Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Chế phẩm tăng...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Chế phẩm tăng tỉ lệ sống cho tôm

Chế phẩm synbiotic giúp tỷ lệ sống của tôm đạt trên 85%, sản lượng tôm thu hoạch tăng khoảng 1,34 - 1,37 lần.
Chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng.
Chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng.

Chế phẩm cũng có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh nên giúp giảm việc sử dụng kháng sinh tổng hợp.

Tăng cường miễn dịch cho tôm

TS Hoàng Phương Hà, Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, để phát triển nuôi thủy sản bền vững, có nhiều giải pháp sử dụng chế phẩm bổ sung probiotic (men vi sinh), prebiotic (chất xơ), hoặc synbiotic (dạng kết hợp của probiotic và prebiotic).

Chất xơ cho phép gắn kết vi khuẩn vào thành ruột tốt hơn và tốc độ phát triển của các vi khuẩn khỏe mạnh tăng lên sẽ làm giảm số lượng quần thể vi khuẩn có hại. Ngoài ra, vi khuẩn trong đường ruột nhờ chất xơ mà có thể chịu đựng tốt điều kiện oxy, pH thấp, nhiệt độ trong hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, việc sử dụng các chế phẩm synbiotic nhập ngoại tuy bước đầu có những hiệu quả tốt nhưng giá thành rất cao. Mặt khác, một số sản phẩm ngoại nhập không thích hợp với điều kiện thủy sinh, thổ nhưỡng cũng như giống vật nuôi trong nước ta nên hoạt tính không ổn định.

Xuất phát từ nhu cầu sử dụng chế phẩm synbiotic để nuôi tôm tại Việt Nam, nhóm nhà khoa học ở Viện Công nghệ sinh học đã thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Hoàn thiện chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) công nghiệp”.

TS Hoàng Phương Hà (chủ nhiệm nhiệm vụ) chia sẻ, để tạo chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic, thành phần chất xơ thực phẩm được lựa chọn là khô đậu nành. Đây là một loại phụ phẩm nông nghiệp chứa nhiều dinh dưỡng sau khi sản xuất dầu.

Các Oligosaccharride – thành phần có mặt trong chất xơ thực phẩm và một số chất ức chế dinh dưỡng như ức chế tripsin chứa trong khô dầu đậu nành sẽ được chuyển hóa thành các axit béo mạch ngắn và loại được chất ức chế dinh dưỡng này nhờ trong quá trình lên men bởi các chủng probiotic.

Các chủng probiotic được sử dụng có khả năng sinh các enzym tiêu hóa như amylase, cellulase, protease… có khả năng kháng lại Vibrio parahaemolyticus và còn là những chủng tạo màng sinh học (biofilm) rất tốt, có thể tồn tại lâu dài trên thành ruột của tôm.

Khô đậu nành còn chứa khá nhiều chất dinh dưỡng và protein (hàm lượng protein thô trong khô đậu nành chiếm tới 48%, chất béo 1 – 2%; chất xơ 4,5 – 6%) nên khi được lên men trực tiếp với nhóm vi sinh vật có lợi có thể tận dụng được toàn bộ giá trị dinh dưỡng của khô đậu nành làm nguồn thức ăn bổ dưỡng cho vật nuôi thủy sản.

Một số chất ức chế dinh dưỡng như ức chế tripsin (trypsin inhibitor) chứa trong khô dầu đậu nành cũng sẽ được chuyển hóa thành các axit béo mạch ngắn nhờ trong quá trình lên men bởi các chủng vi sinh vật có lợi.

Giải pháp tiến hành không cần sử dụng đến các bài toán công nghệ phức tạp, do đó chi phí đầu tư không cao và giá thành sản phẩm cũng phù hợp để mở rộng quy mô ứng dụng, đáp ứng cả yêu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.

Chế phẩm tăng tỉ lệ sống cho tôm ảnh 1

Tôm thẻ chân trắng thử nghiệm sạch bệnh, không sử dụng hóa chất, kháng sinh, vi sinh trong suốt quá trình nuôi.

Tăng tỉ lệ sống của tôm lên 20%

Nhóm thực hiện đã xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm dưới dạng synbiotic ở quy mô 50 kg/mẻ. Chế phẩm synbiotic sau khi tạo thành được sấy ở 40 độ C để đạt độ ẩm cuối 9 – 11%, đảm bảo mật độ tế bào của vi khuẩn probiotic 108CFU/g và duy trì hoạt tính sinh enzym tiêu hóa, kháng khuẩn sau sấy tạo chế phẩm, đảm bảo hiệu quả tăng cường miễn dịch và kích thích sinh trưởng cho tôm trong nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh các thông số kỹ thuật về điều kiện thích hợp cho lên men bán rắn (pH, nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng cơ chất, độ dày cơ chất), chế phẩm synbiotic đã được đánh giá về tính an toàn, khả năng kích thích sinh trưởng và miễn dịch đối với tôm thẻ chân trắng trong mô hình in vivo 150 L.

Bổ sung chế phẩm synbiotic đạt hiệu quả bảo vệ (RPS) 36,36%, tăng tỷ lệ sống của tôm khoảng 20%. Tôm thẻ chân trắng thử nghiệm sạch bệnh, không sử dụng hóa chất, kháng sinh, vi sinh trong suốt quá trình nuôi.

Nhóm thực hiện đã tiến hành thử nghiệm chế phẩm synbiotic ở 2 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng (thời gian mỗi vụ khoảng 90 – 100 ngày) tại Hợp tác xã Thuận Yến (huyện Cần Giờ, TPHCM). Diện tích ao nuôi thử nghiệm là 1.000 m2, mật độ nuôi 200 con/m2.

Lượng chế phẩm synbiotic bổ sung vào ao nuôi tùy thuộc vào từng thời điểm tôm sinh trưởng, dao động từ 3 – 6 g/kg thức ăn. Chế phẩm được bổ sung nhiều từ khoảng ngày 40 đến cuối vụ nuôi để kích thích sinh trưởng của tôm tốt hơn.

Kết quả thử nghiệm cho thấy việc bổ sung chế phẩm synbiotic giúp tỷ lệ sống của tôm đạt trên 85% (cao hơn so với ao đối chứng – đạt dưới 80%), sản lượng tôm thu hoạch tăng khoảng 1,34 – 1,37 lần, ước tính doanh thu tăng 8,5%. Đây là cơ sở để triển khai mở rộng thương mại hóa sản phẩm để ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ tăng cường miễn dịch và kích thích sinh trưởng cho vật nuôi.

Từ kết quả này, nhóm thực hiện đã hoàn thiện chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp. Chế phẩm tạo thành sử dụng các chủng vi sinh vật bản địa nên dễ thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của khí hậu và môi trường nuôi tôm tại Việt Nam. Chế phẩm cũng có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh nên giúp giảm việc sử dụng kháng sinh tổng hợp, qua đó giảm được ô nhiễm môi trường.

Nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic là khô đậu nành – rất phổ biến và có rất nhiều ở trong nước, dễ dàng tận dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp làm tăng vai trò của lợi khuẩn cũng như tăng vai trò của chế phẩm, đồng thời giải quyết ngay nguồn phụ phẩm nông nghiệp có giá trị tránh gây ô nhiễm thứ cấp khi nguồn nguyên liệu này thải ra môi trường bên ngoài.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Điện lực (1898-2024) – Ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.20

(nienlich.vn) Đại học Điện lực, thành lập năm 1898, là trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của Ngành.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.