Trang chủ Thế giới ý tưởng Kiếm bạc tỉ nhờ... "sắt vụn"

Kiếm bạc tỉ nhờ… “sắt vụn”

Một nông dân chế tạo được nhiều loại máy phục vụ nông-lâm- ngư nghiệp từ sắt vụn với tính năng, hiệu quả vượt trội so với máy của Nhật Bản. 

Hai lúa” cố đô

 

Đến xã Quảng An, huyện Quảng Điền, TT – Huế hỏi ông Phụ “sắt vụn” tức ông Trần Quang Phụ (61 tuổi) thì từ già đến trẻ chỉ ngay nơi bạn cần đến.  Bởi lẽ, ông Phụ không chỉ là người duy nhất trong thôn An Xuân biết sữa chữa, lắp ráp máy móc mà ông còn tự chế tạo nhiều loại máy “độc quyền” mà chưa nơi nào làm ra được.

Năm 1968, vì hoàn cảnh khó khăn ông phải bỏ học, một mình lên thành phố xin học nghề sửa máy để mưu sinh. Với khả năng của mình, sau 2 năm ông đã có thể  tự lập nghiệp. Trở về quê hương, thấy bà con trong làng đa phần làm nghề nông bằng phương pháp thủ công, năng suất không cao, đời sống lại khó khăn. Ông liền nghĩ: “Tại sao mình không chế tạo máy giúp bà con… ?”, thế là xưởng cơ khí của ông Phụ “sắt vụn” ra đời, xưởng của ông vừa nghiên cứu vừa sửa chữa, chế tạo các loại máy móc phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng địa phương.

Ông Trần Quang Phụ bên xưởng cơ khí của mình.

 
Năm 1972, ông đã tự chế thành công máy múc hoàn toàn từ sắt phế liệu đầu tiên ở Huế với công dụng vượt qua cả loại máy của Nhật. Giải thích về chiếc máy múc này, ông Phụ nói ngắn gọn: “Máy của Nhật chỉ múc xa được 5m, nhưng máy của tui múc xa 20m và cấu tạo nhỏ gọn hơn”.  
 
Sau đó, ông chế tạo máy bơm nước với năng suất gấp 2 lần máy của Nhật, thuận tiện trong việc hút và đẩy bùn ở tầm cao. Năm 1978, ông lại làm ra máy phun lúa đặc biệt không ra lúa theo rơm, lúa dài mấy cũng không bị quấn, loại máy này rất thích hợp với điều kiện sản xuất của bà con vùng sâu, vùng xa địa hình đồi núi.
 
Tháng 6 tới, ông sẽ tiến hành chế tạo tàu đổ đất bằng thủy lực khổng lồ đi được cả trên cạn và đây cũng là chiếc máy mà ông tâm đắc nhất sau nhiều năm nghiên cứu, giờ tiến hành lắp ráp.
 
Ông kể, tất cả các loại máy của mình làm ra có đặc điểm là đều tận dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn nên giá rất rẻ phù hợp với điều kiện kinh tế nông dân.
 
Không những thế, máy ông làm ra không phải dựa vào bản vẽ thiết kế của máy Nhật để cải tiến mà do ông hoàn toàn tự nghĩ ra. Theo ông Phụ,  máy làm ra có năng suất vượt trội vì nó rất phù hợp với điều kiện về địa hình, khí hậu của Việt Nam, đặc biệt là miền Trung. Đã có nhiều doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đến đặt hàng máy của ông với số lượng lớn. 

 

Định hình một thương hiệu

 
Không những giỏi chế tạo máy, mà xưởng cơ khí của ông đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trong và ngoài tỉnh. Người lao động làm việc tại đây có thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/ tháng (gồm cả ăn, ở), còn ông thu nhập mỗi năm trên dưới 1,5 tỷ đồng.

Ông Trần Quang Phụ đang hướng dẫn thợ học việc.

 
Hơn 20 năm, lăn lộn với nghề, ông đã chế tạo ra hàng trăm loại máy để phục vụ bà con nông dân, và đào tạo được hàng ngàn thợ lành nghề. Xưởng máy của ông đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của bà con nơi đây, thậm chí là nhiều thợ giỏi nơi khác đến để học hỏi, trao đổi.

Vinh dự nhất là năm 2003, ông đã được mời ra Hà Nội dự hội nghị những người nông dân giỏi sáng tạo. Tại đây, khi thấy các loại máy của ông, ngay cả ông Hai Lúa ở Tây Ninh (người đại diện cho trí tuệ sáng tạo tuyệt vời của người dân Việt Nam khi chế tạo thành công máy bay) cũng ngả mũ thán phục thừa nhận không thể nào làm được các loại máy này như ông.

Giờ đây, rất nhiều cơ quan, đơn vị lớn  đến mời ông làm việc: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, các vùng Tây Nguyên… thậm chí cả những công trình mà các nhà thầu “chào thua” thì ông cũng nhận làm thành công. Ngay cả các công trình trọng điểm ở Huế như: nạo vét sông Ngự Hà, sông Đông Ba ở độ sâu hơn 40m cũng phải nhờ đến ông mới hoàn thành, hoặc đóng phà ở Phá Tam Giang. Gần đây nhất, ông Phụ đã đánh bật được  các đồng nghiệp trong việc hợp tác cùng Công ty vật ty nông nghiệp tỉnh khai thác than bùn ở hai xã Phong Hòa, Phong Thu (Phong Điền) qua nhiều năm nay, đây là công trình mà nhiều doanh nghiệp ở trong Nam ra tiến hành khai thác nhưng đều thất bại.
 
Ông chia sẻ: “Than bùn ở đây rộng, mềm, dễ lún. Để thành công thì phải  kết nối mặt sà lan rộng, chịu lực gấp 4 đến 5 lần trọng lượng và độ nhún khi xe xúc lực đang xúc bùn. Hơn nữa, xe xúc phải cải tiến có tính kỹ đến độ lực của trục ly tâm, chiều dài cần xoay, độ nhún…”

Với thành công của mình, có thể nói ông Phụ không chỉ là niềm tự hào của bà con thôn An Xuân nói riêng mà còn là niềm tự hào của người dân Thừa Thiên – Huế nói chung trong việc khẳng định và đưa thương hiệu “Cố đô” bay xa ra khắp cả nước.

Nguyễn Tiến Nhất

Theo Pháp luật và Xã hội

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

Thưởng thức đặc sản chả mực Hạ Long 200kg của Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long vừa được xác lập Kỷ lục quốc gia

kyluc.vn) Vào chiều ngày 27/4/2024, tại công viên Đại Dương, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội bia và Chả mực Hạ Long 2024. Cũng trong dịp này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục “Mô hình chả mực Hạ Long hình tròn lớn nhất Việt Nam” đến Hộ kinh doanh Hải sản Mạnh Hà Hạ Long.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.56) Dinh thự Công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu): Kiến trúc bề thế vượt thời gian – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Nhà công tử Bạc Liêu tọa lạc ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu. Ngôi nhà nổi bật giữa vùng với sự bề thế, mang phong cách kiến trúc phương Tây sang trọng vượt thời gian. Đây cũng là một địa điểm văn hóa, gắn liền với nhiều giai thoại và những câu chuyện truyền đời về cuộc sống của thiếu gia bậc nhất Lục tỉnh miền Tây những năm 1919.

Tổ chức thành công Lễ giỗ Tổ Hùng Vương lần thứ 6 tại Nhật Bản, Hiệp hội Người Việt Nam vùng Kansai được vinh danh Kỷ lục Người Việt toàn cầu

(Vietworld.world) - Ngày 27/4 tại Công viên thành phố Osaka, Nhật Bản, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai đã tổ chức long trọng Lễ giỗ tổ Hùng Vương lần thứ 6. Tại sự kiện này, Hiệp hội người Việt Nam vùng Kansai cũng đã vinh dự đón nhận Kỷ lục Người Việt toàn cầu.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Dược Hà Nội (1902-2024) – Chiếc nôi đào tạo Dược sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.14

(nienlich.vn) Trường Đại học Dược Hà Nội tiền thân từ Trường thuốc Đông Dương, trải qua 122 năm cùng với nhiều thăng trầm lịch sử dân tộc, ngôi trường danh giá này tiếp tục là chiếc nôi đào tạo dược sĩ hàng đầu Việt Nam, đóng góp nhiều thành tích lớn vào sự phát triển y tế nước nhà.

Công cụ AI phát hiện 3 loại ung thư trong vài phút chỉ bằng 1 giọt máu khô

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển, thử nghiêm một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện chính xác và nhanh chóng 3 loại ung thư nguy hiểm (ung thư tuyến tụy, dạ dày và đại trực tràng) chỉ bằng một giọt máu khô.

Di tích Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.10) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Địa đạo Củ Chi không chỉ là điểm đến có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn là điểm du lịch hấp dẫn gắn liền với những công trình quân sự nổi tiếng tại Việt Nam. Đây được xem là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng “đất thép,” một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.