể mở đường cho các thiết bị điện tử tự sạc theo yêu cầu.

Lưu trữ năng lượng Mặt trời sử dụng các thiết bị điện tử.

Lưu trữ năng lượng Mặt trời sử dụng các thiết bị điện tử.

Bước tiến mới

Sau khi chứng minh được cách mà năng lượng có thể được chiết xuất dưới dạng nhiệt, giờ đây các nhà khoa học đã thành công trong việc đưa hệ thống sản xuất điện vào ứng dụng bằng cách kết nối nó với một máy phát nhiệt điện siêu nhỏ.

“Đây là một cách hoàn toàn mới để tạo ra điện. Theo đó, chúng ta có thể sử dụng năng lượng Mặt trời để sản xuất điện bất kể thời tiết, thời gian trong ngày, mùa trong năm hay vị trí địa lý” – Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Kasper Moth-Poulsen, thuộc Đại học Công nghệ Chalmers ở Gothenberg, Thụy Điển, giải thích – “Tôi rất hào hứng với công việc này và hy vọng đây sẽ là một phần quan trọng trong hệ thống năng lượng của tương lai”.

Các tấm pin Mặt trời làm bằng phế phẩm nông nghiệp có khả năng hấp thu tia UV, ngay cả trong những ngày nhiều mây. Ngoài ra, còn có “pin Mặt trời ban đêm” được tạo ra để hoạt động ngay cả khi Mặt trời lặn.

Tuy nhiên, công nghệ sử dụng chúng không phải không có lỗ hổng, việc lưu trữ lâu dài năng lượng do chúng tạo ra vẫn còn thô sơ, chưa phát huy hết tiềm năng.

Vào năm 2017, hệ thống năng lượng Mặt trời được tạo ra tại ĐH Chalmers, được gọi là “MOST” (Molecular Solar Thermal Energy Storage Systems – Hệ thống lưu trữ nhiệt Mặt trời phân tử) ra đời.

Hệ thống dựa trên phân tử carbon, hydrogen và nitrogen được thiết kế đặc biệt, khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời, nguyên tử bên trong phân tử tự sắp xếp lại để thay đổi hình dáng và biến thành những hợp chất hữu cơ cùng công thức phân tử chứa năng lượng.

Sau đó, nhóm chất đồng phân này có thể được lưu trữ ở dạng lỏng để sử dụng khi cần thiết, chẳng hạn như vào ban đêm hoặc mùa đông lạnh lẽo. Khi sử dụng nguồn năng lượng này, chỉ cần đưa nhiên liệu lỏng qua môi trường chất xúc tác.

Khi đó, các liên kết bị phá vỡ và thay đổi trở về trạng thái phân tử ban đầu, đồng thời giải phóng ra nguồn năng lượng dưới dạng nhiệt, tương đương với lúc mà nó hấp thụ.

Sau nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã liên tục cải tiến hệ thống này và hiện có thể lưu trữ năng lượng Mặt trời đến 18 năm. 

Các tấm pin năng lượng Mặt trời được sử dụng rộng rãi.

Chip siêu mỏng phát điện

Năng lượng Mặt trời đã được con người từ thời cổ đại tận dụng, trước cả khi học cách tạo ra lửa. Bức xạ Mặt trời, cùng với tài nguyên thứ cấp của năng lượng Mặt trời như sức gió, sức sóng, sức nước và sinh khối, làm thành hầu hết năng lượng tái tạo có sẵn trên Trái đất.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cell Reports Physical Science mới đây, các nhà khoa học Thụy Điển cho biết, mô hình này đã tiến thêm một bước. Họ đã gửi phân tử độc đáo chứa đầy năng lượng Mặt trời đến các đồng nghiệp tại Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc).

Tại đây, hệ thống này được kết hợp với một máy phát nhiệt điện nhỏ gọn để chuyển đổi quang năng thành điện năng. Về cơ bản, ánh nắng Mặt trời ở Thụy Điển đã được gửi tới một nơi rất xa trên Trái đất để các chuyên gia Trung Quốc biến nó thành điện năng.

Nhà nghiên cứu Zhihang Wang từ Đại học Công nghệ Chalmers cho biết: “Máy phát điện là một con chip siêu mỏng có thể được tích hợp vào các thiết bị điện tử như tai nghe, đồng hồ và điện thoại thông minh. Cho đến nay, chúng tôi mới chỉ tạo ra lượng điện nhỏ, nhưng kết quả mới cho thấy thiết kế này thực sự hoạt động, mở ra triển vọng lớn”.

Thiết bị có khả năng thay thế pin thông thường và pin Mặt trời, tinh chỉnh cách chúng ta sử dụng năng lượng dồi dào của Mặt trời. Ưu điểm của hệ thống khép kín này là nó hoạt động mà không thải ra khí CO2, nghĩa là có tiềm năng sử dụng năng lượng tái tạo rất lớn.

Báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc cho thấy, chúng ta cần tăng cường năng lượng tái tạo và chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch nhanh hơn nhiều để đảm bảo khí hậu an toàn trong tương lai.

Trong khi những tiến bộ đáng kể trong năng lượng Mặt trời mang lại hy vọng thì các nhà khoa học cảnh báo rằng, sẽ mất không ít thời gian để công nghệ này tích hợp vào cuộc sống của chúng ta. Họ lưu ý, vẫn còn rất nhiều nghiên cứu trước khi chúng ta có thể sạc các thiết bị kỹ thuật hoặc sưởi ấm ngôi nhà của mình bằng năng lượng Mặt trời dự trữ.

GS Moth-Poulsen cho biết: “Cùng với các nhóm nghiên cứu khác nhau trong dự án, chúng tôi hiện đang làm việc để hợp lý hóa hệ thống. Lượng điện hoặc nhiệt mà nó có thể khai thác cần phải được tăng lên.

Mặc dù, hệ thống dựa trên các vật liệu đơn giản nhưng nó cần phải được điều chỉnh để sản xuất hiệu quả, trước khi được tung ra thị trường rộng rãi hơn, hứa hẹn giúp năng lượng Mặt trời ngày càng trở nên phổ biến và có chi phí rẻ hơn hiện nay”.

Nghiên cứu đã thu hút sự quan tâm lớn trên toàn thế giới khi nó đã được trình bày ở các giai đoạn trước đó.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Sài Gòn (1908-2024) – Chứng nhân lịch sử kiêu hùng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.19

(nienlich.vn) Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 có tiền thân là trường Trung học Pháp – Hoa. Trong hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường hiện là cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học công lập, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Ra mắt “pin” muối nóng chảy khổng lồ đầu tiên trên thế giới

Cơ sở lưu trữ năng lượng xanh bằng muối nóng chảy mới khánh thành ở Đan Mạch được ví như viên pin khổng lồ và cực kỳ hiệu quả.

Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.4) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Được khởi công xây dựng từ năm 1898 và đưa vào sử dụng từ năm 1900, Nhà hát thành phố (tên ban đầu là Nhà hát lớn Sài Gòn- L’Opera de Saigon) từng là biểu tượng văn hoá của “Hòn ngọc viễn Đông”. Hơn 100 năm qua, theo dòng lịch sử của Sài Gòn, Nhà hát cũng có nhiều thăng trầm và trở thành một chứng nhân của lịch sử.