Trang chủ Thế kỷ của não bộ Khám phá Dấu hiệu về sự sống đầu tiên trên Trái Đất có thể...

Dấu hiệu về sự sống đầu tiên trên Trái Đất có thể là vi khuẩn

Một khám phá mới đây cho thấy những loài vi khuẩn đã tồn tại trên Trái Đất từ 3,7 tỷ năm trước, sau 1 tỷ năm từ khi Trái Đất được hình thành.

Trong một nỗ lực tìm kiếm những dạng sống động vật đầu tiên trên Trái Đất, các nhà khoa học căn cứ vào những dất vết hóa thạch như dấu chân, vết trầy xước, hang ổ… của những loài động vật. Một số nhà khoa học tuyên bố tìm thấy bằng chứng động vật đã tồn tại từ hơn một tỷ năm trước, nhưng các kết quả này vẫn gây tranh cãi. Ngoài ra, còn một số dấu vết hóa thạch từ kỷ Ediacaran cho thấy những loài động vật thân mềm đã sinh sôi và tồn tại ở thời gian này.

Nhà hải dương học Giulio Mariotti từ Đại học bang Louisiana cùng các đồng nghiệp của mình, đã tìm ra dấu vết sự sống từ kỷ Ediacaran và nhận thấy rằng đó có thể là vi khuẩn. Kết quả này được công bố gần đây giải thích bởi những bằng chứng đáng tin cậy về thế giới sự sống thuở ban đầu.

Dấu hiệu về sự sống đầu tiên trên Trái Đất có thể là vi khuẩn - 1

Một hóa thạch cho thấy vết tích của loài Dickinsonia Costa từ kỷ Ediacaran. Ảnh: Wikipedia Commons

Nhiều hóa thạch vi khuẩn trong kỷ Ediacaran được tìm thấy trong những dạng địa hình như rặng núi nhỏ hay các miệng hố, chúng là bằng chứng cho sự tồn tại của vi khuẩn trong thời cổ đại. Thảm vi khuẩn đã sinh sôi mạnh trong thời tiền Cambri – thời điểm trước khi động vật phát triển đa dạng, tuy nhiên thảm vi khuẩn đã không phát triển ở các vùng biển, khi những động vật ăn cỏ sau này sẽ phá hủy cấu trúc của chúng.

Mariotti và các đồng nghiệp đã thực hiện một thí nghiệm để tạo ra những đường mòn và rãnh, hố tương tự như ở các nơi tìm thấy dấu vết hóa thạch. Họ đã đặt vi khuẩn nằm dọc theo cát ở đáy thùng nước và tạo sóng nhân tạo trên mặt nước. Số vi khuẩn lớn hơn cát nhưng ít dày đặc hơn. Mật độ thấp hơn cho phép chúng di chuyển được trên cát với mức năng lượng tiêu thụ thấp.

Dấu hiệu về sự sống đầu tiên trên Trái Đất có thể là vi khuẩn - 2

Hóa thạch này tạo nên bởi một con trilobite. Loài trilobite di chuyển từ phải sang trái và để lại dấu vết sau khi đi qua một vùng đất. Ảnh: Stefano Novello

Việc sử dụng mức năng lượng thấp là rất quan trọng, vì khi sử dụng nhiều năng lượng, chúng có thể làm mất dấu vết để lại. Những dấu vết hóa thạch để lại hầu hết là những đường đi của chúng vẽ nên khi di chuyển trên nền cát.

Tuy nhiên, nghiên cứu này không khẳng định những dấu vết ban đầu đó được gây ra bởi vi khuẩn, mà cho chúng ta một lời giải thích rõ ràng hơn về những vết tích để lại. Nếu trong tương lai, các nhà khoa học tìm thấy những dấu vết hóa thạch khác từ kỷ Ediacaran hay sớm hơn, chúng ta sẽ có những giả thuyết chính xác hơn về sự sống trong thời kỳ này.

Dấu hiệu về sự sống đầu tiên trên Trái Đất có thể là vi khuẩn - 3

Các hóa thạch của những loài vi khuẩn trong kỷ Ediacaran (trái) và vết tích được tái tạo lại từ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của các nhà khoa học (phải). Ảnh: SEPM.

Chúng ta có thể phân biệt được dấu vết để lại của những loài sống khác nhau, dựa vào việc đường đi của chúng so với nguồn thức ăn hay kẻ thù ở một vị trí nào đó. Những vết tích để lại trong kỷ Ediacaran đều là những trầm tích ba chiều phức tạp.

Sự hình thành và phát triển của những dạng sống đầu tiên trên Trái Đất là rất quan trọng để cho chúng ta thêm hiểu biết về sự sống trên các hành tinh khác. Chúng ta bây giờ cần những bằng chứng cụ thể hơn về sự sống ở thời điểm này. Mariotti cùng nhóm của ông đang nỗ lực tìm kiếm và thực hiện nhiều thí nghiệm hơn nhằm phân biệt hóa thạch của từng loài động vật khác nhau dựa vào vết tích để lại của chúng.

CÁC TIN KHÁC

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con rồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù

Những người bị mù do bệnh viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác có hy vọng được nhìn thấy trở lại.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.18

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.