Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Tại sao các cường quốc lại để mắt đến "cơn sốt vàng...

Tại sao các cường quốc lại để mắt đến “cơn sốt vàng Mặt trăng”?

Helium-3 là một đồng vị của helium rất hiếm trên trái đất, nhưng NASA cho biết, ước tính có khoảng một triệu tấn chất này trên Mặt trăng.

Nga đã phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng lần đầu tiên sau 47 năm hôm 11/8 trong bối cảnh các cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đang chạy đua để khám phá thêm các nguyên tố hiếm có trên vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất.

Nga cho biết, họ sẽ khởi động các sứ mệnh Mặt trăng tiếp theo và sau đó khám phá khả năng thực hiện một sứ mệnh phi hành đoàn chung giữa Nga và Trung Quốc và thậm chí là một căn cứ trên Mặt trăng.

NASA cũng đã nói về “cơn sốt vàng Mặt trăng” và khám phá tiềm năng khai thác Mặt trăng.

Vậy tại sao các cường quốc lại quan tâm đến những gì ở trên đó?

Tàu thăm dò Luna-25 được phóng từ bệ phóng tại Sân bay vũ trụ Vostochny
Tàu thăm dò Luna-25 được phóng từ bệ phóng tại Sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng viễn đông Amur, Nga, ngày 11/8/2023.

Sự hấp dẫn từ Mặt trăng

Mặt trăng, cách hành tinh của chúng ta 384.400km, điều chỉnh sự dao động của Trái đất trên trục của nó, đảm bảo khí hậu ổn định hơn. Nó cũng gây ra thủy triều trong các đại dương trên thế giới.

Lý thuyết hiện tại cho rằng, Mặt trăng được hình thành khi một vật thể khổng lồ va chạm với Trái đất khoảng 4,5 tỷ năm trước. Các mảnh vụn từ vụ va chạm đã tập hợp lại với nhau để tạo thành Mặt trăng.

Nhiệt độ trên Mặt trăng có sự chệnh lệch lớn giữa đêm và ngày, chúng tăng lên 127 độ C vào ban ngày và giảm mạnh xuống khoảng -173 độ C vào ban đêm. Tầng ngoài của Mặt trăng không bảo vệ chống lại bức xạ từ Mặt trời.

Theo NASA, nước lần đầu tiên phát hiện trên Mặt trăng vào năm 2008 bởi sứ mệnh Chandrayaan-1 của Ấn Độ, sứ mệnh này đã phát hiện ra các phân tử hydroxyl trải rộng trên bề mặt Mặt trăng và tập trung ở các cực.

Nước rất quan trọng đối với sự sống của con người và cũng có thể là nguồn hydro và oxy – và những thứ này có thể được sử dụng làm nhiên liệu tên lửa.

Helium-3 là một đồng vị của helium rất hiếm trên trái đất, nhưng NASA cho biết, ước tính có khoảng một triệu tấn chất này trên mặt trăng.

Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, đồng vị này có thể cung cấp năng lượng hạt nhân trong lò phản ứng nhiệt hạch nhưng vì nó không phóng xạ nên sẽ không tạo ra chất thải nguy hiểm.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Boeing, các kim loại đất hiếm, được sử dụng trong điện thoại thông minh, máy tính và công nghệ tiên tiến, hiện có trên Mặt trăng bao gồm: scandium, yttrium và 15 lanthanides.

Hoạt động khai thác Mặt đang diễn ra như thế nào?

Hoạt động này không hoàn toàn rõ ràng. Một số loại cơ sở hạ tầng sẽ phải được thiết lập trên Mặt trăng. Với các điều kiện của Mặt trăng hiện có thì robot sẽ phải làm hầu hết các công việc nặng nhọc, mặc dù nước trên Mặt trăng sẽ cho phép con người tồn tại lâu dài.

Luật về khai thác trên Mặt trăng cũng không rõ ràng và đầy lỗ hổng. Hiệp ước ngoài không gian năm 1966 của Liên hợp quốc nói rằng, không quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với Mặt trăng (hoặc các thiên thể khác) và việc khám phá không gian nên được thực hiện vì lợi ích của tất cả các quốc gia.

Nhưng các luật sư cho rằng, không rõ liệu một thực thể tư nhân có thể tuyên bố chủ quyền đối với một phần của Mặt trăng hay không. Tập đoàn RAND cho biết trong một blog vào năm ngoái: “Khai thác không gian tuân theo chính sách hoặc quản trị hiện có tương đối ít”.

Thỏa thuận Mặt trăng năm 1979 tuyên bố rằng, không một phần nào của Mặt trăng “sẽ trở thành tài sản của bất kỳ Quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc phi chính phủ, tổ chức quốc gia hoặc tổ chức phi chính phủ nào hoặc của bất kỳ thể nhân nào”. Tuy nhiên, nó chưa được phê chuẩn bởi bất kỳ cường quốc không gian lớn nào.

Năm 2020, Mỹ đã công bố Hiệp định Artemis, được đặt tên theo chương trình Mặt trăng Artemis của NASA, nhằm tìm cách xây dựng dựa trên Luật Vũ trụ quốc tế hiện hành bằng cách thiết lập “các vùng an toàn” trên Mặt trăng (Nga và Trung Quốc đã không tham gia hiệp định này).

Theo Đại Đoàn Kết

CÁC TIN KHÁC

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.64) Bạch Dinh (Bà Rịa-Vũng Tàu): Tòa biệt thự trắng với những câu chuyện lịch sử – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tòa nhà màu trắng ẩn hiện giữa cánh rừng hoa đại không chỉ là một tòa bạch ốc có kiến trúc châu Âu đẹp nổi tiếng ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Bạch Dinh còn là di tích lịch sử, nơi chứng kiến cuộc đời trầm luân của vị vua yêu nước Thành Thái và sự xa xỉ của vua Bảo Đại- ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đến với Bạch Dinh, du khách như ngược dòng lịch sử, trở về không gian của hàng trăm năm trước, cách biệt hoàn toàn với thế giới ngoài kia.

Chợ Đồng Xuân (Hà Nội) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Chợ Đồng Xuân là một trong những ngôi chợ lớn và tồn tại lâu đời nhất trong khu phố cổ Hà Nội. Khu chợ Đồng Xuân này có tuổi lâu đời tại mảnh đất thủ đô, trải qua hàng trăm năm lịch sử có từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Không chỉ là một trong những ngôi chợ diễn ra hoạt động giao thương sầm uất, mà chợ Đồng Xuân đã trở thành nét văn hóa đậm chất Hà Nội và trở thành địa điểm ngôi chợ đáng đến trong chuyến tham quan du lịch

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.63) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Quốc học huế (1896-2024) – Địa chỉ đỏ về đào tạo – Top 100 đơn vị 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam – P22

(nienlich.vn) Trường Trung học phổ thông Chuyên Quốc học Huế là một trong những ngôi trường cấp 3 có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Đây không chỉ được xem là địa điểm chứng nhân của lịch sử mà còn là chiếc nôi đào tạo hàng ngàn học sinh xuất sắc, trở thành những người có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga lập 02 kỷ lục Việt Nam trong phẫu thuật bệnh lý về mắt vào dịp kỷ niệm 15 năm thành lập

(Kyluc.vn) Vào tối 4.5.2024, lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hệ thống Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga diễn ra tại Hà Nội. Cũng trong dịp này. Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao 02 Kỷ lục Việt Nam tới Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga với số lượng ca phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể với kính đa tiêu Zeiss và điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp Smile nhiều nhất tại Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.