Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng trường học thân thiện vì cộng đồng

Ý tưởng trường học thân thiện vì cộng đồng

Trường học thân thiện với những vật liệu sẵn có như đất, tre, nứa sẽ giúp nhiều học sinh vùng cao cải thiện chất lượng cuộc sống với không gian học tập, sinh hoạt đầy đủ, thuận tiện.

Vì mong muốn mang đến cho những học sinh tại xóm Nhạp (xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, Hòa Bình) môi trường học tập tốt hơn, một nhóm SV trường ĐH kiến trúc Hà Nội đã nảy ra ý tưởng trường học thân thiện.

"Nhiều lần đọc báo, nhóm thật sự trào nước mắt khi thấy học sinh của một xóm nhỏ ở vùng cao tỉnh Hòa Bình vẫn phải sống trong những trường học tạm bợ. Bữa ăn của các em học sinh chỉ có cơm và muối trắng. Vậy mà nhiều em vẫn miệt mài trường, không bỏ dở việc học. Ý chí kiên cường trong vô vàn khó khăn đó là thôi thúc nhóm thực hiện một dự án trường học thân thiện, mang yêu thương đến với những trẻ em vùng cao", một bạn trong nhóm chia sẻ.

Nâng đỡ tri thức cho trẻ em vùng cao với ý tưởng trường học thân thiện - 1

Nguyễn Quốc Tuấn, giới thiệu dự án Trường học thân thiện tại cuộc thi Holcim Prize. Ảnh: Hà Thế An.

Qúa trình tìm hiểu các phương pháp xây dựng, nhóm nhận thấy ở các quốc gia Châu Phi kinh tế còn chưa phát triển, họ đã biết sử dụng những vật liệu như tre, đất làm nhà. Thực tế đó đặt ra cho những kiến trúc sư tương lai suy nghĩ với những vật liệu có sẵn như vậy, tại sao chúng ta lại không áp dụng phương pháp xây dựng đó ở Việt Nam.

Nghĩ là làm, nhóm nghiên cứu đã có những trải nghiệm không thể nào quên với quãng đường từ Hà Nội lên vùng đất nghèo khó tại xóm Nhạp, Hòa Bình để khảo sát. Vượt quãng đường hơn 60km đường bộ và gần nửa giờ đi bằng đường sông, nhóm đã đặt chân đến trường học khó khăn ở xóm Nhạp.

Các thầy cô giáo ở trường học thấy những người khách lạ lầm tưởng là nhà báo đến tác nghiệp. Nhiều thầy cô cho hay "Đã có rất nhiều phóng viên các tờ báo đã về đây và viết về sự khó khăn chồng chất mà cô trò ở đây gặp phải. Thế nhưng nhiều năm trôi qua, nhà trường vẫn chưa nhận được một sự hỗ trợ giúp đỡ nào".

“Những lời tâm sự chân thành đó càng làm nhóm quyết tâm thực hiện bằng được dự án và tìm kiếm đơn vị tài trợ về kinh phí để hiện thực hóa ước mơ của những giáo viên, học sinh tại xóm Nhạp” – Nguyễn Quốc Tuấn, trưởng nhóm bày tỏ.

Trường học thân thiện tạo ra không gian vui chơi, học tập theo ba tiêu chí: thân thiện, năng động, kinh tế, đáp ứng đủ các nhu cầu phát triển cho trẻ em.

Ý tưởng của nhóm SV ĐH kiến trúc là xây dựng trường học thân thiện trên diện tích khuôn viên trường là 400 mét vuông, bao gồm 2 phòng học, 2 phòng nội trú cho học sinh, 1 phòng cho giáo viên, bếp, sân chơi, vườn rau, chuồng gà, nhà vệ sinh.

Trường học được sử dụng những vật liệu có sẵn tại địa phương như đất, tre, nứa. Nhóm đã tận dụng các yếu tố thiên nhiên như nước, gió để điều hòa không khí.

Cụ thể tường nhà sẽ làm từ đất theo phương pháp của người Hà Nhì. Tường đất kết hợp xi măng đảm bảo khô ráo khi trời mưa và mát mẻ khi trời nắng. Mái nhà làm từ tấm lợp sinh thái Onduline được chế tạo từ sợi hữu cơ tổng hợp Xenluloze và nhựa Bitum. Tấm lợp có độ bền cao, không độc hại, chịu được lực lớn khi trời mưa bão, chống nóng, chống ồn, cách âm cách nhiệt cực tốt.

“Những vật liệu làm nhà đều có sẵn nên khi hư hỏng rất thuận tiện, dễ dàng cho việc sửa chữa, thay thế” – Nguyễn Thị Huyền Trang, thành viên nhóm kể.

Nâng đỡ tri thức cho trẻ em vùng cao với ý tưởng trường học thân thiện - 2

Dự án giành giải đặc biệt sẽ được hỗ trợ 200 triệu đồng thực hiện thực tế. Ảnh: Hà Thế An.

Không gian các phòng học và phòng sinh hoạt sẽ được làm mát bằng hơi nước. Nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước mưa và nước dẫn từ trên núi xuống. Nước mưa chảy từ trên mái được dẫn xuống bể chưa để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu nông nghiệp.

Để tạo ra không gian vui chơi cho học sinh với những sản phẩm hoàn toàn từ nhiên nhiên, nhóm đã tận dụng các vật liệu như lốp xe, tre nứa, xô nhựa để làm đồ chơi. “Với những vật liệu có sẵn này sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí mà các em học sinh vẫn có những đồ chơi bổ ích. Không những thế, khi chơi những đồ chơi từ vật liệu tái chế sẽ giáo dục các em yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường hơn” – Nguyễn Đức Trọng, thành viên nhóm chia sẻ.

Ngoài ra, mỗi học sinh khi học tại trường được vận động đóng góp những dụng cụ, hạt giống, gia cầm, cây trồng phục vụ cho việc làm “nông trại”. Phụ huynh, học sinh, giáo viên sẽ trực tiếp chăm sóc với sự hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng từ cán bộ địa phương.

Với những lợi ích thiết thực từ công trình mang lại, nhóm đã vinh dự giành giải Đặc biệt cuộc thi Holcim Prize năm 2016. Nhóm sẽ được cung cấp kinh phí 200 triệu đồng thực hiện dự án.

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Tập đoàn Mường Thanh chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ với Kỷ lục màn múa xòe Thái tại 42 cơ sở trong và ngoài nước

(Kyluc.vn) Chiều ngày 7/5/2024 tại thủ đô Hà Nội, Tập đoàn Mường Thanh đã long trọng tổ chức buổi lễ tổng kết cho Chương trình “Một vòng Mường Thanh”. Đặc biệt, tại buổi lễ, Tập đoàn đã chính thức đón nhận xác lập Kỷ lục Việt Nam: “Một vòng Mường Thanh” – Màn múa Xòe Thái do các cán bộ, nhân viên thực hiện tại nhiều địa điểm nhất (42 điểm)”.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai (1903-2024) – Nơi hội tụ của nghệ nhân tài năng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.24

(nienlich.vn) Là một trong những ngôi trường đào tạo mỹ thuật hàng đầu tại khu vực miền Nam. Đến nay, trải qua 120 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã và đang đào tạo nhiều thế hệ sinh viên tài năng, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng chất lượng cao.

Chợ Hàn (Đà Nẵng) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Đối với thành phố Đà Nẵng, chợ Hàn để lại một dấu ấn sâu đậm trong sinh hoạt kinh tế và văn hoá, gắn với nhiều thế hệ qua nhiều biến cố lịch sử khác nhau trong cuộc sống. Chợ Hàn nằm bên bờ sông Hàn, kể chuyện chợ Hàn cũng chính là kể một câu chuyện của thành phố bên dòng sông Hàn, phản ánh một bức tranh trong tiến trình lịch sử Đà Nẵng.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.65) Tháp Yang Prong (Đắk Lắk): Tháp Chăm duy nhất ở vùng Tây Nguyên – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tháp Yang Prong được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, dưới thời vua Chăm Jaya Shinhavarman III, đến nay vẫn còn vững chắc, tươi màu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Marie Curie (1918-2024) – Trường cổ nhưng hiện đại – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.23

(nienlich.vn) Trường THPT Marie Curie (thành lập năm 1918) là ngôi trường lớn nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa. Năm 2015, trường được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa và Danh lam thắng cảnh của TPHCM

Chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Tọa lạc giữa Cầu Trường Tiền và Gia Hội, Chợ Đông Ba từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị với các tín đồ đam mê khám phá. Khu chợ truyền thống này gắn liền với giá trị văn hóa và lịch sử nên đã và đang được xem như điểm đến nổi tiếng bậc nhất cố đô.