Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Hình tượng 'Chúa sơn lâm' trong văn hóa Việt

Hình tượng ‘Chúa sơn lâm’ trong văn hóa Việt

Người Việt Nam nói riêng và người Châu Á nói chung vốn rất ưu ái cho con hổ và luôn dành cho nó một sự sùng kính.

Trong văn hóa của người Việt, “Chúa sơn lâm” là một trong 12 linh vật theo lịch phương Đông, biểu tượng của sự hùng cường, thể hiện sức mạnh vô song, có uy quyền nhất, buộc tất cả các loài thú trong núi rừng phải khuất phục.

Linh vật Hổ tại công viên dọc bờ nam sông Hương trên đường Lê Lợi (TP. Huế) Tết Nhâm Dần 2022.

Hình tượng con hổ đã xuất hiện từ lâu và gắn bó với lịch sử của loài người. Với thân hình to khỏe, dũng mãnh, uy nghiêm và những vạch trên trán vẽ thành chữ “vương”, hổ được tôn là vua của muôn loài. Hổ là loài động vật săn mồi hàng đầu và cũng là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh, toát lên vẻ đẹp khôi vĩ.

Đặc biệt, hổ là loài động vật tượng trưng cho sức mạnh nên được chọn làm linh vật biểu trưng cho nhiều tín ngưỡng và tôn giáo ở nhiều quốc gia. Có một số quốc gia đã chọn loài hổ là biểu tượng của đất nước.

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, hổ là loài vật linh thiêng, được tôn thờ, sùng bái và gọi một cách trân trọng là ông, ngài, chúa… Thần hổ uy linh và đầy huyền bí đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt, trở thành nhân vật được thờ cúng ở rất nhiều đình chùa, miếu mạo.

Tục thờ cúng Thần hổ của người Việt có nguồn gốc sâu xa từ việc con người phải đối đầu với nhiều loài động vật hung hãn, ghê sợ trong quá trình sinh tồn và phát triển. Tâm lý sợ hãi những loài động vật có quyền uy đã tác động trực tiếp đến việc tôn sùng, lễ bái động vật của con người. Việc phụng thờ Thần hổ chính là một cách giải tỏa tâm lý, tâm linh. Mặt khác, trong thời kỳ sơ khai, khi trình độ nhận thức của con người còn hạn chế, người ta không thể giải thích được tường tận, thấu đáo nhiều hiện tượng đang diễn ra, vì vậy họ đã đi tìm lời lý giải trong trí tưởng tượng.

Trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam, Thần hổ được thờ cúng với tư cách là một sơn thần, có ban thờ riêng với một số nghi thức, nghi lễ đặc trưng. Dù ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều có tục lệ thờ Thần Hổ như một biểu tượng của con vật dũng mãnh, uy linh tượng trưng cho sức mạnh có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương. Trên phương diện này hổ đã hóa thành vật linh thiêng với những cái tên trong huyền thoại dân gian thường gọi: Thần Hổ, thần hộ vệ Thành Hoàng, chúa Sơn Lâm, Sơn quan thần Hổ, Lý nhĩ tướng quân, ông Ba Mươi trong khi đó ở miền Nam Việt Nam còn có tên ông Cả Cọp, Thần Bạch Hổ…

Tục thờ thần hổ gắn liền với tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Ở nhiều gia đình Việt Nam ngày nay vẫn treo tranh thờ ngũ hổ như một lá bùa trấn tà ma. Tranh hổ thường được treo chính giữa gian thờ hoặc dưới ban thờ thần thổ công. Khi treo tranh luôn phải chú ý đến địa điểm, tránh treo gần nơi ăn ngủ, tốt nhất là thẳng gian chính điện. Một số gia đình kỵ treo tranh thờ riêng một thần hổ, đó phải là Hoàng hổ mới an thịnh, nếu không phải thờ ngũ hổ. Theo quan niệm dân gian, ngũ hổ có thuật biến hóa khôn lường.

Ngoài việc thờ hổ để cầu sức khỏe, bình an, trong tín ngưỡng tâm linh, người ta còn cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở theo quy luật trời đất. Từ xưa dân ta đã cho rằng thần hổ trấn bốn phương, bốn cõi, có uy quyền trong tay, vạn vật có sinh tồn được hay không là do ngài phán quyết. Việc thờ thần hổ còn ngụ ý mong cho gia đình sung túc, mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi… Như vậy, có thể thấy, hổ có vị trí, vai trò rất đặc biệt trong mọi mặt đời sống xã hội.

Tại Việt Nam, những chiếc trống đồng Đông Sơn có cách đây khoảng 2500 – 3000 năm tuổi, nhưng trên mặt trống đã xuất hiện hình con hổ. Điều này cho thấy, ý nghĩa hổ trong văn hóa Việt đã gắn bó hàng nghìn đời nay với sự trân trọng. Trong các di tích văn hóa Ðông Sơn khai quật được, đã xuất hiện rất nhiều tượng hổ như tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ, lăng vua Hiến Tông, hổ chạm ở bệ đá tại chùa Quế Dương (Hà Tây cũ) đến những con hổ đá thời Lê ở Nam Kinh (Thanh Hóa).

Ngoài ra, hình tượng con hổ cũng xuất hiện nhiều qua văn học Việt Nam, bên cạnh những câu chuyện cổ tích xuất hiện từ lâu như: Trí khôn của ta đây, Cóc kiện trời, Mèo vẫn hoàn mèo, Thỏ rừng và hùm xám, Con hổ có lá gan chuột nhắt thì hổ còn được nhắc đến trong các tác phẩm văn học thời cổ như: Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Lĩnh Nam Chích Quái, Mãnh hổ hành (Bài hành về con hổ dữ) của nhà thơ Nguyễn Hành, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Cũng như những tác phẩm thời kỳ cận đại và hiện đại như: Tây Tiến của Quang Dũng (với câu thơ: Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người), Như những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp.

Hổ đi vào đời sống dân gian, lưu dấu ấn qua phương thức truyền miệng. Theo thống kê sơ bộ, người Việt có khoảng 1.300 câu ngạn ngữ, phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca có liên quan đến loài hổ.

Bên cạnh đó, hổ còn là đề tài trung tâm của nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, huyền thoại, giai thoại; là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nhà văn, nhà thơ, họa sĩ để họ viết, vẽ nên những tác phẩm nghệ thuật lớn. Đặc biệt, vẽ về hổ mang tính cộng đồng thuộc về dòng tranh dân gian Hàng Trống. Tranh Hàng Trống khắc họa hình tượng ngũ hổ, còn được gọi là tranh ông Năm Dinh. Hình tượng ông Năm Dinh sau được kết hợp độc đáo trong bản điện thờ tín ngưỡng tam, tứ phủ với đủ phong cách thể hiện.

Hổ có trong nhiều loại hình nghệ thuật.

Hình tượng hổ không những phổ biến trong tranh dân gian, mà còn được thể hiện trong các điêu khắc cổ bằng đá và bằng gỗ. Trong nền điêu khắc cổ Việt Nam thì mô típ hổ vồ mồi, hổ ngắm trăng, hổ và đại bàng… thường được dùng để diễn tả một sức mạnh, cái oai, một ý chí và khai thác chất thơ trong cái hùng của hổ – loài thú sơn lâm. Hàng loạt đình làng ở Việt Nam, phần lớn là nông thôn, các nghệ sĩ dân gian đã để lại đời sau rất nhiều hình mẫu khác nhau về hình tượng con hổ, tiêu biểu nhất phải kể đến hình ảnh con hổ khắc trên thạp đồng Vạn Thắng (Phú Thọ), tấm phù điêu người nông dân đâm hổ ở đình Chảy (Hà Nam), bức chạm khắc gỗ hình con hổ đang chạy ở đình Lỗ Hạnh (Bắc Ninh) và còn rất nhiều hình tượng hổ ở nhiều đình miếu nằm rải rác khắp nơi trong nước.

Chỉ còn ít giờ nữa sẽ bước sang Năm mới Nhâm Dần 2022, năm mà hình tượng “Chúa tể sơn lâm” sẽ gắn bó với mỗi người, mỗi nhà tại Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung.

Theo Pháp Luật Plus

CÁC TIN KHÁC

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.56) Dinh thự Công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu): Kiến trúc bề thế vượt thời gian – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhà công tử Bạc Liêu tọa lạc ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà nổi bật giữa vùng với sự bề thế, mang phong cách kiến trúc phương Tây sang trọng vượt thời gian. Đây cũng là một địa điểm văn hóa, gắn liền với nhiều giai thoại và những câu chuyện truyền đời về cuộc sống của thiếu gia bậc nhất Lục tỉnh miền Tây những năm 1919.

Tổ chức thành công Lễ giỗ Tổ Hùng Vương lần thứ 6 tại Nhật Bản, Hiệp hội Người Việt Nam vùng Kansai được vinh danh Kỷ lục Người Việt toàn cầu

(Vietworld.world) - Ngày 27/4 tại Công viên thành phố Osaka, Nhật Bản, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai đã tổ chức long trọng Lễ giỗ tổ Hùng Vương lần thứ 6. Tại sự kiện này, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai cũng đã vinh dự đón nhận Kỷ lục Người Việt toàn cầu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Dược Hà Nội (1902-2024) – Chiếc nôi đào tạo Dược sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.14

(nienlich.vn) Trường Đại học Dược Hà Nội tiền thân từ Trường thuốc Đông Dương, trải qua 122 năm cùng với nhiều thăng trầm lịch sử dân tộc, ngôi trường danh giá này tiếp tục là chiếc nôi đào tạo dược sĩ hàng đầu Việt Nam, đóng góp nhiều thành tích lớn vào sự phát triển y tế nước nhà.

Công cụ AI phát hiện 3 loại ung thư trong vài phút chỉ bằng 1 giọt máu khô

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển, thử nghiêm một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện chính xác và nhanh chóng 3 loại ung thư nguy hiểm (ung thư tuyến tụy, dạ dày và đại trực tràng) chỉ bằng một giọt máu khô.

Di tích Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Địa đạo Củ Chi không chỉ là điểm đến có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn là điểm du lịch hấp dẫn gắn liền với những công trình quân sự nổi tiếng tại Việt Nam. Đây được xem là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng “đất thép,” một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

ALIEN COFFEE: ‘Vũ trụ siêu anh hùng’ thu nhỏ tại thành phố hoa phượng đỏ lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Chiều ngày 27/4/2024, tại Quán ALIEN COFFEE, thành phố Hải Phòng, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao bằng Kỷ lục Việt Nam đến ông Hoàng Anh Tuấn với Bộ sưu tập chính hãng các mô hình đồ sộ đang được trưng bày tại đây. Bộ sưu tập gồm 1.679 mô hình nhân vật siêu anh hùng, game, nhân vật truyện tranh và phim điện ảnh chính hãng được ra mắt sau hành trình 10 năm tâm huyết sưu tầm của chủ nhân. ALIEN COFFEE từ lâu đã trở thành điểm hẹn của dân chơi mô hình tại Việt Nam.