Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng khác Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Tấm tế bào...

Top Ý Tưởng Sáng Tạo Việt Nam 2023 – Tấm tế bào gốc hồi phục cơ tim

Việc cấy ghép tấm tế bào có thể hỗ trợ việc ngăn chặn sự xơ hóa và mất cấu trúc cơ tim do nhồi máu
TS Phạm Lê Bửu Trúc trình bày kết quả triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ của nhóm.
TS Phạm Lê Bửu Trúc trình bày kết quả triển khai nhiệm vụ khoa học – công nghệ của nhóm.

Hồi phục cơ tim bằng tấm tế bào tạo từ tế bào gốc trung mô mô cuống rốn và Lunagel là nghiên cứu đột phá của nhóm chuyên gia Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM.

“Vá tim” bằng tế bào gốc

Tấm tế bào cho phép “vá” tạm thời thành tim bị mỏng. Tế bào được đưa vào đúng vị trí cần thiết, ít bị trôi đi và nhờ đó có thể phát huy khả năng sửa chữa, tái tạo của chúng trong cơ thể bệnh nhân tốt hơn, hướng đến ứng dụng điều trị bệnh tim mạch chính là tính năng của nghiên cứu do TS Phạm Lê Bửu Trúc làm chủ nhiệm nhiệm vụ.

TS Phạm Lê Bửu Trúc cho biết, hàng năm, thế giới có khoảng 18 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch. Trong số này, 85% là do nhồi máu cơ tim (MI) và đột quỵ. Sự tiến triển của nhồi máu cơ tim bao gồm các quá trình viêm và sửa chữa để đáp ứng với tổn thương cơ tim và thiếu máu cục bộ. Trong đó, thiếu máu cục bộ kéo dài dẫn đến cái chết của các tế bào cơ tim và giải phóng nội bào vào chất nền ngoại bào (ECM).

Với sự phát triển y học, bác sĩ có thể giúp bệnh nhân giảm các cơn đau và làm chậm tiến trình của bệnh nhưng vẫn chưa thể giúp bệnh nhân phục hồi các phần mô bị tổn thương do thiếu máu hay nhồi máu cơ tim.

Công nghệ tế bào gốc là giải pháp được nghĩ đến, trong đó, tế bào gốc trung mô MSCs (Mesenchymal Stem Cells) là dòng đa năng trưởng thành được tìm thấy trong các mô khác nhau như tủy xương, mô cuống rốn, mô mỡ. Là tế bào gốc đa năng, MSCs có khả năng tăng sinh trong môi trường nuôi cấy, khả năng tự làm mới và biệt hóa thành nhiều tế bào có chức năng khác.

Nhóm chuyên gia Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM đã triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu tạo và ghép tấm tế bào từ tế bào gốc trung mô mô cuống rốn người và giá thể LunaGel trên mô hình chuột sau nhồi máu cơ tim”.

TS Phạm Lê Bửu Trúc cho biết Lunagel là một ma trận ngoại bào liên kết ngang (ECM) trên nền gelatin đã được biến đổi hóa học. Các thành phần chính của Lunagel bao gồm các protein ECM như collagen loại I, III, IV và V, cũng như glycoprotein mô liên kết và proteoglycan.

Lunagel duy trì hoạt động sinh học, tạo điều kiện cho sự gắn kết tế bào, tăng sinh, biệt hóa, và di cư của tế bào.

Công nghệ liên kết quang độc đáo của Lunagel có thể kiểm soát độ xốp và độ cứng của ma trận, cho phép các nhà nghiên cứu tái tạo các đặc tính hóa lý của nhiều loại mô khỏe mạnh và mô bệnh trong các ứng dụng nuôi cấy tế bào 3D.

Hỗ trợ điều trị phục hồi cơ tim

Tấm tế bào gốc hồi phục cơ tim ảnh 1

Các tấm tế bào SCgel.

Nhóm thực hiện đã tạo được các tấm giá thể Lunagel bằng phương pháp trộn Lunagel vô trùng trong PBS (dung dịch muối đệm Phosphate Buffer Saline), đổ vào khuôn, tạo hydrogel 3D bằng cách chiếu ánh sáng xanh từ thiết bị Luna Crosslinker.

Sau đó, nhóm thực hiện sử dụng các tấm giá thể Lunagel này cùng tế bào gốc trung mô mô cuống rốn (hUC-MSCs) để tạo tấm tế bào SCgel. Các tấm tế bào có thể được tạo hình theo dạng đĩa dẹt hay dạng tấm tròn tuỳ theo khuôn.

Mặt khác, do tim có bề mặt ẩm ướt trơn trượt cùng với chuyển động đập của tim khiến cho việc dán “tấm vá” tim trở thành một trong những công việc khó khăn nhất, đòi hỏi độ bám dính chắc chắn.

Kết quả thử nghiệm cho thấy cả tấm giá thể Lunagel lẫn tấm tế bào SCgel đều có khả năng bám lên mô cơ tim, tấm tế bào SCgel không gây độc tế bào và đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế về độ vô khuẩn, tấm tế bào SCgel không gây độc và an toàn khi ghép in vivo. Tất cả khẳng định tấm tế bào SCgel phù hợp để ứng dụng hỗ trợ điều trị phục hồi cơ tim.

Nhóm thử nghiệm tiến hành tạo mô hình chuột nhồi máu cơ tim (thiếu máu tim cục bộ) để nghiên cứu cấy ghép điều trị để đánh giá hiệu quả điều trị của giá thể Lunagel và tấm tế bào SCgel trong cấy ghép điều trị bệnh tim sau nhồi máu trên mô hình chuột. Kết quả, các lô thí nghiệm cấy ghép có sự thay đổi về mặt tích cực, trong đó lô ghép giá thể Lunagel có khả năng hình thành cơ tim chậm hơn so với lô ghép tế bào SCgel.

Kết quả sau 14 ngày điều trị cho thấy được khả năng phục hồi chức năng cơ tim của các tấm tế bào SCgel và giá thể Lunagel thông qua việc cải thiện được nhịp tim đạt đến ngưỡng ổn định. Sau 14 ngày điều trị cấy ghép giá thể và tấm tế bào quan sát thấy, chuột đối chứng biểu hiện ăn uống bình thường, lông mượt bình thường, vận động bình thường. So với mẫu đối chứng, chuột được thắt mạch vành và không được cấy ghép có biểu hiện kén ăn, lông xù nhiều không được cải thiện, mẩn đỏ quanh vùng mắt và tai, vận động chậm.

Nhóm thực hiện cũng đã ghi nhận tình trạng xơ hóa nhẹ cũng như tình trạng mất cấu trúc cơ tim ở cả hai mẫu tại vùng nhồi máu không được ghép tấm tế bào, còn tại vùng được che phủ tấm tế bào của cả hai mẫu chỉ ghi nhận tình trạng xơ hóa tại khu vực bị thắt mạch. Điều này cho thấy việc cấy ghép tấm tế bào có thể hỗ trợ việc ngăn chặn sự xơ hóa và mất cấu trúc cơ tim do nhồi máu.

Có thể nhìn thấy sự liên kết giữa tấm tế bào với phần mô tim, và hoàn toàn có thể quan sát thấy sự hiện diện của các tế bào gốc ở vị trí liên kết. Tuy nhiên vì tác động cơ học trong quá trình thao tác nên phần liên kết giữa tấm tế bào và mô bị kéo giãn.

Sau 14 ngày gây tổn thương, mô tim đã hình thành xơ hóa và mô sẹo (quan sát qua mẫu thắt và mẫu giá thể). Tuy nhiên sau khi ghép tấm tế bào thêm 14 ngày thì không ghi nhận tình trạng xơ hóa hay mô sẹo, đồng thời thành tim vẫn giữ cấu trúc cơ tim, không bị mỏng tại vị trí tổn thương đã được cấy ghép.

TS Phạm Lê Bửu Trúc cho biết, các cá thể được ghép tấm tế bào cho thấy sự cải thiện trong khả năng tống máu tâm thất trái, nhịp tim, khả năng vận động và sức bền. Có thể thấy, việc ghép tấm tế bào thúc đẩy quá trình làm lành cơ tim.

Theo Giáo Dục Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Dược Hà Nội (1902-2024) – Chiếc nôi đào tạo Dược sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.14

(nienlich.vn) Trường Đại học Dược Hà Nội tiền thân từ Trường thuốc Đông Dương, trải qua 122 năm cùng với nhiều thăng trầm lịch sử dân tộc, ngôi trường danh giá này tiếp tục là chiếc nôi đào tạo dược sĩ hàng đầu Việt Nam, đóng góp nhiều thành tích lớn vào sự phát triển y tế nước nhà.

Công cụ AI phát hiện 3 loại ung thư trong vài phút chỉ bằng 1 giọt máu khô

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển, thử nghiêm một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện chính xác và nhanh chóng 3 loại ung thư nguy hiểm (ung thư tuyến tụy, dạ dày và đại trực tràng) chỉ bằng một giọt máu khô.

Di tích Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Địa đạo Củ Chi không chỉ là điểm đến có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn là điểm du lịch hấp dẫn gắn liền với những công trình quân sự nổi tiếng tại Việt Nam. Đây được xem là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng “đất thép,” một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

ALIEN COFFEE: ‘Vũ trụ siêu anh hùng’ thu nhỏ tại thành phố hoa phượng đỏ lập Kỷ lục Việt Nam

(kyluc.vn) Chiều ngày 27/4/2024, tại Quán ALIEN COFFEE, thành phố Hải Phòng, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao bằng Kỷ lục Việt Nam đến ông Hoàng Anh Tuấn với Bộ sưu tập chính hãng các mô hình đồ sộ đang được trưng bày tại đây. Bộ sưu tập gồm 1.679 mô hình nhân vật siêu anh hùng, game, nhân vật truyện tranh và phim điện ảnh chính hãng được ra mắt sau hành trình 10 năm tâm huyết sưu tầm của chủ nhân. ALIEN COFFEE từ lâu đã trở thành điểm hẹn của dân chơi mô hình tại Việt Nam.

Chinh phục cầu đáy kính Kỷ lục ở độ cao gần 146m tại Happy One Central (Bình Dương) của Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân

(VietKings) Kỳ vọng trở thành biểu tượng kiến trúc độc đáo bậc nhất TP Thủ Dầu Một, Happy One Central được chủ đầu tư dành nhiều tâm huyết thiết lập những giá trị đẳng cấp, độc bản. Đặc biệt, Happy Central One sở hữu cây cầu kính ở độ cao gần 146m, nối liền 2 tòa tháp cao 40 tầng. Trong khuôn khổ buổi lễ sự kiện Khánh thành cầu kính "Happy One Central - The Bridge to Glory" tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) vào ngày 27/4/2024, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã chính thức trao Kỷ lục với nội dung "Happy One Central – Dự án căn hộ có cầu đáy kính trên không cao nhất, nối liền 2 đỉnh tòa tháp" đến Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.55) Nhà thờ Tân Định (Thành phố Hồ Chí Minh): Rực rỡ sắc hồng giữa lòng thành phố mang tên Bác – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Cùng với nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Tân Định là một trong những nhà thờ cổ nổi tiếng với kiến trúc theo phong cách La Mã, Gothic và Phục Hưng. Được khởi công xây dựng từ năm 1870 và khánh thành vào ngày 16.12.1876, nơi đây được ví như một tòa lâu đài màu hồng nổi bật trên con đường Hai Bà Trưng sầm uất.