Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Robot phi hành gia SAR sẽ vào "vai" cascadeur chinh phục không...

Robot phi hành gia SAR sẽ vào “vai” cascadeur chinh phục không gian

Cho đến nay, chinh phục vũ trụ vẫn là một sứ mệnh nguy hiểm với con người, bắt đầu từ quá trình bay vào vũ trụ đến những hoạt động ngoài không gian. Các nhà khoa học Nga phát triển một robot dạng người, có khả năng thay thế một phần các hoạt động của phi hành gia trong không gian.
Robot - phi hành gia SAR - 400, phiên bản đầu tiên của robot humanoid
Robot – phi hành gia SAR – 400, phiên bản đầu tiên của robot humanoid

SAR-400 (robot dạng người hệ thống hóa), còn được gọi là robot phi hành gia, được phát triển bởi Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển "Android technology – Công nghệ dạng humanoid" theo đơn đặt hàng của Cơ quan Vũ trụ Nga, có thể làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế như một người máy hỗ trợ phi hành gia. Cơ quan vũ trụ Nga cũng từng có kế hoạch tiến hành thử nghiệm robot SAR – 400 trong không gian vào năm 2014.

Khởi điểm ban đầu, ý tưởng của công ty Android Technology nhằm phát triển một robot "dạng người". Công tác tổ chức các hoạt động nghiên cứu thiết kế, chế tạo, thí nghiệm và thử nghiệm chịu sự lãnh đạo của Viện nghiên cứu Trung tâm thiết kế chế tạo máy FGUP SNII, một trong những Viện nghiên cứu đầu não của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga. Robot SAR-400 là robot vũ trụ Nga đầu tiên được nghiên cứu và chế tạo trong vòng 20 năm qua.

Các mục tiêu chính đặt ra trong chế tạo robot humanoid là sử dụng robot thay thế con người nhằm giảm thiểu nguy cơ tổn thất về sịnh mạng, giảm chi phí tài chính của việc duy trì sự sống của các phi hành gia trong không gian vũ trụ. Mục tiêu chính này là nền tảng cho các mục tiêu thứ cấp, đó là nghiên cứu khai thác sử dụng các robot dạng người hệ thống hóa trên quỹ đạo (trong và ngoài trạm không gian quốc tế). Thực hiện các hoạt động dịch vụ kỹ thuật và cứu hộ và có khả năng tiến hành các cuộc thám hiểm các hành tinh trong hệ Mặt Trời, các thiên thạch.

Trên trạm vũ trụ quốc tế ISS, robot có nhiệm vụ hỗ trợ các nhà du hành vũ trụ, thực hiện các nhiệm vụ đơn giản như siết chắt các con ốc vít, tìm kiếm những chỗ hỏng hóc trên trạm không gian và các tàu vũ trụ kết nối với ISS.

Một trong những đặc điểm của robot là để điều khiển các hoạt động của người máy, không cần phải mô phỏng hóa hoạt động của các bộ phận cơ khí khác, không cần thiết phải tính toán lập trình điều khiển các chuyển động của hệ thống.

SAR-400 được trang bị các cảm biến (sensor) rất nhạy, cho phép truyền cảm giác mô men xoắn, đẩy đến trắc thủ điều khiển trên mặt đất. Có nghĩa là trắc thủ điều khiển robot sẽ có cảm giác tương tự như bản thân trực tiếp thực hiện động tác đó trong không gian vũ trụ.

Đối với các hoạt động trong không gian vũ trụ xa xôi, truyền tải tín hiệu vượt qua khoảng không rộng lớn sẽ rất khó khăn, hệ thống điều khiển robot được cài đặt phần mềm giám sát công nghệ. Khi robot nhận được lệnh tiến hành các chuyển động vector hoặc thực hiện một nhiệm vụ, robot cũng nhận được đầy đủ dữ liệu để có thể tự lựa chọn giải pháp, làm thế nào thực hiện nhiệm vụ hiệu quả. Ngoài ra, trong bộ não điện tử SAR-400 cũng sẽ lập trình làm việc tự động trong các chế độ khác nhau.

SAR – 400 khác biệt so với các robot, được phát triển ở các nước phương Tây là, không chỉ chuyển tải cho trắc thủ điều khiển toàn cảnh làm việc trong thời gian thực và âm thanh mà còn là cảm giác thực hiện công việc. Ví dụ như vặn con vít lỏng hoặc chặt.

Trọng lượng của robot là 144 kg, có khả năng thực hiện các hoạt động với vật thể có khối lượng 10 kg.

Trắc thủ điều khiển robot, mặc một bộ đồ đặc biệt, thông qua bổ đồ này đồng bộ hóa hoạt động chỉ đạo và điều khiển các bộ phận cơ khí, có khả năng thực hiện hiệu quả những công việc cụ thể trong không gian, không phụ thuộc vào khoảng cách và điều kiện môi trường làm việc. Robot có thể được điều khiển từ dưới mặt đất hoặc trong trạm không gian.

Tháng 11.2011, các nhà phát triển đã tiến hành thử nghiệm robot ở thành phố Ngôi Sao, trong Trung tâm đào tạo huấn luyện các nhà vũ trụ mang tên Yuri Gagarin. Trong quá trình hoạt động đã tiến hành thử nghiệm mô phỏng các hoạt động và thực hiện các công việc kỹ thuật, tương tác giữa phi hành gia và robot, sự tương thích của robot với hạ tầng kỹ thuật của trạm không gian. SAR-400 trong sự tương tác với trắc thủ đã thực hiện hoạt động vặn ốc, mở nắp thiết bị, bản copy chính xác của một trong những mô – đun trên trạm không gian ISS. Ngoài ra, các nhà phát triển còn thử nghiệm robot với mô hình trạm không gian “Hòa bình” với kích thước thực, làm việc với tổ hợp huấn luyện Exit-2, bằng tổ hợp này các nhà du hành vũ trụ tương lai thực hành kỹ năng bước ra ngoài không gian.

Trong quá trình thử nghiệm, một số những điểm không đạt yêu cầu đã được phát hiện trong quá trình robot thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Đến nay, trên cơ sở chế tạo robot SAR, Nga tiếp tục phát triển robot Avatar và phiên bản tiếp theo là Fedor – robot phi hành gia, cứu hộ và thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm đến tính mạng con người.

CÁC TIN KHÁC

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.62) Chùa Kh’Leang (Sóc Trăng): Tinh hoa kiến trúc Kinh-Khmer-Hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Là một ngôi chùa cổ của người Khmer, chùa Kh’Leang là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo người dân địa phương. Với phong cách kiến trúc – điêu khắc không chỉ thuần Khmer mà còn thể hiện sự giao thoa với văn hóa Hoa – Việt, chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và là một trong những điểm đến của du khách, khi ghé thăm Sóc Trăng.

Mr Đàm lập Kỷ lục với thành tích biểu diễn 18 mashup từ 62 ca khúc: “Phải tập trung cao độ, không được lơ mơ”

(Kyluc.vn) Vào tối ngày 04.5.2024 tại Trung tâm Hội nghị Thiskyhall Sala tại TP.Thủ Đức diễn ra liveshow "Ngày Em Thắp Sao Trời" của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Tại đây Mr.Đàm cùng các nghệ sĩ đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc hoàng tráng. Đặc biệt với 18 bài mashup từ 62 ca khúc trữ tình nổi tiếng của làng nhạc Việt, ông hoàng của làng nhạc Việt đã thiết lập kỷ lục Việt Nam lần thứ 3 trong sự nghiệp âm nhạc của mình.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Công nghiệp Hà Nội (1898-2024) – Truyền thống kỹ nghệ trăm năm – Top 100 đơn vị còn hoạt động tại Việt Nam

Trải qua gần 126 năm hình thành và phát triển, tính đến nay Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang chứng minh được vị thế của mình trên con đường phát triển học thuật cũng như đào tạo nguồn chất lượng cao cho nước nhà trong hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam 2024 (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không ai biết chính xác chợ đươc hình thành từ khi nào, có bao nhiêu cái chợ và bao nhiêu loại chợ búa khác nhau ở Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn rằng chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn biểu hiện văn hóa Việt Nam một cách đậm nét.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.