Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng vì cộng đồng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 - Robot xương tay...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Robot xương tay của nhóm nghiên cứu Việt cho cảm nhận giống như thật

Robot xương tay giúp người dùng có thể cử động giống như tay thật do sử dụng công nghệ cảm nhận thực tế, mô phỏng theo thời gian thực.
Thử nghiệm thiết bị robot xương tay hoạt động.
Thử nghiệm thiết bị robot xương tay hoạt động.

Dựa trên công nghệ cảm nhận thực tế

Với những người khuyết tật vận động chi cánh tay do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc cử động dựa vào các công cụ hỗ trợ thường gặp nhiều khó khăn. Làm thế nào để tạo ra một cánh tay “giống như thật” giúp họ vận động dễ dàng?

Để tìm câu trả lời, TS Nguyễn Cao Thắng và nhóm nghiên cứu Viện Cơ học đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo xương tay phản hồi lực cho cảm nhận thực tế”.

Mục tiêu của nhóm là nghiên cứu, thiết kế, chế tạo xương tay phản hồi lực cho cảm nhận thực tế từ những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Đề tài đã được nghiệm thu xếp loại Xuất sắc.

Thiết bị robot xương tay (exoskeleton robot) có hình dáng tương đồng với cánh tay người. Robot xương tay đeo được lên cánh tay người và có mô tơ điện hoạt động có thể sinh lực điều khiển để phối hợp với cử động của cánh tay.

Thiết bị này đã được nhiều trường đại học trên thế giới phát triển như Trung Quốc, Mỹ. Thiết bị robot xương tay có thể áp dụng trong y khoa như phục hồi chức năng tay cho các bệnh nhân sau đột quỵ.

TS Nguyễn Cao Thắng cho biết, công nghệ cảm nhận thực tế (Virtual Reality) bao gồm mô phỏng theo thời gian thực, tạo ra các cảm nhận thực tế về nghe, nhìn, ngửi, nếm và lực. Trong các cảm nhận trên, phản hồi lực có thể dùng để tạo ra cho người dùng cảm nhận lực.

Từ công nghệ trên, nhóm nghiên cứu đã chế tạo một thiết bị xương tay có thể hoạt động dưới sự điều khiển của tay người, di chuyển theo các phương thẳng đứng, phương ngang và có khả năng phản hồi lực cho cảm nhận thực tế.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích động lực học và điều khiển dùng cho mô phỏng hoạt động của hệ xương tay 3 bậc tự do bằng phần mềm chuyên dụng. Sau đó xây dựng và thử nghiệm 1 mô hình xương tay có 3 bậc tự do có phản hồi lực cho cảm nhận thực tế.

Để thử nghiệm các kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã phát triển mô hình xương tay ba bậc tự do nghiên cứu thành thiết bị xương khuỷu tay có tích hợp các cảm biến lực, bộ vi xử lý, động cơ. Bộ vi xử lý thu thập lực tương tác đo bởi cảm biến lực và điều khiển động cơ để sinh lực hỗ trợ người dùng.

Hỗ trợ người dùng nâng vật nhẹ

Thiết bị robot xương tay được thiết kế bao gồm một cụm khung ngoài bằng kim loại có hình dáng tương đồng với cánh tay người, có thể nâng được vật nặng 0,2 kg.

Thiết bị có bộ điều khiển nhúng (embedded controller) sử dụng bộ vi xử lý Atmega328P tốc độ 16 MHz. Bộ điều khiển nhúng có thể kết nối với máy vi tính cá nhân (PC) tốc độ cao để mô phỏng hoạt động của thiết bị theo thời gian thực bao gồm lực tương tác đo được của cảm biến lực, góc quay, vận tốc góc của khớp.

Nhóm nghiên cứu cũng đã áp dụng bộ điều khiển tỷ lệ – tích phân – vi phân (PID) để điều khiển hoạt động của xương tay. Các tham số của bộ điều khiển được hiệu chỉnh phù hợp nhất để lực tương tác đạt được giá trị mong muốn.

Thiết bị xương tay có thể được lập trình để hỗ trợ thêm lực giúp cho người sử dụng nâng được vật nhẹ, hoặc phục hồi cơ tay theo một chu trình tập luyện đặt trước.

Robot cánh tay được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ vài năm nay, song chủ yếu mới dừng ở mức độ thử nghiệm. Vào năm 2019, Festo, hãng chuyên phát triển công nghệ tự động hóa của Đức đã ứng dụng thành công công nghệ khí nén để tạo ra mẫu cánh tay robot có thể cử động mềm mại như con người. Nhờ được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI), robot mang tên BionicSoftHand còn có khả năng bắt chước và học hỏi chuyển động của tay người.

Phần khung của BionicSoftHand được làm bằng vật liệu dệt kim với một lớp da silicon mềm bọc bên ngoài. Khác với con người, cánh tay robot của Festo không có xương mà thay vào đó là các ống khí in 3D được dệt từ các sợi đàn hồi có độ bền cao. Khi một lượng khí nén nhất định được thổi vào hoặc hút ra khỏi ống, nó sẽ uốn cong các ngón tay, giúp bàn tay đóng, mở linh hoạt.

TS Thắng cho biết, ở Việt Nam, robot cánh tay sử dụng trong phẫu thuật y tế đã được ứng dụng, song chưa có robot cánh tay trợ giúp bệnh nhân phục hồi vận động cơ tay. Nhóm nghiên cứu kỳ vọng tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu để hoàn thiện sản phẩm ứng dụng vào thực tế.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Nokia sắp đưa mạng 4G lên Mặt trăng

Nhắn tin trên Mặt trăng hay truyền dữ liệu trên sao Hỏa dường như đã không còn là điều gì xa xôi.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Thư viện Quốc gia Việt Nam (1917-2024) – 107 năm đồng hành cùng văn hóa đọc – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.13

(nienlich.vn) Thư viện Quốc gia Việt Nam tiền thân là Thư viện Trung ương Đông Dương. Trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, thư viện đã có công lớn trong sự phát triển giáo dục nước nhà. Nhờ đó, tạo dựng được niềm tin vững chắc tới bạn đọc trong và ngoài nước.

Di tích Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.9) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Dinh Độc Lập là một chứng tích lịch sử đặc biệt quan trọng, nơi diễn ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn, trực tiếp tác động đến tiến trình lịch sử của Việt Nam.

Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) của UBND Huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức lập kỷ lục Việt Nam

(Kyluc.vn) - Sáng ngày 26/04/2024, trong khuôn khổ của hội thi “Ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” lần thứ 2 do Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức tại Làng tái định cư Thôn Tu Thó (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã diễn ra Sự kiện chế biến và công diễn 120 món ăn từ Đẳng Sâm (Sâm dây Ngọc Linh) nhằm xác lập Kỷ lục Việt Nam.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.54) Làng đá Khuổi Ky (Cao Bằng): Làng đá cổ 400 năm nơi miền biên viễn – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Bản đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, với những ngôi nhà sàn bằng đá mang dáng dấp cổ xưa, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho vùng đất miền biên viễn.

Nhà vệ sinh tương lai, bồn cầu sẽ biết… bắt bệnh

Những chiếc gương và toilet có thể phát hiện bệnh sớm, các loại vật liệu lót sàn có khả năng đo lường nguy cơ ngã của người dùng, đó là những gì có thể sẽ sớm hiện diện trong các nhà vệ sinh cao cấp tương lai.