Trang chủ Thế kỷ của não bộ Công nghệ Ứng dụng công nghệ cao, World Cup 2022 đặt ra tiêu chuẩn...

Ứng dụng công nghệ cao, World Cup 2022 đặt ra tiêu chuẩn mới

Nước chủ nhà Qatar đảm bảo trải nghiệm kết nối xuyên suốt cho cổ động viên cả trong và ngoài sân, bên cạnh đó những khán giả khuyết tật cũng có thể tận hưởng từng đường bóng biến ảo.

Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt từng nêu một tôn chỉ làm việc, tạm dịch như sau: “Một khi bạn được hỏi liệu bạn có thể làm một việc, hãy nói ‘Chắc chắn tôi có thể!’ rồi sau đó lao đầu vào tìm cách thực hiện”. Ứng dụng tôn chỉ này vào bất cứ đâu, một người cũng sẽ đẩy được mình tới giới hạn của bản thân và nếu đủ kiên nhẫn, họ sẽ thành công.

Thật vậy, thực tế không tồn tại nhiều vấn đề không lời giải đáp. Và tại những sự kiện lớn mang tầm cỡ quốc tế, một loạt vấn đề hóc búa được đặt ra yêu cầu những bộ óc nhanh nhạy phải nhanh chóng nhìn ra vấn đề, để rồi lập tức tìm cách khắc phục. Giải bóng đá danh giá nhất hành tinh – FIFA World Cup 2022 đang diễn ra tại Qatar là một trong những sự kiện như vậy.

Công nghệ WC2022 - Ảnh 1.

Không chỉ mong muốn đem lại trải nghiệm tốt cho các nước tham gia và khách du lịch, Qatar còn nung nấu ý định … đặt ra tiêu chuẩn mới cho những giải đấu lớn sau này.

Công nghệ WC2022 - Ảnh 2.

Tới Qatar vào dịp cuối năm 2022, khách đến thăm có thể tận hưởng những giải pháp kết nối an toàn và nhanh chóng.

Trung tâm Đổi mới Lưu động Qatar (Qatar Mobility Innovations Center – QMIC) tận dụng nền tảng Internet Vạn Vật (IoT) để kết nối vô số cảm biến đặt quanh thủ đô Doha, nhằm cung cấp cho khách du lịch dữ liệu thời gian thực về tình hình giao thông, vị trí xe taxi cũng như lịch trình tàu điện ngầm. 

Công nghệ WC2022 - Ảnh 3.

Tới Qatar, người ta có thể tải về ứng dụng hỗ trợ do chính QMIC phát triển để dễ dàng tìm đường tới các sân vận động. Hệ thống đã được “thử lửa” trước đây, khi Qatar tổ chức giải đấu Amir Cup hồi tháng 5 năm 2019. Nếu thiết bị di động hết pin, khách du lịch có thể sạc tại các trạm EIP Palm; trạm cung cấp giải pháp sạc qua cổng USB và cả sạc không dây, điện năng tới từ chính Mặt Trời đang chói chang trên cao. EIP Palm cũng đồng thời phát Wi-Fi để người dùng không gián đoạn liên lạc.

Tại sân vận động, người hâm mộ bộ môn túc cầu tiếp tục được trải nghiệm kết nối xuyên suốt. Thông qua ứng dụng Asapp, người tới xem bóng có thể lập tức đặt đồ ăn ngay trong sân vận động. Theo thông tin được quảng cáo, đồ ăn có thể được ship trực tiếp tới vị trí của bạn.

Công nghệ WC2022 - Ảnh 4.

Và tất nhiên, nhu cầu hấp thu sẽ phải song hành với nhu cầu “giải phóng”. Theo lời các quan chức Qatar, nhà vệ sinh tại kỳ World Cup 2022 cũng được tích hợp công nghệ cao: các bồn tiểu không sử dụng nước, đồng thời sở hữu công nghệ chặn mùi tiên tiến.

Công nghệ WC2022 - Ảnh 5.

Tại thủ đô Doha của Qatar, có một căn phòng treo tới hàng trăm màn hình cho thấy đám đông đổ tới sân vận động xem World Cup. Để có thể theo dõi và kiểm soát số lượng cổ động viên có thể lên tới hàng triệu người, Qatar đã lắp đặt một trung tâm xử lý dữ liệu tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) để liên tục quan sát người ra vào sân vận động. Hệ thống có thể nhận diện đối tượng nghi vấn, dự đoán hướng di chuyển của đám đông và thậm chí, kiểm soát nhiệt độ bên trong sân vận động.

Công nghệ WC2022 - Ảnh 6.

Kết nối xuyên suốt sẽ đảm bảo an ninh trước, trong và sau khi trận bóng đã diễn ra. Tại sân Lusail với sức chứa 80.000 người, nơi diễn ra 10 trận đấu bao gồm cả trận chung kết, công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ giúp ban điều hành quan sát rõ diện mạo của bất cứ cổ động viên nào.

“Chỉ với một cú nhấp chuột bạn có thể thay đổi hình ảnh từ sân vận động này sang sân vận động khác, bởi lẽ mọi thứ được kết nối thông qua trung tâm xử lý”, giám đốc trung tâm Aspire, ông Hamad Ahmed al-Mohannadi trả lời phỏng vấn Aljazeera. 

Công nghệ WC2022 - Ảnh 7.

Theo lời ban tổ chức, đây là lần đầu tiên khái niệm “sân vận động kết nối” được ứng dụng trong một kỳ World Cup. Bên cạnh sức người, AI sẽ hỗ trợ dự đoán hướng di chuyển của đám đông và giúp các chuyên viên kỹ thuật cũng như ban an ninh kiểm soát tình hình trên khán đài.

Với sự trợ giúp của AI, trung tâm kiểm soát có thể đếm số lượng người có trong một phạm vi nhất định và đưa ra giới hạn nên có. Ví dụ, nếu có tới 100 cổ động viên đứng trong một diện tích nhất định, kỹ thuật viên có thể kiểm tra xem liệu đây có phải điểm nghẽn, đồng thời mở từ xa các cửa ra vào để đảm bảo dòng người không bị kẹt cứng. 

Công nghệ WC2022 - Ảnh 8.

Tại kỳ World Cup 2022, cổ động viên khiếm thị cũng có thể tận hưởng từng đường bóng sắc sảo của các cầu thủ. Với sự trợ giúp của thiết bị mang tính cách mạng có tên Bonocle, mọi nội dung xoay quanh World Cup 2022 đều có thể được dịch thành ngôn ngữ braille, giúp fan kiếm thị bắt kịp nhịp điệu của giải đấu thông qua ký tự chữ nổi hiện trên thiết bị.

Bên cạnh Bonocle, cổ động viên khiếm thị còn có thể trải nghiệm World Cup 2022 thông qua thiết bị Feelix Palm có hỗ trợ công nghệ thực tế ảo.

Với những trẻ mắc những chứng bệnh tâm lý như tự kỷ hay giảm chú ý, việc ngồi xem hết một trận bóng dường như là điều bất khả thi. Đây là lúc những căn phòng xem bóng cảm biến phát huy thế mạnh của mình, giúp trẻ tập trung vào trận đấu.

Nằm ở tầng cao nhất sân vận động, những căn phòng đặc biệt này tạo ra một không gian an toàn cho những cá nhân không thoải mái trước đám đông. Đèn trong phòng được điều chỉnh tới một độ sáng nhất định, tạo ra không khí ấm áp cho những người tới xem trận đấu. 

Công nghệ WC2022 - Ảnh 9.
Công nghệ WC2022 - Ảnh 10.

Nhìn những công nghệ được ứng dụng tại kỳ World Cup 2022, chúng ta càng thêm háo hức chờ tới năm 2026, khi giải túc cầu danh giá diễn ra tại Bắc Mỹ, nơi quy tụ những công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới.

Tiến trình phát triển của công nghệ chưa có dấu hiệu dừng lại, và chắc chắn sẽ có tiến triển nhiều trong 4 năm tới đây. Công nghệ nhận diện khuôn mặt, trí tuệ nhân tạo, cảm biến đo chỉ số cầu thủ hay công nghệ theo dõi sát sao tình huống trên sân mới chỉ là khởi đầu.

Công nghệ WC2022 - Ảnh 11.

Nhưng hãy tạm gác lại những háo hức dành cho năm 2026 đã, bởi lẽ kỳ World Cup tổ chức tại Qatar mới đang trong giai đoạn khởi động. Những đội bóng lớn vẫn đang lần lượt ra sân, vòng loại trực tiếp còn chưa bắt đầu, kịch hay vẫn còn ở phía trước.

Trong quá trình diễn ra giải đấu danh giá nhất hành tinh, chắc chắn chúng ta sẽ còn thấy sức mạnh của công nghệ được phô diễn ở mọi nơi, dù trong từng đường bóng hay trên mỗi ghế ngồi của sân vận động.

Theo Thể Thao Văn Hóa

CÁC TIN KHÁC

‘Chiến thần’ xe cứu hỏa mạnh nhất thế giới: “Con lai” của xe tăng và máy bay phản lực, nước phun khỏi vòi nhanh...

Big Wind được đánh giá là “chiến thần” cứu hỏa và từng làm nên lịch sử khi dập tắt 9 đám cháy lớn tại các giếng dầu.

ASIAD 2023: Công nghệ tiên tiến dự báo thời tiết tại các địa điểm thi đấu

Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc), việc tổ chức các cuộc thi đấu thể thao có liên quan chặt chẽ đến điều kiện thời tiết và dự báo thời tiết chính xác có thể giúp các sự kiện được tổ chức an toàn và trật tự.

Thế hệ AI đang hình thành và thế giới sẽ chào đón?

Tại trường Đại học Lund hàng đầu ở Thụy Điển, giáo viên quyết định học sinh nào có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp họ làm bài tập.

Cách vận hành của robot Ấn Độ trên Mặt Trăng

Robot tự hành Pragyan hoạt động bán tự động trên Mặt Trăng, nó có thể nhận lệnh từ trạm điều hành ở mặt đất để thay đổi lộ trình khi gặp chướng ngại vật.

Mất chỉ vài phút, bạn đã có thể sở hữu một logo ‘độc, lạ’ bằng AI

Logo là một biểu tượng được tạo thành từ văn bản và hình ảnh để nhận diện một cá nhân hoặc doanh nghiệp. Vì...

Ô tô vừa chạy vừa sạc điện: Tuyến cao tốc thay đổi lịch sử giao thông thế giới

Khi các phương tiện chạy bằng điện (EV) được dùng ngày càng rộng rãi thay cho những phương tiện động cơ đốt trong truyền thống, nhờ đó lượng khí thải CO2 và ô nhiễm do xe cộ gây ra có thể giảm đáng kể. Tuy nhiên, sạc pin cho EV vẫn là mối quan tâm chính của người dùng.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Thế Giới 2023 – Quét võng mạc, AI chẩn đoán từ chứng suy tim đến bệnh Parkinson

Các nhà khoa học đã phát triển một mô hình có khả năng tự học cách phân biệt giữa võng mạc 'bình thường' và võng mạc 'bị bệnh', sau đó đưa ra chẩn đoán.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Công nghệ làm măng khô mềm như măng tươi

Các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ sấy lạnh, măng khô sau khi ngâm vào nước sẽ trở lại gần giống với măng tươi, dễ chế biến.

OpenAI ra mắt phiên bản 3 của nền tảng AI tạo sinh Dall-E

OpenAI vừa cho ra mắt phiên bản thứ ba của nền tảng AI tạo sinh Dall-E, cho phép người dùng sử dụng chatbot ChatGPT để tạo ra hình ảnh từ lời nhắc (prompt).

TP.HCM sắp có Booth tra cứu thông tin du lịch và tham quan thực tế ảo

TP.HCM sẽ triển khai xây dựng Booth tra cứu thông tin du lịch, tham quan thực tế ảo để hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Đột phá lớn trong công cuộc tìm kiếm người ngoài hành tinh: NASA phát hiện ‘Siêu Trái đất’ có thể có sự sống

Theo một bài báo đăng trên tạp chí Astrophysical Journal Letters số mới nhất, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện ra một ngoại hành tinh "Siêu Trái đất" và phát hiện các dấu hiệu của khí mà chỉ các sinh vật sống mới có thể tạo ra.