Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Cỗ máy chơi cờ đánh bại Benjamin Franklin và Napoleon

Cỗ máy chơi cờ đánh bại Benjamin Franklin và Napoleon

Dù gây nhiều tranh cãi, cỗ máy chơi cờ Turk ra đời hàng trăm năm trước từng nổi tiếng trên khắp thế giới.
Cỗ máy chơi cờ Turk gồm một hình nộm và hệ thống máy móc bên dưới. Ảnh: Amusing Planet

Cỗ máy chơi cờ Turk gồm một hình nộm và hệ thống máy móc bên dưới. Ảnh: Amusing Planet

Vào cuối thế kỷ 18, một nhà phát minh người Hungary tên Wolfgang von Kempelen giới thiệu với hoàng hậu Maria Theresa của nước Áo một robot khác thường. Khác với bất kỳ cỗ máy từ động nào thời đó có thể thực hiện hoạt động tỉ mỉ như chơi nhạc cụ hoặc viết bằng bút mực trên giấy, cỗ máy của Kempelen thể hiện trí thông minh giống như con người, nó có thể chơi cờ vua với bất kỳ đối thủ nào là con người và đánh bại họ. Cỗ máy kỳ diệu này đã mê hoặc khán giả khắp châu Âu và châu Mỹ trong hơn một thế kỷ, từng đối đầu và đánh bại những nhân vật nổi tiếng như Napoléon Bonaparte và Benjamin Franklin, theo Amusing Planet.

Cỗ máy có tên là Mechanical Turk, bao gồm một chiếc tủ lớn, chứa nhiều máy móc phức tạp, bên trên là một bàn cờ. Một hình nộm bằng gỗ mặc áo choàng Ottoman, đầu đội khăn xếp ngồi phía sau chiếc tủ. Kempelen bắt đầu màn trình diễn bằng cách cửa tủ cho khán giả thấy toàn bộ hệ thống gồm các bánh xe, bánh răng, đòn bẩy và máy móc đồng hồ dày đặc. Sau khi khán giả yên tâm không có gì giấu bên trong, Kempelen sẽ đóng cửa lại, quay máy bằng một chiếc chìa khóa và mời một người tình nguyện đóng vai đối thủ của Turk.

Một ván cờ sẽ bắt đầu với Turk đi nước đầu tiên. Nó sẽ sử dụng tay trái nhặt các quân cờ và di chuyển sang một ô khác trước khi đặt xuống. Nếu đối thủ thực hiện một nước đi không hợp lệ, Turk sẽ lắc đầu và đưa con cờ vi phạm trở lại ô ban đầu. Nếu người chơi cố tình gian lận, như Napoléon đã làm khi đối đầu với cỗ máy vào năm 1809, Turk sẽ phản ứng bằng cách bỏ quân cờ đó ra khỏi bàn cờ và đi nước tiếp theo. Khi người chơi thử phạm luật lần thứ ba, robot sẽ quét cánh tay của nó qua bàn cờ, gạt tất cả quân cờ xuống, chấm dứt cuộc chơi.

Các kỳ thủ đều phát hiện Turk chơi cờ cực giỏi, liên tục giành chiến thắng trong những trận đấu với tay cờ có kỹ năng tốt. Trong một chuyến du đấu ở Pháp năm 1783, Turk đã đấu với François-André Danican Philidor, kỳ thủ cờ vua giỏi nhất thời đó. Mặc dù lần đó Turk bại trận, Philidor mô tả đây là “ván cờ mệt mỏi nhất từ trước đến nay” đối với ông.

Khi robot chơi cờ ngày càng nổi tiếng, mọi người bắt đầu tranh cãi về cách thức hoạt động của nó. Một số người cho rằng phát minh của Kempelen thực sự có khả năng tự hiểu và chơi cờ. Tuy nhiên, phần lớn hoài nghi cỗ máy thực chất là trò lừa tinh vi, chuyển động của người gỗ được điều khiển bởi chính Kempelen, bằng cách sử dụng nam châm hoặc dây điện từ xa, hoặc ít nhất bởi một người điều khiển nấp bên trong tủ. Một trong những người hoài nghi mạnh mẽ nhất là nhà văn người Anh, Philip Thicknesse. Ông từng viết một chuyên luận về chủ đề này với tựa đề “Nhân vật biết nói và robot chơi cờ tự động – Phát hiện và vạch trần”. Nhưng Thicknesse không đưa ra được bằng chứng thuyết phục.

Kempelen mất vào năm 1804, con trai ông đã bán Turk và những bí mật về nó cho Johann Nepomuk Malzel, một nhạc sĩ người Bavaria, Đức. Mazel đã mang nó đi trình diễn khắp châu Âu và Mỹ. Nhà văn nổi tiếng Edgar Allan Poe đã xem nó biểu diễn và viết một bài phân tích dài, suy đoán về cách thức hoạt động của cỗ máy tự động này. Ông cho rằng một cỗ máy thực sự phải thắng tất cả trận đấu cờ và hiển thị một kiểu chơi đặc trưng như thực hiện nước đi trong khoảng thời gian cố định, điều mà Turk không làm được. Poe kết luận Turk phải được vận hành bởi con người.

Sau khi Mazel mất vào năm 1838, robot chơi cờ được mua lại bởi John Kearsley Mitchell, bác sĩ riêng của Edgar Allan Poe và là người ngưỡng mộ Turk. Ông quyên tặng cỗ máy này cho Bảo tàng Charles Willson Peale ở Philadelphia. Tại đó, nó nằm chơ vơ ở một góc và bị lãng quên hoàn toàn, cho đến khi bị hỏa hoạn thiêu rụi năm 1854.

Robot chơi cờ trở thành bí ẩn trong hơn 50 năm cho đến khi Silas Mitchell, con trai của John Kearsley Mitchell, viết một loạt bài báo trên tờ The Chess Weekly, tiết lộ cơ chế hoạt động bên trong của Turk. Theo Mitchell, khi Turk đã bị thiêu rụi, ông “không còn lý do gì che giấu đáp án cho bí ẩn xưa cũ này với những người chơi cờ nghiệp dư”. Mitchell cho biết Turk là trò lừa của một ảo thuật gia thông minh. Bên trong chiếc tủ gỗ rộng rãi có một người điều khiển, kéo và đẩy các đòn bẩy khác nhau để làm cho hình nộm phía trên cử động và chơi cờ.

Chủ nhân cỗ máy có thể giấu người vận hành mà không ai thấy vì cửa chỉ mở một bên trước khán giả, cho phép anh ta lẻn nhanh vào bên trong. Các quân cờ có nam châm nhỏ nhưng mạnh được gắn vào đế sẽ hút một nam châm tương ứng trong các sợi dây bên dưới bàn cờ và bên trong hộp. Điều này cho phép người điều khiển bên trong máy theo dõi quân cờ nào di chuyển đến đâu trên bàn cờ.

Kempelen và chủ nhân sau đó của Turk là Johann Malzel đã chọn những kỳ thủ giỏi để bí mật vận hành cỗ máy vào nhiều thời điểm khác nhau. Khi Malzel cho Napoléon xem cỗ máy tại cung điện Schonbrunn năm 1809, một người Đức gốc Áo tên Johann Baptist Allgaier đã vận hành robot Turk từ bên trong.

Năm 1818, trong một thời gian ngắn, Hyacinthe Henri Boncourt, kỳ thủ hàng đầu nước Pháp, trở thành người điều khiển Turk. Một lần, khi ẩn mình bên trong cỗ máy tự động, Boncourt hắt hơi và khán giả nghe thấy âm thanh đó khiến Malzel bối rối, vội vàng tìm cách đánh lạc hướng. Sau lần đó, Malzel đã thêm một số bộ phận gây ồn vào Turk, để triệt tiêu mọi âm thanh có thể phát ra từ người điều khiển.

Khi Malzel mang Turk đi Mỹ biểu diễn, ông thuê kỳ thủ cờ vua người châu Âu, William Schlumberger, vận hành chiếc máy. Một lần sau buổi biểu diễn, hai cậu bé bí mật trốn trên mái nhà đã thấy Schlumberger bước ra khỏi cỗ máy. Ngày hôm sau, một bài báo xuất hiện trên tờ Baltimore Gazette vạch trần vụ việc. Ngay cả Edgar Allan Poe cũng nhận thấy Schlumberger luôn mất tích trong buổi biểu diễn nhưng thường xuyên được nhìn thấy khi Turk không thi đấu.

Bất chấp sự phơi bày, niềm say mê đối với robot chơi cờ Turk không suy giảm đối với phần đông khán giả. Một số học giả đã nghiên cứu và viết về Turk trong thế kỷ 19. Nhiều cuốn sách khác về Turk cũng được xuất bản vào cuối thế kỷ 20. Turk cũng truyền cảm hứng cho một số phát minh và mô phỏng như Ajeeb, phiên bản nhái theo Turk, do Charles Hooper, một nhà sản xuất tủ người Mỹ, tạo ra vào năm 1868. Các đối thủ của Ajeeb bao gồm Harry Houdini, Theodore Roosevelt và O. Henry.

Khi Edmund Cartwright nhìn thấy Turk ở London năm 1784, ông rất tò mò và tự hỏi liệu “chế tạo một cỗ máy có thể dệt vải có khó hơn một cỗ máy thực hiện tất cả các bước di chuyển cần thiết trong trò chơi phức tạp đó hay không?”. Trong vòng một năm, Cartwright được cấp bằng sáng chế cho nguyên mẫu máy dệt chạy bằng điện.

Năm 1912, Leonardo Torres y Quevedo ở Madrid chế tạo cỗ máy tự động chơi cờ thực sự đầu tiên gọi là El Ajedrecista, có thể chơi đến hết ván với 3 quân cờ mà không cần sự can thiệp của con người. Giới nghiên cứu mất thêm 80 năm nữa trước khi máy tính có thể chơi cả ván cờ và đánh bại những kỳ thủ giỏi nhất thế giới.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

ALIEN COFFEE: ‘Vũ trụ siêu anh hùng’ thu nhỏ tại thành phố hoa phượng đỏ lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Chiều ngày 27/4/2024, tại Quán ALIEN COFFEE, thành phố Hải Phòng, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao bằng Kỷ lục Việt Nam đến ông Hoàng Anh Tuấn với Bộ sưu tập chính hãng các mô hình đồ sộ đang được trưng bày tại đây. Bộ sưu tập gồm 1.679 mô hình nhân vật siêu anh hùng, game, nhân vật truyện tranh và phim điện ảnh chính hãng được ra mắt sau hành trình 10 năm tâm huyết sưu tầm của chủ nhân. ALIEN COFFEE từ lâu đã trở thành điểm hẹn của dân chơi mô hình tại Việt Nam.

Chinh phục cầu đáy kính Kỷ lục ở độ cao gần 146m tại Happy One Central (Bình Dương) của Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân

(VietKings) Kỳ vọng trở thành biểu tượng kiến trúc độc đáo bậc nhất TP Thủ Dầu Một, Happy One Central được chủ đầu tư dành nhiều tâm huyết thiết lập những giá trị đẳng cấp, độc bản. Đặc biệt, Happy Central One sở hữu cây cầu kính ở độ cao gần 146m, nối liền 2 tòa tháp cao 40 tầng. Trong khuôn khổ buổi lễ sự kiện Khánh thành cầu kính "Happy One Central - The Bridge to Glory" tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) vào ngày 27/4/2024, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao Kỷ lục với nội dung "Happy One Central – Dự án căn hộ có cầu đáy kính trên không cao nhất, nối liền 2 đỉnh tòa tháp" đến Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.55) Nhà thờ Tân Định (Thành phố Hồ Chí Minh): Rực rỡ sắc hồng giữa lòng thành phố mang tên Bác – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Cùng với nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Tân Định là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng với kiến trúc theo phong cách La Mã, Gothic và Phục Hưng. Được khởi công xây dựng từ năm 1870 và khánh thành vào ngày 16.12.1876, nơi đây được ví như một tòa lâu đài màu hồng nổi bật trên con đường Hai Bà Trưng sầm uất.

‘Hành lang thông minh’ giúp giảm tắc nghẽn, tăng cường an toàn giao thông

Ùn tắc giao thông là một thách thức lớn đối với các thành phố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, sức khỏe và sự an toàn của người dân. Các giải pháp quản lý giao thông hiện tại tối ưu hóa luồng giao thông nhưng thiếu sự kết nối với hành vi của người lái xe. Để khắc phục những hạn chế này và giảm thiểu tác động của giao thông, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thuật toán học sâu và mô hình dự đoán khác được tận dụng để làm tăng mối liên kết giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng đường bộ, giúp giảm thời gian di chuyển do tắc nghẽn giao thông.

HITA GAME: Sản phẩm giáo dục đúc kết hành trình đào tạo Hiền Tài trong 10 năm qua một tấm bản đồ xác lập Kỷ lục Việt Nam

(VIETKINGS) HITA GAME chính thức được ghi nhận Kỷ lục là "Sản phẩm giáo dục tích hợp đào tạo phẩm chất đạo đức, tư duy tích cực, phương pháp học tập và kỹ năng sống bằng nguyên lý trò chơi đầu tiên tại Việt Nam" từ ngày 13/4/2024. Kỷ lục được trao tặng đến 02 đơn vị đồng sở hữu gồm Viện Nghiên cứu Phát triển Sáng tạo Sơ đồ Tư duy & Bản quyền Việt Nam và Công ty Cổ phần Hita Books.

Nokia sắp đưa mạng 4G lên Mặt trăng

Nhắn tin trên Mặt trăng hay truyền dữ liệu trên sao Hỏa dường như đã không còn là điều gì xa xôi.