Trang chủ Thế giới ý tưởng Ý tưởng ứng dụng Liệu pháp tế bào gốc kết hợp sóng âm có thể giúp...

Liệu pháp tế bào gốc kết hợp sóng âm có thể giúp xương gãy mọc trở lại

Nếu con người muốn trang bị cho mình khả năng tái tạo lại cơ thể, giống như cách loài thằn lằn mọc lại đuôi, chúng ta chắc chắn sẽ phải tìm ra cách tái tạo lại phần xương gãy của mình. Trong một nỗ lực như vậy, các nhà khoa học đã có thể sử dụng sóng âm thanh để biến các tế bào gốc thành tế bào xương chỉ trong vòng 5 ngày.

Tế bào gốc chính là những tế bào có siêu năng lực – có thể biến thành bất kỳ tế bào nào khác trên cơ thể. Đây cũng chính là loại tế bào mà một số loài động vật sử dụng để mọc lại các chi đã mất của mình.

Đối với y học của con người, việc có thể biến tế bào gốc thành tế bào xương sẽ giúp chúng ta sửa chữa lại các bộ phận cơ thể bị tổn thương do chấn thương hoặc do bệnh tật. Trước mắt, các bác sĩ nói rằng nó có thể giúp ích với những bệnh nhân ung thư không may phải cắt bỏ xương, hoặc một số bệnh thoái hóa xương khớp khác.

Tế bào gốc chính là những tế bào có siêu năng lực.
Tế bào gốc chính là những tế bào có siêu năng lực. (Ảnh minh họa).

Nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT). Trong đó, họ đã sử dụng sóng âm thanh tác động lên các tế bào gốc trung mô.

Tế bào gốc trung mô này có thể lấy ngay từ chất béo của người bệnh. Điều đó có nghĩa là con đường tái tạo xương bằng kỹ thuật mới đơn giản hơn rất nhiều các kỹ thuật từng được phát triển trước đây.

Không phải là các nhà khoa học chưa từng tìm ra cách biến tế bào gốc thành tế bào xương. Nhưng các kỹ thuật mà họ sử dụng thường phức tạp và khó có thể ứng dụng vào thực tế. Chẳng hạn như một kỹ thuật yêu cầu chọc kim vào tận tủy xương để lấy tế bào gốc tủy của người bệnh. Đây là một kỹ thuật xâm lấn, gây đau đớn và phải thực hiện dưới gây mê.

Lượng tế bào gốc tủy thu thập được cũng rất ít, khiến quy mô tái tạo của phương pháp này không cao. Ngoài ra, sau khi tiêm tế bào gốc tủy vào vị trí xương cần tái tạo, chúng cũng cần phải được tiêm thêm hóa chất thì mới có thể biến từ tế bào gốc thành tế bào xương.

Bây giờ, các nhà nghiên cứu RMIT đã đi theo một hướng tiếp cận mới. Họ sử dụng sóng âm thay cho hóa chất này, và thu thập các tế bào gốc trung mô từ chất béo, một hướng tiếp cận ít đau đớn và cho sản lượng tế bào gốc lớn hơn.

Sau khi tế bào gốc trung mô được thu thập, chúng sẽ được chiếu dưới một tín hiệu sóng âm 10 MHz. Chỉ cần trải qua 5 ngày, mỗi ngày chiếu sóng âm 10 phút, các tế bào này đã bắt đầu biệt hóa thành tế bào xương.

Thiết bị biệt hóa tế bào gốc trung mô thành tế bào xương
Thiết bị biệt hóa tế bào gốc trung mô thành tế bào xương: Nó có một bề mặt phản xạ sóng khối (SRBW) làm từ chất nền áp điện đơn tinh thể (LiNbO3). Khi cho một dòng điện chạy qua, thiết bị có thể tạo ra sóng âm ở tần số cộng hưởng (10 MHz). Sóng này chạy qua một lớp mỏng dầu silicon, tác dụng vào đĩa nuôi cấy có đáy thủy tinh chứa các tế bào gốc trung mô của con người. Toàn bộ quá trình đã biệt hóa tế bào gốc thành tế bào xương một cách hiệu quả.

Sóng âm đã cắt giảm tới vài ngày trong thời gian điều trị cần thiết để tế bào gốc biến thành tế bào xương“, Amy Gelmi, Phó Hiệu trưởng tại RMIT, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết. “Phương pháp này cũng không yêu cầu bất kỳ loại thuốc ‘kích thích xương’ đặc biệt nào và rất dễ áp dụng cho các tế bào gốc”.

Các mô tế bào sau kích thích có thể được tiêm trực tiếp vào vị trí chấn thương hoặc tại nơi xương bị tổn thương do bệnh tật. Tại đây, chúng sẽ tiếp tục quá trình biệt hóa của mình và chữa lành các vết thương cho bệnh nhân, phục hồi xương cho họ.

Leslie Yeo, kỹ sư hóa học trong nhóm RMIT cho biết thêm một ưu điểm của phương pháp này nằm ở mặt chi phí. “Thiết bị của chúng tôi rẻ và dễ sử dụng. Vì vậy chúng tôi có thể dễ dàng nâng cấp chúng và điều trị một lượng lớn tế bào cùng lúc. Đây là yếu tố quan trọng đối để một liệu pháp kỹ thuật mô trở nên hiệu quả”, anh nói.

Kỹ thuật mô (Tissue Engineering) mà Yeo đề cập đến là một lĩnh vực khoa học mới nổi, nằm ở điểm giao thoa giữa nhiều lĩnh vực bao gồm kỹ thuật y sinh, liệu pháp tế bào, phương pháp vật liệu, các yếu tố hóa học và lý sinh như sử dụng sóng âm trong nghiên cứu này nhằm mục đích cải thiện, duy trì, hoặc khôi phục các mô sinh học bị tổn thương trên cơ thể.

Một lĩnh vực đặc biệt mà kỹ thuật mô nhắm tới ở đây là y học tái tạo, liên quan đến việc lắp ghép và nuôi cấy tế bào trên giá thể, là các giàn làm từ vật liệu sinh học tự tiêu sau khi mô bám vào, giúp phục hồi các tổn thương hoặc khiếm khuyết trên cơ thể bệnh nhân.

Phương pháp này đã được dùng để tạo ra thịt trong ống nghiệm, gan sinh học, tuyến tụy nhân tạo để cấy ghép cho người bệnh tiểu đường, sụn và mạch máu nhân tạo, da và tủy xương nhân tạo, các mô niêm mạc và thậm chí cả dương vật nhân tạo…


Hình ảnh dưới kính hiển vi nhuộm màu cho thấy tế bào gốc đang biệt hóa thành tế bào xương (màu đỏ) và sản xuất ra collagen (màu xanh).

Bây giờ, với nghiên cứu mới này, các nhà khoa học tại RMIT đã tiếp tục đưa kỹ thuật mô tiến thêm một bước để tạo ra được các mô xương, không chỉ có khả năng thay thế mà còn có thể giúp bệnh nhân phục hồi phần xương đã mất của mình.

Bước tiếp theo của nghiên cứu này, họ dự định sẽ nâng cấp thiết bị của mình thành một lò phản ứng sinh học có khả năng tạo ra hàng loạt tế bào xương phát triển từ tế bào gốc trung mô thu thập từ chất béo.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương pháp mới này rất có tiềm năng ứng dụng vào điều trị tế bào gốc. Chúng tôi có thể phủ những tế bào này lên thiết bị cấy ghép hoặc tiêm trực tiếp chúng vào cơ thể bệnh nhân để tạo ra mô xương mới cho họ“, Gelmi cho biết.

Theo Pháp Luật & Bạn Đọc

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con rồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù

Những người bị mù do bệnh viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác có hy vọng được nhìn thấy trở lại.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.18

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.