Trang chủ Thế kỷ của não bộ Công nghệ Xây dựng 'Internet dưới nước' nhờ AI

Xây dựng ‘Internet dưới nước’ nhờ AI

Hệ thống với mạng lưới modem âm thanh, cảm biến không dây kết hợp AI được tạo ra cho phép thu thập dữ liệu dưới nước theo thời gian thực.

Hơn 2.000 năm trước, Baiae là thị trấn tráng lệ trên bán đảo Italy. Nơi đây nổi tiếng với các dòng thác tự nhiên, những ngôi nhà sang trọng, suối nước nóng… Qua nhiều thế kỷ, các hoạt động địa chất đã nhấn chìm vùng đất dành cho giới quý tộc La Mã, để lại một nửa diện tích nằm dưới biển Địa Trung Hải.

Ngày nay, Baiae là một trong số ít các công viên khảo cổ dưới nước trên thế giới mở cửa cho du khách muốn khám phá phần còn lại của thành phố La Mã cổ đại. Một khu vực biển được bảo vệ, thợ lặn làm nhiệm vụ theo dõi thiệt hại do con người cũng như các yếu tố môi trường gây ra.

Tuy nhiên, theo Barbara Davidde, Giám đốc quốc gia về di sản văn hóa dưới nước của Italy, giao tiếp dưới nước là một thách thức. Đơn vị này ban đầu có ý định sử dụng dây cáp để nối các địa điểm bên dưới, do mạng không dây không hoạt động tốt. Các nhà khoa học cũng từng thử sóng quang và sóng âm, nhưng ánh sáng và âm thanh không phải hình thức liên lạc không dây hiệu quả do các yếu tố như nhiệt độ nước, độ mặn, sóng và tiếng ồn có thể làm thay đổi tín hiệu khi chúng di chuyển giữa các thiết bị.

Thợ lặn của WSense lắp đặt hệ thống giao tiếp dưới nước được hỗ trợ bởi AI. Ảnh: Barbara Davidde

Thợ lặn của WSense lắp đặt hệ thống giao tiếp dưới nước được hỗ trợ bởi AI. Ảnh: Barbara Davidde

Do đó, Davidde đã hợp tác với một nhóm kỹ sư, đứng đầu bởi Giáo sư Chiara Petrioli của Đại học Sapienza và là Giám đốc WSense, một công ty khởi nghiệp chuyên về các hệ thống liên lạc và giám sát dưới nước. Nhóm đã phát triển một mạng lưới modem âm thanh và cảm biến không dây dưới nước có khả năng thu thập dữ liệu môi trường và truyền dữ liệu đó về đất liền trong thời gian thực.

“Bây giờ, chúng tôi có thể giám sát mạng lưới từ xa và bất cứ lúc nào”, Davidde cho biết.

Theo ông, hệ thống “Internet dưới nước” dựa vào thuật toán AI để liên tục thay đổi giao thức mạng. Khi điều kiện biển thay đổi, thuật toán sửa đổi đường dẫn thông tin từ nút này sang nút khác, cho phép tín hiệu truyền đi tới hai km.

Hệ thống có thể gửi dữ liệu giữa các máy phát cách nhau một km với tốc độ Kb/giây, hoặc tới hàng chục Mb/giây trong khoảng cách ngắn hơn. Băng thông này đủ để truyền dữ liệu môi trường được thu thập thông qua cảm biến neo dưới đáy biển, chẳng hạn hình ảnh và thông tin về chất lượng nước, áp suất và nhiệt độ, các nguyên tố kim loại, hóa học và sinh học, tiếng ồn, dòng chảy, sóng và thủy triều.

Hệ thống “Internet dưới nước” tại Baiae cho phép giám sát từ xa và liên tục các điều kiện môi trường như độ pH và nồng độ carbon dioxide – yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật gây biến dạng hiện vật. Ngoài ra, hệ thống cũng cho phép các thợ lặn liên lạc với nhau và với các đồng nghiệp ở trên mặt nước, hoặc xác định vị trí của họ với độ chính xác cao.

Theo Davidde, mạng sẽ phục vụ cho du khách những tháng tới. Khi đi qua khu di tích, du khách sẽ sử dụng máy tính bảng chống nước để liên lạc hoặc xem các bản mô phỏng 3D của khu di tích thông qua thực tế tăng cường. “Internet dưới nước giúp cho việc giám sát địa điểm khảo cổ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Đồng thời, chúng tôi có thể cung cấp cho khách tham quan cách tương tác mới khi khám phá Baiae”, ông nói thêm.

Các hệ thống của WSense cũng bắt đầu được sử dụng tại một số địa điểm khảo cổ khác ở Italy, cũng như áp dụng cho nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường biển và theo dõi núi lửa dưới nước. Cơ quan Quốc gia về Công nghệ mới, Năng lượng và Phát triển kinh tế bền vững của Italy đã sử dụng mạng cho nghiên cứu cách tảo, động vật không xương sống dưới nước và san hô thích ứng với biến đổi khí hậu ở vịnh Santa Teresa. Tại Na Uy, hệ thống được sử dụng để theo dõi chất lượng nước và sức khỏe của cá trong các trang trại nuôi cá hồi.

Theo Báo Quảng Ninh

CÁC TIN KHÁC

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Tìm kiếm trên Internet sẽ thay đổi

Mô hình tìm kiếm thông tin trên Internet hiện nay chủ yếu xoay quanh Google; người dùng gõ từ khóa thông tin muốn tìm, bộ máy tìm kiếm của Google chạy hết tốc lực trong chốc lát trả về kết quả là những trang web chứa thông tin muốn tìm kiếm dựa trên nhiều tiêu chí.

Tiết lộ góc khuất đằng sau thành công rực rỡ của OpenAI: lệ thuộc vào một “mỏ vàng số” do Google nắm giữ

Đây cũng là thách thức khó khăn mà toàn ngành AI đang gặp phải khi phát triển các công cụ AI mới.

Camera kỹ thuật số lớn nhất thế giới giúp khám phá bí mật về vật chất tối

Với camera LSST 3.200 megapixel, đài quan sát Vera C. Rubin có thể khám phá những bí mật về vật chất tối và năng lượng tối.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Tiết mục múa xòe của thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tại chương trình tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V xác lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Vào tối ngày 25/4/2024, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Cũng tại chương trình, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao kỷ lục: “Tiết mục múa xoè có số lượng thiếu nhi 63 tỉnh, thành phố tham gia biểu diễn chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đông nhất Việt Nam” cho Hội đồng Đội Trung ương.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành đoàn Hải Phòng vừa phối hợp các đơn vị lựa chọn triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR360) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (1868-2024) – 156 năm trân trọng tri thức – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.12

(nienlich.vn) Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là thư viện của các đô đốc, thống đốc. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử thư viện tiếp tục phát triển mạnh mẽ tới hôm nay cùng với nhiều tài liệu được số hóa.

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.