Trang chủ Thế kỷ của não bộ Công nghệ Vật liệu chế tạo máy bay biến hình của NASA có thể...

Vật liệu chế tạo máy bay biến hình của NASA có thể làm lành vết thương cho con người

Họ đang tiến tới việc sử dụng vật chất này để làm băng gạc. Còn gì tuyệt hơn việc công nghệ của NASA nằm trong hộp thuốc nhà bạn?

Đây là một loại vật liệu khá “kì diệu” của NASA, nó tạo ra điện áp khi được làm nóng, khi bị tác dụng của lực đẩy vào và thậm chí cả khi gió thổi vào nó.

Đó là polyvinylidene fluoride, một loại vật chất được các nhà nghiên cứu tại NASA sử dụng trong chế tạo máy bay biến hình, chúng có thể biến dạng được để phù hợp với môi trường.

Vẫn còn một ứng dụng nữa cực kì thú vị của loại vật chất này, nó có thể khởi động quá trình hồi phục của con người. Tiềm năng của ứng dụng này là cực kì lớn và đó cũng là lý do tại sao những người phát minh ra nó, hai nhà khoa học Emilie Siochi và Lisa Scott Carnell đã đưa loại vật chất này ra với công chúng qua Chương trình Chuyển giao công nghệ của NASA.

Vật liệu chế tạo máy bay biến hình của NASA có thể làm lành vết thương cho con người - Ảnh 1.

Với chương trình này, NASA đưa loại vật liệu đặc biệt này trở thành một công nghệ giá rẻ hơn rất nhiều và biến nó thành sản phẩm để bán cho người dân. Nói thì dễ, việc biến “đồ của NASA” thành “đồ bình dân” luôn là một quá trình cực kì khó khăn. Nó có thể bị xếp xó, bị bỏ quên, hay thậm chí sản phẩm cuối cùng không được người phát minh ra nó đồng tình ủng hộ.

Polyvinylidene fluoride hoàn toàn có khả năng làm được điều mà các nhà khoa học vẫn đang mong đợi: đó là chữa lành tổn thương cho con người. Loại vật chất mang hoạt tính điện này sẽ tạo ra một trường điện khi được tác động vào. Các nhà nghiên cứu đã phát triển được một quá trình để sắp xếp và kéo thẳng những sợi vật chất này để tạo thành một loại gạc băng vết thương công nghệ cao.

Đầu tiên, những người hưởng lợi từ công nghệ tiên tiến này là các phi hành gia của NASA nhưng dần dần, các nhà nghiên cứu nhìn ra được tiềm năng ứng dụng y học của nó có thể đạt mức toàn cầu. Hai nhà sáng chế ra loại vật chất này biết rằng những hiệu ứng điện tồn tại tự nhiên trong cơ thể chúng ta vẫn giúp con người có thể chữa được vết thương.

Về cơ bản, lớp da của chúng ta khi bị tổn thương sẽ tạo ra điện áp, làm thành một trường điện đưa những tế bào hồi phục mang tên keratinocyte vào hoạt động. Ta có thể tưởng tượng nó như một đàn ngỗng trời xếp hàng bay theo từ trường Trái Đất, với các cực làm mốc.

Vật liệu chế tạo máy bay biến hình của NASA có thể làm lành vết thương cho con người - Ảnh 2.

Khi loại polymer kia được làm nóng lên tới mức độ nhiệt độ của cơ thể người, trường điện của nó được kích hoạt. Tế bào thân trưởng thành của chúng ta phản hồi lại tín hiệu điện được tạo ra ấy. Và hai nhà phát minh ra loại vật chất này đã nghĩ ngay tới việc đưa nó lên một miếng gạc, băng thẳng lên vết thương của con người và để cho thân nhiệt con người tự kích hoạt miếng gạc ấy?

Phương pháp sử dụng điện này đã được các bác sĩ sử dụng để hồi phục mô da cho bệnh nhân nhưng họ sẽ phải cần những thiết bị làm việc chuyên dụng. Vật liệu mới này có thể cho bạn một tấm gạc chữa lành vết thương ngay tại nhà, hãy nghĩ tới một miếng Urgo công nghệ cao của NASA có thể làm liền vết thương nhanh chóng nằm ngay trong tủ thuốc nhà bạn.

Vật liệu chế tạo máy bay biến hình của NASA có thể làm lành vết thương cho con người - Ảnh 3.

Công nghệ vũ trụ của NASA đưa vào đời thường, tại sao không?

Việc đưa sản phẩm ra thị trường, trái với bạn tưởng, là một phần việc của NASA. Đạo luật Vũ trụ đưa ra năm 1958 đã nói rõ rằng cơ quan vũ trụ phải đưa những tiến bộ kĩ thuật theo hướng cho cả những con người sinh sống trên Trái Đất, những con người ấy là nguồn cung cấp vốn cho tiến trình phát triển của khoa học kỹ thuật.

Trong một vài trường hợp, các nhà khoa học lo lắng tới việc một người mua bí ẩn nào đó mua lại bản quyền đứa con tinh thần của mình. Những người phát minh không có tiếng nói trong việc công ty nào sử dụng công nghệ của mình, hay mục đích sử dụng của người mua là gì.

Nếu như công nghệ được vào một công ty thích đáng với những định hướng tốt, nó có thể thay đổi thành công được rất nhiều thứ”, bà Carnell nói. “Nhưng trong nhiều trường hợp, có những điều không mấy tốt đẹp xảy ra và nó làm chúng tôi lo sợ”.

Vật liệu chế tạo máy bay biến hình của NASA có thể làm lành vết thương cho con người - Ảnh 4.

Quản trị chương trình Chuyển giao Công nghệ, ông Dan Lockney tin rằng đằng sau những pháp chế này là những lý do đậm tính triết học. Bởi lẽ tổ chức NASA tồn tại với phương thức hoạt động chính là sử dụng những đồng tiền thuế của người dân để nghiên cứu và khám phá vũ trụ, việc chuyển giao công nghệ cho xã hội sử dụng là một cách tuyệt vời để nói với người dân rằng “Chúng tôi cảm ơn vì sự đóng góp của các bạn”.

Thay vì việc một công nghệ tiên tiến biến mất trong thế giới khoa học, chỉ được sử dụng để nghiên cứu thì nó có thể tạo nên những khác biệt ngay trong cuộc sống đời thường của người dân, tham gia đóng góp một phần vào xã hội loài người.

Một khi một hành động chuyển giao công nghệ diễn ra trôi chảy và suôn sẻ, nó sẽ suôn sẻ tới mức độ cao nhất có thể: vừa hoàn thành được sứ mệnh của một cơ quan nghiên cứu hàng đầu mà điều đó cũng khiến chính người phát minh ra công nghệ ấy cảm thấy hài lòng với bản thân, khi mà đứa con tinh thần của họ đã đang làm nên những sự khác biệt trên thế giới này.

Vật liệu chế tạo máy bay biến hình của NASA có thể làm lành vết thương cho con người - Ảnh 5.

Bà Emilie Siochi, một trong hai người đã tạo ra vật chất này.

Đã có không ít trường hợp như vậy.

Bộ quần áo chống trọng lực giờ đây đã được phát triển thành LifeWrap, một bộ đồ giá rẻ có thể ngăn ngừa xuất huyết hậu sản. Chiếc camera nhỏ bé gắn trên điện thoại của bạn là một sản phẩm đưa ra từ Phòng thí nghiệm Tên lửa đẩy. Thậm chí, miếng bánh mì phết bơ lạc cũng là sản phẩm của NASA, nó đã từng là bữa ăn thử nghiệm cho những chuyến du hành vũ trụ dài ngày. Cảm ơn NASA với những công nghệ làm thế giới tốt đẹp hơn này!

Một lần nữa, công nghệ mang tầm vũ trụ lại bước ra đời thực, đó là gạc công nghệ cao của hai nhà khoa học, bà Siochi và bà Carnell. Một tấm gạc liền vết thương tiên tiến hoàn toàn có khả năng được áp dụng rộng rãi, trong tương lai chúng ta sẽ không phải thăm viếng bệnh viện thường xuyên nữa, khi mà ta có một phương pháp trị thương đến từ NASA nằm ngay trong tủ thuốc treo tường.

CÁC TIN KHÁC

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Điều ít biết về người phát minh ra bút xóa

Ngày nay, chiếc bút xóa đã không còn xa lạ gì với mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết được người phát minh ra nó lại chính là một phụ nữ.

Nghiên cứu cho thấy AI giúp con người cảm thấy được lắng nghe

Một nghiên cứu mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã phát hiện rằng tin nhắn do trí tuệ nhân tạo (AI) phản hồi mang lại cảm giác được lắng nghe nhiều hơn tin nhắn do một người có khả năng giao tiếp non nớt.

Khả năng cuộc cách mạng thiết bị AI ‘khai tử’ điện thoại thông minh

Tham vọng của Humane là khai tử điện thoại thông minh hoặc ít nhất là giảm nhu cầu thiết bị đang được coi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này.

Những cỗ máy ‘có một không hai’ trong lịch sử

Một số cỗ máy kỳ lạ nhất từng được thiết kế và chế tạo trong lịch sử nhân loại, từ máy tính cổ nhất thế giới của người Hy Lạp tới máy bay cánh chim của Leonardo da Vinci.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

ALIEN COFFEE: ‘Vũ trụ siêu anh hùng’ thu nhỏ tại thành phố hoa phượng đỏ lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Chiều ngày 27/4/2024, tại Quán ALIEN COFFEE, thành phố Hải Phòng, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao bằng Kỷ lục Việt Nam đến ông Hoàng Anh Tuấn với Bộ sưu tập chính hãng các mô hình đồ sộ đang được trưng bày tại đây. Bộ sưu tập gồm 1.679 mô hình nhân vật siêu anh hùng, game, nhân vật truyện tranh và phim điện ảnh chính hãng được ra mắt sau hành trình 10 năm tâm huyết sưu tầm của chủ nhân. ALIEN COFFEE từ lâu đã trở thành điểm hẹn của dân chơi mô hình tại Việt Nam.

Chinh phục cầu đáy kính Kỷ lục ở độ cao gần 146m tại Happy One Central (Bình Dương) của Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân

(VietKings) Kỳ vọng trở thành biểu tượng kiến trúc độc đáo bậc nhất TP Thủ Dầu Một, Happy One Central được chủ đầu tư dành nhiều tâm huyết thiết lập những giá trị đẳng cấp, độc bản. Đặc biệt, Happy Central One sở hữu cây cầu kính ở độ cao gần 146m, nối liền 2 tòa tháp cao 40 tầng. Trong khuôn khổ buổi lễ sự kiện Khánh thành cầu kính "Happy One Central - The Bridge to Glory" tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) vào ngày 27/4/2024, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao Kỷ lục với nội dung "Happy One Central – Dự án căn hộ có cầu đáy kính trên không cao nhất, nối liền 2 đỉnh tòa tháp" đến Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.55) Nhà thờ Tân Định (Thành phố Hồ Chí Minh): Rực rỡ sắc hồng giữa lòng thành phố mang tên Bác – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Cùng với nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Tân Định là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng với kiến trúc theo phong cách La Mã, Gothic và Phục Hưng. Được khởi công xây dựng từ năm 1870 và khánh thành vào ngày 16.12.1876, nơi đây được ví như một tòa lâu đài màu hồng nổi bật trên con đường Hai Bà Trưng sầm uất.

‘Hành lang thông minh’ giúp giảm tắc nghẽn, tăng cường an toàn giao thông

Ùn tắc giao thông là một thách thức lớn đối với các thành phố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, sức khỏe và sự an toàn của người dân. Các giải pháp quản lý giao thông hiện tại tối ưu hóa luồng giao thông nhưng thiếu sự kết nối với hành vi của người lái xe. Để khắc phục những hạn chế này và giảm thiểu tác động của giao thông, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thuật toán học sâu và mô hình dự đoán khác được tận dụng để làm tăng mối liên kết giữa phương tiện và cơ sở hạ tầng đường bộ, giúp giảm thời gian di chuyển do tắc nghẽn giao thông.

HITA GAME: Sản phẩm giáo dục đúc kết hành trình đào tạo Hiền Tài trong 10 năm qua một tấm bản đồ xác lập Kỷ lục Việt Nam

(VIETKINGS) HITA GAME chính thức được ghi nhận Kỷ lục là "Sản phẩm giáo dục tích hợp đào tạo phẩm chất đạo đức, tư duy tích cực, phương pháp học tập và kỹ năng sống bằng nguyên lý trò chơi đầu tiên tại Việt Nam" từ ngày 13/4/2024. Kỷ lục được trao tặng đến 02 đơn vị đồng sở hữu gồm Viện Nghiên cứu Phát triển Sáng tạo Sơ đồ Tư duy & Bản quyền Việt Nam và Công ty Cổ phần Hita Books.

Nokia sắp đưa mạng 4G lên Mặt trăng

Nhắn tin trên Mặt trăng hay truyền dữ liệu trên sao Hỏa dường như đã không còn là điều gì xa xôi.