Trang chủ Sống bằng sáng tạo Khoa học công nghệ Bùng nổ IoNT - làn sóng kết nối thiết bị nano

Bùng nổ IoNT – làn sóng kết nối thiết bị nano

Vụ nổ “Big Bang” trong lĩnh vực kết nối thiết bị nano (IoNT) mới chỉ bắt đầu. Tới năm 2020, IoNT hứa hẹn mở ra một thị trường có giá trị lên đến hàng chục tỷ USD.
Kết nối các cảm biến siêu nhỏ
 
Lâu nay chúng ta thường nghe về IoT – Internet of Things – xu hướng vạn vật kết nối – đang tạo ra làn sóng công nghệ rộng lớn trên thế giới. Dự kiến tới năm 2020, 30 tỷ thiết bị IoT được hình thành sẽ đem lại nhiều triển vọng bất ngờ, nhất là khi sự kết nối này được gắn liền với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
 
Nhưng “vụ nổ Big Bang” này trong lĩnh vực công nghệ mới chỉ bắt đầu. Hiện các nhà khoa học đã tiến hành thu nhỏ các cảm biến nano để cài vào các cơ thể sống hay trộn lẫn với các loại vật liệu xây dựng. Đây sẽ là bước tiến quan trọng để thổi bùng một xu hướng mới là IoNT – Internet of Nano Things, ở đó tất cả các thiết bị nano sẽ được kết nối với nhau qua mạng Internet và các mạng kết nối khác. IoNT có thể làm thay đổi một loạt lĩnh vực từ y học, năng lượng và nhiều ngành khác theo một xu hướng hoàn toàn mới.
 
Ống cảm biến sinh học nano carbon dùng để chẩn đoán, điều trị bệnh. Ảnh: Carbonnanotubestech

Ống cảm biến sinh học nano carbon dùng để chẩn đoán, điều trị bệnh. Ảnh: Carbonnanotubestech
Một số cảm biến nano tiên tiến nhất ngày nay được chế tạo bằng việc sử dụng công cụ sinh học để sửa đổi các sinh vật đơn bào – chẳng hạn như vi khuẩn, từ đó tiến tới việc tạo ra các máy sinh học với thành phần DNA và protein để có thể nhận biết các chất hóa học, lưu trữ thông tin, phát ra tín hiệu.
 
Cách này được Synlogic – hãng khởi nghiệp ở Cambridge – nghiên cứu để thương mại hóa loại chủng vi khuẩn giúp điều trị các rối loạn trao đổi chất hiếm gặp. Ngoài y học, các tế bào cảm biến nano còn có thể được ứng dụng trong nông nghiệp, sản xuất thuốc.
 
Nhiều cảm biến nano cũng được chế tạo từ vật liệu phi sinh học như các ống nano carbon có thể hoạt động giống như chiếc ăngten không dây. Với kích thước nhỏ, cảm biến nano có thể thu thập thông tin từ hàng triệu điểm khác nhau. Nhờ vào dữ liệu này, các thiết bị kết nối nano có thể dựng lại bản đồ chi tiết chưa từng có về cả những thay đổi nhỏ trong ánh sáng, rung động, từ trường, nồng độ hóa chất và các điều kiện môi trường khác.
 
“Khi bùng nổ, IoNT có thể đem lại nhiều hơn những chi tiết, hình ảnh cập nhật ít tốn kém hơn về các thành phố, nhà ở, nhà máy, thậm chí cả cơ thể chúng ta. Ngày nay, đèn giao thông, thiết bị đeo tay hay các camera giám sát đang được kết nối với Internet. Tiếp theo, đến lượt hàng triệu cảm biến nano được kết nối sẽ giúp thu thập lượng thông tin khổng lồ trong thời gian thực” – Javier Garcia-Martinez – Giáo sư tại Đại học Alicante nói.
Hứa hẹn bội thu hàng tỷ USD
 
Theo các nhà phân tích, trong những năm tới, IoNT sẽ tăng trưởng nhanh chóng và đem lại nguồn doanh thu lớn.
 
Vào năm 2014, báo cáo của hãng phân tích thị trường Research and Markets (Mỹ) cho biết tốc độ tăng trưởng của thị trường IoNT trong giai đoạn 2016-2020 ước tính đạt 22,81%, dự kiến tăng từ 4,26 tỷ USD trong năm 2016 lên tới 9,69 tỷ USD vào năm 2020. Thậm chí, báo cáo mới nhất của Research and Markets (Mỹ) trong tháng 6/2016 còn ước đoán, tốc độ tăng trưởng IoNT giai đoạn 2016-2020 còn lên tới 24,25%.
 
Cũng theo báo cáo này, các hãng công nghệ như Alcatel-Lucent, Cisco Systems, IBM, Intel và Qualcomm sẽ là những “tay chơi” chủ chốt trong thị trường IoNT toàn cầu. Một trong những xung lực giúp IoNT tăng trưởng chính là sự gia tăng ứng dụng IoNT vào công nghệ di động.
 
“Một xu hướng đang ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của thị trường IoNT là sự gia tăng ứng dụng của công nghệ di động. Dịch vụ IoNT có thể cung cấp mạng lưới di động và đa vệ tinh.
Hiện nay, các mạng lưới di động trên thế giới đang được mở rộng không ngừng như mạng 3G, 4G. Sự kết hợp IoNT và công nghệ di động cũng sẽ là nguồn lực phát triển thị trường y tế di động” – báo cáo của Research and Markets phân tích.
 
Các thiết bị nano và cảm biến nano như camera, điện thoại, bộ vi xử lý và các thiết bị cảm biến dự kiến sẽ là những mặt hàng ăn khách.
 
Dĩ nhiên, khi chuyển đổi từ cảm biến nano thông minh sang IoNT sẽ không thể tránh khỏi thách thức lớn về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật để tích hợp các thành phần vào trong một thiết bị nano có đủ năng lượng để tự hoạt động truyền tín hiệu vào mạng kết nối.
 
Ngoài ra, khi gia tăng IoNT thì vấn đề bảo mật và an toàn cũng cần được chú ý. Thiết bị nano khi đưa vào cơ thể con người có thể cố ý hay vô tình gây độc hại hoặc tạo ra những phản ứng miễn dịch, khiến cho việc giám sát cơ thể mất tác dụng.
 
“Để tránh vấn đề tranh cãi nhiều nhất như trên, các ứng dụng (IoNT) ban đầu có thể được triển khai bằng cách đưa cảm biến nano vào những sinh vật có cấu tạo đơn giản, ít có nguy cơ rủi ro hơn như thực vật và các vi sinh vật không gây nhiễm trùng được sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến” – Giáo sư Javier Garcia-Martinez tư vấn.
 
Theo hãng phân tích công nghiệp NanoMarkets, doanh thu của thị trường cảm biến nano trong năm 2014 đạt 13,1 triệu USD và sẽ tăng thành 485 triệu USD vào năm 2019. Trong những năm tới, lĩnh vực y tế/chăm sóc sức khỏe sẽ phát triển mạnh nhất. Chỉ riêng trong lĩnh vực này, đến năm 2019 thị trường cảm biến nano có thể đạt đoanh thu 153 triệu USD và tăng lên 457 triệu USD vào năm 2021.
CÁC TIN KHÁC

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.

Khung xương robot hỗ trợ người đột quỵ phục hồi chức năng

Khung xương robot là một sáng kiến đột phá của nhóm các nhà khoa học Khu công nghệ cao TPHCM.

Robot dạy tiếng Anh của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự

Robot dạy tiếng Anh là sản phẩm của nhóm nghiên cứu Học viện Kỹ thuật Quân sự có thể nói chuyện, cử động tự nhiên, tương tác với học sinh.

Sinh viên chế tạo máy làm ống hút từ cỏ sậy

Nhóm sinh viên Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội vừa phát triển và sản xuất thành công máy chế tạo ống hút organic.

Sản phẩm hỗ trợ tăng trí nhớ từ dược liệu quý sẵn có

Cao dược liệu hương nhu tía và rau sam đắng là thành phần chính của sản phẩm hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ sức khỏe.

Công nghệ giúp gia tăng giá trị cho củ gừng

Đối với gừng, việc sử dụng công nghệ chiết xuất CO2 lỏng sẽ giúp thu được những thành phần hoạt chất chất lượng cao, có hoạt tính sinh học quý.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.58) Đền Kiếp Bạc (Hải Dương): Khúc tráng ca về Hưng Đạo đại vương – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Ở Kiếp Bạc những ngày không mùa lễ hội, ta có dịp lắng lòng nghe tiếng sóng sông Lục Đầu hay gió từ thung lũng dội về như âm vang, khí thế của ba quân. Mỗi dấu tích, cảnh vật nơi đây đều là minh chứng của thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông.

Thú vị với lớp học lập trình dành cho trẻ

Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Quốc gia Hà Nội (1906-2024) – 30 năm tiên phong đổi mới – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.17

(nienlich.vn) Sau gần 118 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, hướng tới làm nòng cốt và đầu tàu cho hệ thống giáo dục nước nhà.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.57) Tháp cổ Chiềng Sơ (Điện Biên): Dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật Việt-Lào – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đó là di tích kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật khá độc đáo và khác biệt thể hiện quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Nhà hát lớn Hà Nội – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.2) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Với chiều dài lịch sử 113 năm, Nhà hát Lớn Hà Nội hiện hữu như một biểu tượng trường tồn về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, hội nhập và giao thoa văn hóa Đông - Tây, đóng góp to lớn vào lĩnh vực văn hóa và mở rộng giao lưu văn hóa, góp phần quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

Tiến sĩ, Nghệ sĩ, Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đón nhận bằng Giáo sư Danh dự từ Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU

(kyluc.vn) Vào ngày 30/4/2024 tại Việt Nam, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) đã chính thức trao bằng Giáo sư Danh dự đến Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế với những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục của quê hương và nỗ lực quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra toàn Thế giới. Là một người có tình yêu sâu sắc với nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc, Tiến sĩ - Nghệ sĩ - Kỷ lục gia Chu Bảo Quế đã cống hiến phần lớn thời gian, tâm huyết, trí tuệ của mình cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Đặc biệt trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của những làn điệu Dân ca Quan họ cổ và những làn điệu Chèo cổ của Việt Nam.