Trang chủ Thế giới ý tưởng Mẹo hay chữa cảm cúm mà không cần uống kháng sinh

Mẹo hay chữa cảm cúm mà không cần uống kháng sinh

Chữa cảm cúm bằng các bài thuốc dân gian, dược liệu từ thiên nhiên đơn giản, có sẵn trong nhà vẫn hiệu quả. Điều này giúp cho người bệnh tránh phải dùng kháng sinh, có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Bị cảm cúm ngày lạnh, chuyển mùa thực sự rất khó chịu. Hãy cùng tham khảo những bài thuốc chữa cảm cúm ngay tại nhà mà không cần phải dùng kháng sinh dưới đây nhé.

Kháng sinh là một loại thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, lạm dụng kháng sinh có thể gây hiện tượng kháng thuốc trên vi khuẩn (nhờn thuốc). Người bệnh thường phải dùng loại kháng sinh mạnh hơn loại trước nếu như bệnh không khỏi dứt điểm.

Một báo cáo của Chính phủ Anh mới đây cho biết, cứ 7 người uống kháng sinh thì có một người không thấy hiệu quả. Chính phủ nước này cũng kêu gọi người dân không cần thiết phải uống kháng sinh nếu ho, cảm dưới 5 ngày.

Mẹo hay chữa cảm cúm mà không cần uống kháng sinh
Cảm cúm khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi.

Theo Trung tâm Quốc gia về Chủng ngừa và Bệnh hô hấp Mỹ (NCIRD), kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn (bacteria) và không thể chống lại các bệnh do siêu vi (virus) như cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm phế quản, xoang và viêm tai. Việc sử dụng kháng sinh trong trường hợp này có thể gây thêm tác dụng phụ (phát ban, buồn nôn, mệt mỏi, sốc phản vệ) và loại bỏ các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Trong một khuyến cáo năm 2014, tổ chức này khuyên làm giảm triệu chứng là lựa chọn điều trị tốt hơn khi nhiễm virus.

Người bệnh nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và giảm mọi hoạt động không cần thiết để cơ thể nhanh bình phục. Nên uống nhiều nước, ăn súp hoặc cháo nóng để duy trì lượng nước trong cơ thể. Bệnh do virus cần một tuần hoặc hơn để hồi phục. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng một số dược liệu thiên nhiên dưới đây có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, sốt nhẹ.

Chữa cảm cúm bằng cúc tần

Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức.

Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được hoặc dùng 8-16 g dạng hoàn, tán.

Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm.

Chữa cảm cúm bằng cây tía tô

Ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc.

Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.

Trong trường hợp cảm mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy, có thể lấy 15g lá tía tô, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.

Người bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông. Cảm cúm bốn mùa thì dùng 3 chén nước với tía tô, kinh giới, sắn dây, bạc hà, nghệ, sài hồ (tất cả đều phơi khô) và gừng tươi lấy một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.

Ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc. Tuy nhiên, không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.

Chữa cảm cúm bằng vỏ và lá bưởi

Vỏ ngoài bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt.

Vỏ ngoài bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt. Có thể xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu.

Nếu ho có đờm, lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần. Lấy nước ngâm nuốt dần, dùng liền 5 ngày có thể thuyên giảm bệnh.

Chữa cảm cúm bằng tỏi tía

Tỏi tía là vị thuốc cổ truyền có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, sốt nhẹ hiệu quả.

Tỏi tía là vị thuốc cổ truyền có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, sốt nhẹ hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, trừ ho.

Còn theo y học hiện đại, hoạt chất chính trong tỏi là Allicin (hoạt chất chứa gốc lưu huỳnh tạo nên mùi vị đặc trưng của tỏi) có tác dụng kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi. Tỏi có khả năng diệt virus và không bị kháng. Ngoài ra, loại thực vật này còn làm giảm mỡ máu, mỡ trong gan, chống oxy hóa mạnh, kích thích tiêu hoá mạnh và ngăn ngừa đau bụng do nhiễm lạnh. Dùng tỏi hàng ngày có thể hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh mỗi khi chuyển mùa.

Mặc dù tỏi có nhiều tác dụng chữa bệnh, song người bệnh vẫn chưa biết cách dùng tỏi hiệu quả. Thói quen xào, nướng, nấu chín tỏi, nghiền tỏi thành bột và sấy khô để dập thành viên (viên bột tỏi), ủ lên men (tỏi đen)… sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của tỏi.

Để điều trị cảm cúm bằng tỏi, người bệnh nên giã nát tỏi và ngửi nhiều lần (xông mũi, họng) hoặc giã tỏi uống với nước. Tuy nhiên, ăn tỏi tía sống ít có hiệu quả vì tiền chất Alliin chỉ có tác dụng khi được chuyển hóa dưới tác dụng của men trong tép tỏi. Hơn nữa, mùi tỏi sống có thể gây kích ứng dạ dày mạnh, dùng lâu gây giảm thị lực. Thay vào đó, người bệnh có thể thái lát tỏi, ngâm dấm trong vòng 30 ngày và ngậm từ 10 đến 15 phút mỗi ngày. Để có hiệu quả cao, người bị cảm cúm có thể sử dụng các thực phẩm chiết lấy thành phần sinh học có trong tép tỏi và uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, nhằm tránh mùi vị khó chịu và kích thích hô hấp khi ngủ.

Chữa cảm cúm bằng uống nước gừng nóng

Chữa cảm cúm bằng uống nước gừng nóng

Cho vài lát gừng vào ấm nước đun sôi cùng ít đường phèn hay ít mật ong vào để uống. Uống 3 lần/ ngày sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh.

Chữa cảm cúm bằng hành ta

Cháo hành

Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Hành cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống).

Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với bài thuốc từ kinh giới, tía tô kể trên.

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Thưởng thức đặc sản chả mực Hạ Long 200kg của Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long vừa được xác lập Kỷ lục quốc gia

kyluc.vn) Vào chiều ngày 27/4/2024, tại công viên Đại Dương, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội bia và Chả mực Hạ Long 2024. Cũng trong dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục “Mô hình chả mực Hạ Long hình tròn lớn nhất Việt Nam” đến Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.56) Dinh thự Công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu): Kiến trúc bề thế vượt thời gian – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhà công tử Bạc Liêu tọa lạc ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà nổi bật giữa vùng với sự bề thế, mang phong cách kiến trúc phương Tây sang trọng vượt thời gian. Đây cũng là một địa điểm văn hóa, gắn liền với nhiều giai thoại và những câu chuyện truyền đời về cuộc sống của thiếu gia bậc nhất Lục tỉnh miền Tây những năm 1919.

Tổ chức thành công Lễ giỗ Tổ Hùng Vương lần thứ 6 tại Nhật Bản, Hiệp hội Người Việt Nam vùng Kansai được vinh danh Kỷ lục Người Việt toàn cầu

(Vietworld.world) - Ngày 27/4 tại Công viên thành phố Osaka, Nhật Bản, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai đã tổ chức long trọng Lễ giỗ tổ Hùng Vương lần thứ 6. Tại sự kiện này, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai cũng đã vinh dự đón nhận Kỷ lục Người Việt toàn cầu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Dược Hà Nội (1902-2024) – Chiếc nôi đào tạo Dược sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.14

(nienlich.vn) Trường Đại học Dược Hà Nội tiền thân từ Trường thuốc Đông Dương, trải qua 122 năm cùng với nhiều thăng trầm lịch sử dân tộc, ngôi trường danh giá này tiếp tục là chiếc nôi đào tạo dược sĩ hàng đầu Việt Nam, đóng góp nhiều thành tích lớn vào sự phát triển y tế nước nhà.

Công cụ AI phát hiện 3 loại ung thư trong vài phút chỉ bằng 1 giọt máu khô

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển, thử nghiêm một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện chính xác và nhanh chóng 3 loại ung thư nguy hiểm (ung thư tuyến tụy, dạ dày và đại trực tràng) chỉ bằng một giọt máu khô.

Di tích Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Địa đạo Củ Chi không chỉ là điểm đến có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn là điểm du lịch hấp dẫn gắn liền với những công trình quân sự nổi tiếng tại Việt Nam. Đây được xem là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng “đất thép,” một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.