Trang chủ Thế giới ý tưởng Đây là cách giải quyết tắc đường và tai nạn rất khó...

Đây là cách giải quyết tắc đường và tai nạn rất khó tin của người Anh

Thiết kế băng chuyền cho người đi bộ này có thể thay đổi hoàn toàn trải nghiệm giao thông đô thị và cho phép bạn "đi bộ" khắp thành phố một cách nhanh chóng và thuận tiện mà không phải lo lắng nhiều về tai nạn hay chen lấn.

Sẽ thế nào nếu như vào một thời điểm nào đó trong tương lai, bạn thấy mình đang đi bộ trên băng chuyền giữa những đường hầm dưới lòng đất ở London thay vì đứng trên những chuyến tàu điện ngầm chen chúc?

Bạn sẽ có thể đi lượn quanh thành phố trên những cung đường cao tốc có vỉa hè với tốc độ không khác gì đi tàu điện ngầm nhưng lại không phải chịu những rắc rối khổ sở như đợi giờ tàu chạy, mua vé hay đám đông hỗn loạn.

Ý tưởng này đến từ NBBJ, công ty kiến trúc từng có ý tưởng xây dựng tòa cao ốc không đổ bóng bằng cách xây nhiều khối nhà phản chiếu đối diện nhau. Công ty này cũng phát triển ý tưởng này thành cuộc thi kiến trúc New London Architecture với mục đích “khiến London trở nên tốt đẹp hơn.”

 

 

Đường tàu điện Circle Line 17 dặm đi qua trung tâm London trước giờ luôn nổi tiếng với việc quá tải du khách, chạy chậm, hay bị ùn tắc và hoãn hủy. Mỗi năm đường tàu này chở tới 114 triệu người nhưng lại không bao giờ chạy được quá 8 tàu một lúc với tốc độ chỉ dưới 20 dặm/h. NBBJ cho rằng việc đi bộ thay đi tàu điện sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, đặc biệt là khi một số giải pháp hỗ trợ người đi bộ được thực hiện.

Ý tưởng về giải pháp này rất đơn giản: Những băng chuyền đi bộ sẽ được xây thay thế cho những lối đi bộ thông thường. Ba băng chuyền với tốc độ khác nhau được sắp thành 3 làn như hình dưới đây.

 


Mô hình đường ống băng chuyền

Mô hình đường ống băng chuyền

Ở Anh, phương tiện trên đường luôn đi bên tay trái nên thường khi muốn tăng tốc, bạn sẽ di chuyển dần sang làn bên phải. Chính vì vậy mà băng chuyền ngoài cùng bên phải sẽ có tốc độ cao nhất là 9 dặm/h, hai băng tiến dần vào trong sẽ lần lượt chạy với tốc độ 6 và 3 dặm/h.

Tại những đoạn hầm nối giữa các ga, mỗi làn đường có thể tăng tốc tùy ý. Hãng thang máy ThyssenKrupp cũng đã tìm ra cách điều chỉnh tốc độ những băng chuyền đi bộ này bằng công nghệ tàu đệm từ (maglev) và các lớp xếp chồng. Ý tưởng này tuyệt vời đến mức sân bay Pearson tại Toronto đã đưa một công nghệ tương tự vào sử dụng từ năm 2007. Ở tốc độ cao nhất, du khách có thể “đi bộ” tới 15 dặm/h. Nếu không dừng lại ở các điểm trung chuyển, bạn có thể đi hết toàn bộ tuyến trong 55 phút – vẫn nhanh hơn tàu điện 5 phút.

 


Ga trung chuyển

Ga trung chuyển

Nhưng điều quan trọng hơn cả là phương án này giúp giải quyết tình trạng quá tải trên tàu điện ngầm. Những băng chuyền này có thể chứa rất nhiều người, thêm vào liên tục mà không làm mất không gian như trên tàu ngầm. Hệ thống băng chuyền có thể chứa gấp 3 lần số người tàu điện ngầm chứa được. Như vậy, theo lời Christian Coop, giám đốc thiết kế của NBBJ thì lợi ích lớn nhất của phương tiện này chính là sức chứa.

Về tính khả thi, đường chuyền này chỉ sử dụng những công nghệ có sẵn như băng chuyền (kiểu thang máy ở ở siêu thị) để giải quyết một vấn đề nhức nhối.

Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn chưa ước tính chính xác được liệu một hệ thống như vậy (cả xây dựng, lắp đặt và bảo trì) sẽ tiêu tốn bao nhiêu. Ngoài ra, những người ngồi xe lăn khi muốn chuyển làn, xuống ga có thể vẫn sẽ gặp rắc rối khi đi, dù đã dễ dàng hơn rất nhiều so với các phương tiện thông thường khác.

Tuy nhiên, Coop vẫn cho rằng sáng kiến này có tiềm năng rất lớn và hiện đang nhận khá nhiều ủng hộ. Ông cũng lạc chia sẻ rằng một ý tưởng hay sẽ dẫn đến nhiều ý tưởng hay khác, và biết đâu một ngày một ý tưởng thú vị nào đó sẽ được thực hiện và thay đổi cả thành phố.

CÁC TIN KHÁC

Sinh viên làm siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng

Nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM đã chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng để lưu trữ năng lượng ổn định và thân thiện với môi trường.

Sinh viên sáng chế cà phê túi lọc

Làm thế nào để có tách cà phê truyền thống đậm vị mà không mất nhiều công đoạn pha chế?

Sinh viên biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Nhóm sinh viên đã sử dụng các phế thải nông nghiệp (bã mía, rơm rạ...) và phế thải công nghiệp để chế tạo loại vật liệu mới thân thiện với môi trường.

Xây bể chứa nước, bổ sung muối khoáng ‘chống khát’ cho thú rừng

Trước tình trạng nguồn nước tự nhiên trong rừng đang dần khô cạn, hàng loạt bể chứa nước đã được xây dựng để cung cấp nguồn nước uống cho các loại thú rừng

Sinh viên hàng không chế tạo hộp thông minh chỉ dẫn hành khách ở sân bay

Nhóm sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam chế tạo hộp thiết bị gắn ở các vị trí khác nhau trong sân bay giúp hành khách tìm cửa ra máy bay, nhà vệ sinh, tra cứu thông tin.

Ví tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam gây sốt vì ý tưởng độc đáo

Chỉ trong thời gian ngắn, ví đựng thẻ tái chế từ màn chiếu cũ của CGV Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới trẻ vì ý tưởng tận dụng các vật liệu cũ từ rạp phim vô cùng độc đáo.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.61) Nhà trăm cột (Long An): Kiến trúc nhà Rường giữa miền Tây – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, nhà Trăm cột là công trình kiến trúc điêu khắc cổ xây dựng theo lối nhà Rường đặc trưng của xứ Huế. Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà vẫn được các hậu duệ của chủ nhân ngôi nhà gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Việt Nam có 1 loại “nấm trường thọ” chứa hơn 400 dưỡng chất quý giá

Đây là một loại dược liệu quý giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa một số loại bệnh và tăng cường tuổi thọ.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường Đại học Điện lực (1898-2024) – Ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.20

(nienlich.vn) Đại học Điện lực, thành lập năm 1898, là trường đại học công lập đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho Ngành và phục vụ nhu cầu kinh tế xã hội đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ hàng đầu của Ngành.

‘Siêu ứng dụng’ được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5

Điện Biên Smart được ví là 'siêu ứng dụng' tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.

Nhà hát kịch Việt Nam (Hà Nội) – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát Kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.60) Chợ Đà Lạt (Lâm Đồng): Trái tim của thành phố ngàn hoa – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Chợ Đà Lạt hiện nay không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán thông thường với người bản xứ, mà còn là nơi nối tiếng thu hút khách tham quan khi đến với thành phố này.