Trang chủ Sống bằng sáng tạo Sách Hiểu về tranh Tết qua những cuốn sách

Hiểu về tranh Tết qua những cuốn sách

Các cuốn sách như 'Tranh Tết nét tinh hoa truyền thống Việt', 'Dòng tranh dân gian Việt Nam', 'Tranh dân gian Hàng Trống' giúp bạn đọc hiểu sâu về dòng tranh dân gian.

“Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”, thi sĩ Hoàng Cầm đã viết câu thơ ý nghĩa về tranh Đông Hồ. Không chỉ có dòng tranh của đất Kinh Bắc, các dòng tranh dân gian khác đều mang màu dân tộc, gắn bó với văn hóa người Việt.

Giờ đây, trong thời đại kỹ thuật số, tranh in và các sản phẩm văn hóa số trở nên phổ biến. Nhưng mỗi dịp Tết đến, các bức tranh dân gian tưởng đã phôi phai lại “sáng bừng” lên trong các sản phẩm ứng dụng.

Nhiều cuốn sách về tranh dân gian Việt đã được xuất bản, giúp bạn đọc hôm nay hiểu sâu hơn về tranh dân gian cũng như văn hóa đẹp ngày Tết.

Sách Tranh Tết – Nét tinh hoa truyền thống Việt. Ảnh: Trang Thanh Hiền.

Cung cấp kiến thức tổng quan về tranh dân gian Việt Nam

PGS.TS Trang Thanh Hiền (Đại học Mỹ thuật Việt Nam) từng nói những bức tranh dân gian không chỉ thể hiện nét tinh hoa trong ngón nghề, sự tinh tế trong thẩm mỹ, mà còn là thông điệp và niềm ước vọng của dân gian về năm mới. Tranh dân gian thích hợp với mọi nhà, mọi hoàn cảnh trong dịp Tết đến, xuân về.

Đó cũng là lý do mà Trang Thanh Hiền thực hiện cuốn Tranh Tết – Nét tinh hoa truyền thống Việt. Cuốn sách cung cấp kiến thức phổ thông về các dòng tranh dân gian Việt Nam như tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống, tranh làng Sình…

Tác giả cũng đưa ra nhiều thông tin về giấy dó và nghề làm giấy dân gian, nghệ thuật thư họa tranh dân gian, tranh dân gian Việt trong dòng chảy nghệ thuật dân gian châu Á.

Không chỉ giúp bạn đọc hôm nay có kiến thức cơ bản về các dòng tranh dân gian Việt Nam, sách còn giống như một giai phẩm Tếtvới ăm ắp thông tin cùng những bức tranh dân gian được đặt hàng nghệ nhân để độc giả thưởng thức.

Cũng là ấn phẩm tổng quan về các dòng tranh dân gian Việt Nam, công trình Tranh dân gian Việt Nam – sưu tầm và nghiên cứu đã ra đời từ năm 1960. Đến năm 2017, công trình của Maurice Durand được xuất bản tiếng Việt, năm 2019, sách đoạt giải B Giải thưởng Sách Quốc gia.

Hơn 70 năm trước, Maurice Durand – người được coi là vị “thành hoàng” về Việt Nam học của giới nghiên cứu Pháp – trong quá trình tìm hiểu văn hóa Việt đã sưu tầm nhiều tranh dân gian. Các bức tranh thường được bán lẻ ở chợ hoặc bán dạo vào dịp Tết, lễ ít khi được làm ra để sử dụng lâu dài. Do đó, rất ít nơi tập hợp và lưu giữ nhiều tranh dân gian.

Bộ sưu tập hơn 400 bức tranh dân gian của Maurice Durand kèm nghiên cứu, phân tích, bình chú trở thành tư liệu quý. Khi xuất bản tiếng Việt cuốn sách, nhóm biên soạn thuộc Viện Viễn Đông Bác cổ nhận xét đây là bộ sưu tập quan trọng bậc nhất (xét ở khía cạnh toàn diện) còn được lưu giữ tính đến nay.

Trong công trình này, bạn đọc được thưởng thức tranh dân gian Việt theo các chủ đề như: Tôn giáo, tín ngưỡng, tranh minh họa lịch sử, văn học Việt Nam… Tác giả chỉ ra cách để hiểu và giải các thông điệp ẩn chứa trong tranh dân gian truyền thống.

Sách Dòng tranh dân gian Kim Hoàng. Ảnh: Bảo tàng gốm sứ Hà Nội.

Nét đẹp, kỹ thuật riêng của từng dòng tranh dân gian

Bên cạnh những công trình toàn diện, có những cuốn sách đi sâu vào lịch sử, nét đẹp, kỹ thuật làm của từng dòng tranh.

Cuốn Dòng tranh dân gian Kim Hoàng do nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa, GS.TS Trịnh Sinh, nhiếp ảnh gia Lê Bích thực hiện. Đây là kết quả của một dự án ý nghĩa nhằm khôi phục lại dòng tranh nổi tiếng một thời.

Theo nhóm tác giả, dòng tranh Kim Hoàng đã nhạt màu trên thị trường khoảng bảy thập kỷ nay. Ngay trên chính quê hương của dòng tranh này, xã Kim Hoàng, huyện Hoài Đức, Hà Nội cũng không còn nhiều tác phẩm. Nhóm tác giả tâm huyết đã tìm trong công trình Tranh dân gian Việt Nam – sưu tầm và nghiên cứu của Maurice Durand những bức tranh Kim Hoàng, đi thực địa, nghiên cứu nhằm khôi phục dòng tranh đỏ.

Song song với việc làm lại tranh, nhóm tác giả cũng thực hiện sách Dòng tranh dân gian Kim Hoàng. Sách cho thấy vẻ đẹp, kỹ thuật của dòng tranh, nêu đặc trưng, chất riêng, điểm độc đáo của dòng tranh dân gian này, bố cục tranh, các chữ Hán Nôm thường được đưa vào tranh…

Ba chương sách với 346 ảnh màu minh họa, 24 tài liệu tham khảo và trích dẫn đã thể hiện sống động vẻ đẹp, giá trị của dòng tranh dân gian Kim Hoàng.

Là công trình của nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa, GS.TS Trịnh Sinh, nhiếp ảnh gia Lê Bích, sách Dòng tranh dân gian Đông Hồ không chỉ cho thấy vẻ đẹp của dòng tranh nổi tiếng mà còn cung cấp thông tin chi tiết về làng nghề.

Trong bốn năm trời, nhóm tác giả có hàng trăm cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng vấn nghệ nhân làng Đông Hồ (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) để tìm hiểu và tái hiện về làng nghề, các bước làm tranh, nghệ nhân nổi tiếng gắn bó với nghề.

Cuốn sách đi sâu vào hai dòng tranh ít được biết đến ngày nay là tranh đồ thế và tranh trổ giấy. Trong các dòng tranh dân gian, tranh Đông Hồ được công chúng hôm nay biết tới nhiều hơn cả. Ấn phẩm Dòng tranh dân gian Đông Hồ cung cấp nhiều tư liệu mới được các nghệ nhân chia sẻ đồng thời mang tới cái nhìn sống động về làng nghề.

Giống các dòng tranh dân gian khác, tranh Hàng Trống có hai dòng chính: Tranh thờ và tranh Tết. Cuốn sách Tranh dân gian Hàng Trống của Phan Ngọc Khuê nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của dòng tranh, kỹ thuật và nghệ thuật của dòng tranh, giới thiệu về các loại tranh Hàng Trống.

Sách giúp người đọc, người xem tranh hiểu về ý nghĩa tượng trưng, huyền thoại, giáo lý đằng sau mỗi bức tranh Hàng Trống. Qua các bài nghiên cứu, dẫn luận, chú thích theo từng bức tranh, bộ tranh, thể loại tranh, cuốn sách mang tới sự tinh tế trong nghệ thuật của cha ông, tâm hồn người Việt nói chung, người Hàng Trống, cư dân Thăng Long – Hà Nội nói riêng.

Cuốn sách xác định vị trí của dòng tranh dân gian Hàng Trống trong quá trình hình thành, phát triển lịch sử nghệ thuật dân tộc và tranh dân gian Việt Nam.

Theo Zing News

CÁC TIN KHÁC

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Tiến sĩ chế tạo thiết bị thăm dò hiệu suất chip thế hệ mới

TS Lê Xuân Lực, 34 tuổi, cùng cộng sự phát triển thành công đầu dò loại nhiều chân cho phép tiếp xúc nhiều điểm có thể đo hiệu suất chip chính xác hơn.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.