Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 - Chế phẩm sinh...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2022 – Chế phẩm sinh học giúp xử lý ô nhiễm dầu

Để xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm dầu, các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu, tạo ra chế phẩm sinh học có tên thương mại là MicroDegrader xử lý ô nhiễm dầu từ ứng dụng vi sinh vật tạo màng sinh học trên than sinh học.

Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc phỏng vấn TS Lê Thị Nhi Công, Viện Công nghệ sinh học, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu có giá trị cao này.

Phóng viên (PV): Thưa bà, các sự cố tràn dầu gây ra hậu quả như thế nào? Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng phương pháp nào để xử lý ô nhiễm dầu?

 TS Lê Thị Nhi Công.

TS Lê Thị Nhi Công.

TS Lê Thị Nhi Công: Các sự cố tràn dầu trên biển tác động rất lớn đến con người, hệ sinh thái và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng không chỉ là thời gian ngắn mà có thể lưu trữ rất lâu trong môi trường đất, môi trường nước. Các thành phần có trong dầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, như: Gây sảy thai, dị tật thai nhi, bệnh về đường hô hấp… Hiện nay, khi sự cố tràn dầu xảy ra trên biển, các công ty xử lý môi trường thường sử dụng biện pháp dùng phao quây dầu, rồi đến những biện pháp hóa học để hạn chế các thành phần của dầu tan, tràn ra môi trường. Các phương pháp vật lý và hóa học này đều có rất nhiều hiệu quả, nhanh, cơ động đặc biệt với dầu thô. Tuy nhiên, đối với biện pháp vật lý chỉ thu gom dầu lại trong một khu vực chứ không bảo đảm ngăn được các thành phần trong dầu tràn ra ngoài. Biện pháp hóa học thì chuyển các hợp chất trong dầu sang dạng hợp chất khác mà các hợp chất đó chưa hẳn an toàn cho hệ sinh thái.

PV: Vậy để xử lý hiệu quả hơn tình trạng ô nhiễm dầu, chúng ta cần áp dụng phương pháp nào, thưa bà?

TS Lê Thị Nhi Công: Để bảo vệ hệ sinh thái trước ô nhiễm dầu, cần kết hợp cả 3 phương pháp vật lý, hóa học và sinh học. Trong đó, phương pháp sinh học được xem là một trong những phương pháp xử lý triệt để, bảo đảm cân bằng sinh thái và có chi phí thấp. Từ năm 2018, Viện Công nghệ sinh học đã bắt đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm dầu từ ứng dụng vi sinh vật tạo màng sinh học trên than sinh học. Than sinh học được tận dụng từ phế, phụ phẩm nông nghiệp, như: Rơm rạ, vỏ trấu, thân cây ngô, bã mía… Thay vì đem đốt các phế, phụ phẩm này gây ô nhiễm khói bụi và hiệu ứng khí nhà kính thì tận dụng làm than sinh học kết hợp với vi sinh vật để tạo ra chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu. Đến năm 2020, chế phẩm sinh học này đã hoàn thiện và được thử nghiệm tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: Hà Nội, Khánh Hòa, Thanh Hóa…

 Nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học tạo chế phẩm sinh học MicroDegrader trong phòng thí nghiệm. Ảnh: NHI CÔNG

Nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học tạo chế phẩm sinh học MicroDegrader trong phòng thí nghiệm. Ảnh: NHI CÔNG

PV: Thưa bà, chế phẩm sinh học MicroDegrader có ưu điểm gì?

TS Lê Thị Nhi Công: Chế phẩm MicroDegrader có ưu điểm là dễ sử dụng, hiệu quả xử lý dầu tốt, giá thành thấp, thời gian bảo quản dài và thân thiện với môi trường. Các nhà khoa học đã thử nghiệm chế phẩm này tại Kho xăng dầu Đỗ Xá (Hà Nội) và cho kết quả xử lý ô nhiễm dầu chỉ trong vòng 14 ngày (các phương pháp khác mất 30 ngày), giảm 30% chi phí xử lý so với các phương pháp khác. Nước thải nhiễm dầu sau khi được xử lý bằng chế phẩm sinh học MicroDegrader đã loại bỏ hơn 95% thành phần hydrocarbon có trong nước thải, nước thu được đạt loại B QCVN 29:2010/BTNMT.

PV: Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu của bà đã gặp thuận lợi và khó khăn gì?

TS Lê Thị Nhi Công: Tôi có cơ may được làm khóa luận tốt nghiệp đại học và luận văn thạc sĩ về hướng vi sinh vật dầu mỏ. Sau đó, tôi lại may mắn được theo học chương trình học bổng tiến sĩ của Đức và tiếp tục theo đuổi hướng này. Cho tới nay, tôi đã thực hiện 4 đề tài cấp nhà nước về vi sinh vật dầu mỏ. Tôi cảm thấy rất biết ơn và trân trọng các thầy, cô đã chỉ bảo, hướng dẫn tôi từ những ngày đầu làm công tác nghiên cứu khoa học.

Trong quá trình theo đuổi hướng nghiên cứu, chúng tôi gặp những khó khăn trong vấn đề thiếu trang thiết bị, máy móc, kinh phí… Đến khi hoàn thiện được chế phẩm sinh học thì gặp khó trong việc liên hệ với các đơn vị để tiến hành thử nghiệm. Với sự quan tâm và ủng hộ từ ban lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; từ các ban, bộ, ngành như Bộ Khoa học và Công nghệ, đến nay, sản phẩm của chúng tôi đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định.

PV: Hướng phát triển của nhóm nghiên cứu cho chế phẩm sinh học MicroDegrader trong thời gian tới là gì, thưa bà?

TS Lê Thị Nhi Công: Hiện nay, sản phẩm của nhóm đã được Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) tài trợ để thương mại hóa sản phẩm ra thị trường. Kho xăng dầu Đỗ Xá (Hà Nội) cũng đã ký hợp đồng hợp tác với nhóm nghiên cứu là tiền đề quan trọng giúp dự án nhân rộng tại các kho xăng dầu khác ở nước ta. Thời gian tới, nhóm nghiên cứu cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau. Đồng thời, tìm kiếm, tư vấn và thực hiện truyền thông đến các nhà máy, xí nghiệp, khu khai thác dầu khí để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường do dầu và các thành phần của dầu gây ra.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!

Theo QDND

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Nhóm sinh viên Bách khoa chế robot bay tiếp cận vật thể để sửa chữa

UAV - Robot ứng dụng để khảo sát, quan trắc, bảo dưỡng, sửa chữa tại các công trình cao tầng như nhà máy, tháp truyền hình, cột điện gió...

Biến xơ mướp thành các sản phẩm có giá trị

Nhóm sinh viên Trường Đại học Công Thương TPHCM đã phát triển xơ mướp thành các sản phẩm đa dụng, trang trí vô cùng lạ mắt như túi xách, bông tắm...

Biến xơ mướp thành các sản phẩm có giá trị

Nhóm sinh viên Trường Đại học Công Thương TPHCM đã phát triển xơ mướp thành các sản phẩm đa dụng, trang trí vô cùng lạ mắt như túi xách, bông tắm...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Chế phẩm xua đuổi côn trùng từ cây cỏ

Từ tinh dầu giổi chanh, tràm gió, bạc hà á, sả chanh... đã tạo ra chế phẩm xua đuổi côn trùng an toàn cho sức khỏe con người và môi trường.

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Xu hướng trải nghiệm tour ảo nở rộ khiến các ‘tín đồ’ du lịch say...

Công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu trải nghiệm du lịch số ngày càng tăng và các tour ảo cùng những tiện ích hiện đại được ưa chuộng nhiều hơn với trải nghiệm mới mẻ.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật Việt-Lào – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.