Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Có thể bạn không tin nhưng khả năng tự phục hồi vết...

Có thể bạn không tin nhưng khả năng tự phục hồi vết thương của Logan là có thực

Mọc lại tay chân, thậm chí là tái tạo lại tim hay não là chuyện ... hoàn toàn khả thi.

Cái tên Wolverine chắc hẳn không xa lạ gì với những người dù yêu thích điện ảnh, truyện tranh hay không. Anh là một chiến binh đầy sức mạnh, một nhà chiến lược đầy mưu mô mang trong mình khả năng tự phục hồi vết thương (healing factor) và bộ khung xương làm bằng kim loại adamantium không thể phá hủy.

Chương cuối của loạt phim về Wolverine mang tên Logan, vẫn nói về chiến binh đầy sức mạnh ấy nhưng lúc này, đã già nua và cái khả năng tự phục hồi vết thương kia đã rệu rã đi nhiều phần. Chưa lần nào, trên màn ảnh xuất hiện một Dị nhân mệt mỏi và già yếu như vậy.

Nhưng tạm gạt qua đời tư của nhân vật, ta hãy tập trung vào một trong những thứ sức mạnh tiêu biểu nhất của "ông già" này – khả năng tự phục hồi cực nhanh. Thứ sức mạnh khiến Wolverine sống hơn trăm tuổi, trải qua vô số cuộc chiến, cho phép Wolverine chống chọi lại mọi thứ bệnh tật kia liệu có thực sự tồn tại và yếu tố khoa học nào nằm sau nó?

Khả năng tự lành

Ta đã thấy vô số lần Wolverine sống sót qua vết đạn bắn mà không hề hấn gì, thậm chí tự dùng cơ bắp để đẩy viên đạn ra khỏi cơ thể mình. Trong truyện tranh, Wolverine đã nhiều lần bị mất nhiều phần cơ thể nhưng anh vẫn có thể tái tạo lại được chúng.

Sự thực thì, mọi loài vật đều có khả năng tự phục hồi cơ quan trên cơ thể mình, nhưng thường chỉ ở một mức độ giới hạn nào đó thôi. Ví dụ như gan người có khả năng tự phục hồi chính nó hay loài thằn lằn thuộc chi Anolis có thể tự rụng đuôi của mình để đánh lạc hướng kẻ thù, rồi sau này tự mọc đuôi mới để thay thế, có điều đuôi mới không chuẩn được như nguyên bản.

Một số loài vật lại có khả năng tự hồi phục siêu đẳng hơn, với tiềm năng tái tạo vô tận. Một trong số những loài đặc biệt như thế là loài sa giông và kỳ nhông Mexico. Chúng có khả năng tự mọc lại một chân đã bị gãy, hay thậm chí có thể tự thay thế những cơ quan nội tạng cực kì quan trọng như tim hay não.


Loài kỳ nhông Mexico.

Loài kỳ nhông Mexico.

Vậy tại sao chỉ có một số loài có khả năng này mà không phải mọi loài đều có? Không phải việc tự phục hồi vết thương tốt đến mức có thể mọc lại bộ phận đã mất quá tuyệt vời hay sao? Thực chất không hẳn thế, tuy hữu dụng như khả năng phục hồi không phải là chiến lược sinh tồn hợp lý cho lắm.

Việc phục hồi vết thương là sự đánh đổi giữa tốc độ hồi phục và khả năng hồi phục được đến đâu. Để phục hồi hoàn toàn sẽ rất mất thời gian; việc phục hồi ngay lập tức những vết thương hở sẽ làm giảm khả năng nhiễm trùng hay chảy máu quá nhiều, tuy nhiên sẽ để lại sẹo.

Động vật sử dụng một thứ protein liên kết dạng sợi mang tên collagen để giữ các tế bào lại với nhau (cơ thể người cũng vậy, 1/3 cơ thể ta chứa collagen). Các protein này được sắp xếp chéo nhau trong các mô thông thường, trong khi đó ở vết thương hở, các sợi sẹo lại sắp xếp song song với nhau.

 

Bạn hãy tưởng tượng mô thông thường như một tấm vải lớn vậy, các vết sẹo là những vết mô hai bên của miệng vết rách lại với nhau. Hiển nhiên là vá thì nhanh hơn thêu lại đoạn vải bị rách, nên hiển nhiên tự làm lành vết thương bằng cách và miệng vết thương lại bằng một vết sẹo sẽ nhanh hơn. Đó là lý do tại sao trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên lại ưa chuộng cách thức tự phục hồi bằng sẹo hơn.

Mọc lại bộ phận cơ thể

Wolverine không phải là siêu nhân (hay dị nhân – những kẻ đột biến gen), Wolverine là người kỳ nhông thì đúng hơn.

Phần lớn cơ thể trưởng thành được chia thành những bộ phận khác nhau, có những nhiệm vụ khác nhau, ví dụ như lớp da bên ngoài là một rào chắn bảo vệ các cơ quan bên trong chẳng hạn. Việc tự phục hồi biến những lâp trường thành ấy thành tế bào gốc, có khả năng phân chia và dần dần, tự phục hồi thành da mới, xương mới, cơ mới, dây thần kinh mới và mạch máu (cũng) mới.

Khi mà cơ thể bị tổn thương, bề mặt da xuất hiện vết thương mở, lớp bảo vệ bên ngoài tạo nên một lớp "biểu bì tổn thương", phát tán ra những nhân tố phát triển để kích thích những tế bào xung quanh vết thương. Trong quá trình ấy, tế bào fibroblast – những tế bào tạo nên sợi collagen – là tế bào thuộc hàng quan trọng nhất. Kỳ nhông có khả năng “tái lập trình” những fibroblast này trở thành blasteme – một viên tế bào gốc, để tăng khả năng phục hồi. Có lẽ cơ thể Wolverine cũng có cơ chế này, mạnh mẽ hơn.


Các tế bào fibroblast.

Các tế bào fibroblast.

Loài người hay động vật có vú nói chung chưa mất đi hoàn toàn khả năng tự phục hồi đáng kinh ngạc ấy. Mỗi năm, hươu có thể mọc lại gạc (bao gồm cả da, dây thần kinh và xương) và loài chuột có thể hồi phục lỗ thủng trên tai mà không để lại sẹo.

Khả năng tự phục hồi cũng mạnh mẽ hơn khi những mô có tuổi đời trẻ. Ví dụ như trẻ em có thể tự hồi phục lại đầu ngón tay đã bị tổn thương, thậm chí tái tạo lại được cả dấu vân tay nhờ những tế bào gốc nằm tại phần cuối móng tay. Một bào thai có thể tự hồi phục vết thương mà không để lại sẹo.

Không phải là con người KHÔNG THỂ tự hồi phục, mà đúng hơn là chúng ta đã chọn KHÔNG hồi phục. Vậy làm sao mà Wolverine có được khả năng ấy? Có lẽ là thông qua biến đổi gen, đâu phải tự nhiên anh là một “dị nhân”.

Và khả năng tự làm lành nhanh chóng

Người thường mất 18 năm để đạt tới kích thước chuẩn, kỳ nhông mất vài tháng để mọc lại bộ phận cơ thể, còn Wolverine mất vài giây để đóng miệng vết thương do đạn bắn, kèm theo cả đẩy luôn viên đạn ra ngoài trong quá trình hồi phục. Vậy làm sao mà Wolverine hồi phục nhanh đến vậy? Có lẽ anh ta đã lợi dụng cách thức các tế bào tự dừng việc phân chia một cách không thể kiểm soát.

 

Có hai loại gen ngăn việc phân chia tế bào “vô tội vạ” này: tiền-gen sinh ung (proto-oncogenes) và gen kiểm soát khối u. Tiền-gen sinh ung thường tạo nên những protein tham gia việc phát hiện các dấu hiệu phát triển; gen kiểm soát khối u tạo ta p53, một loại kích hoạt cơ chế sửa chữa tế bào nếu như chúng phát hiện ra các tổn thương có trong cơ thể.

Theo như các nhà nghiên cứu tế bào gốc, các tế bào thông thường không chỉ sử dụng gen kiểm soát khối u để ngăn chặn ung thư, nó còn có khả năng biến đổi phụ thuộc vào bối cảnh, hủy kích hoạt gen để tăng khả năng tự phục hồi vết thương của các mô. Chắc hẳn Wolverine có thể điều khiển các gen kiểm soát khối u này hoạt động một cách hiệu quả.

Hiệu quả tới mức độ nào, thì cũng đến lúc khả năng ấy mất đi theo tuổi tác. Không phải ngẫu nhiên thời gian là kẻ thù lớn nhất của con người – bất kể người thường hay dị nhân. Khả năng phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ của người chiến binh năm nào nay đã không còn: dị nhân già Logan đã bị kẻ thù thời gian bắt kịp.

CÁC TIN KHÁC

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

5 trợ lý lập kế hoạch AI giúp tăng đáng kể năng suất làm việc

Ngày càng có nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) quản lý thời gian và lập lịch trình được thiết kế để bạn sắp xếp công việc hiệu quả hơn. Việc tận dụng các trợ lý ảo này có thể giúp bạn duy trì năng suất ở mức cao nhất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của môi trường làm việc hiện đại.

Máy in 3D khổng lồ, tương lai của sản xuất xanh

Các nhà khoa học của Đại học Maine đã tạo ra một chiếc máy in 3D khổng lồ có khả năng in hoàn thiện một ngôi nhà được làm hoàn toàn từ vật liệu sinh học.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

Giới hạn chịu nóng của con người không cao như chúng ta tưởng

Theo thống kê từ EPA, khoảng 11.000 trường hợp tử vong tại Mỹ gây ra bởi các sóng nhiệt trong giai đoạn từ 1979-2018. Con số này thậm chí còn có thể nhiều hơn do nhiều nơi không liệt kê hoặc không nhận định nhiệt độ cao là nguyên nhân gây tử vong.

Tàu chữa cháy lớn nhất thế giới tự thăng bằng trong 6 giây

https://www.youtube.com/watch?v=cZdGcip4FzM Chiếc tàu chế tạo bởi xưởng đóng tàu Lungteh ở huyện Nghi Lan của Đài Loan được cho là tàu chữa cháy tự thăng...

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Máy tính thiên văn hơn 2.000 năm tuổi

Lịch sử ẩn chứa vô số bí ẩn về những nền văn minh đã mất và những công nghệ tiên tiến mà họ sở hữu. Cho đến ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng một số nền văn minh cổ đại có trình độ khoa học và kỹ thuật vượt xa so với nhận thức hiện tại của chúng ta.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.72) Chùa Keo (Thái Bình): Kỳ quan gỗ lim gần 400 tuổi bên tả ngạn sông Hồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chùa Keo Thái Bình được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim, là một trong những kiệt tác kiến trúc đặc trưng thế kỷ 17. Kết cấu và cách bố trí cũng khác biệt bởi có cao thấp, lớn nhỏ, lên xuống “bồng bềnh như trong cõi Phật” song chặt chẽ, chắc chắn, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người thưởng thức, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật.

Sắp có app nhận biết số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa đảo

Phần mềm do Hiệp hội an ninh mạng quốc gia phát hành trên smartphone có thể phát hiện số điện thoại, địa chỉ website, tài khoản ngân hàng và mã QR có dấu hiệu lừa đảo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Chợ Đông Ba (1887-2024) – Trung tâm thương mại Cố đô – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.30

(nienlich.vn) Chợ Đông Ba là một trong những ngôi chợ có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua 137 năm hình thành và phát triển,ngôi chợ đậm chất Huế này vẫn và đang phát triển mạnh mẽ, là điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mực thực vật Botanical Inks của sinh viên ĐH Đà Nẵng giành giải nhất SV-Starup lần thứ VI

Vượt qua hơn 700 dự án tham gia, nhóm sinh viên của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – VNUK (Đại học Đà Nẵng) giành giải nhất SV-Starup 2024 với sản phẩm mực thực vật Botanical Inks (BINKS).

Nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà thờ Trà Cổ thuộc giáo xứ Trà Cổ, Giáo phận Hải Phòng có địa chỉ tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhà thờ được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 19 nhằm đáp ứng nhu cầu tôn giáo khi ngày càng có nhiều gia đình giáo dân sinh sống tại khu vực Trà Cổ.