Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Tiến sĩ “đào vàng” từ rác thải điện tử

[Sáng tạo Việt] Tiến sĩ “đào vàng” từ rác thải điện tử

Các linh kiện, bo mạch trong thiết bị điện tử có chứa vàng. Làm thế nào để thu hồi kim loại quý này trong rác thải điện tử luôn là bài toán khó. TS Triệu Quốc An đã tìm ra lời giải.
Rác thải điện tử là “mỏ vàng”. Ảnh minh họa.Rác thải điện tử là “mỏ vàng”. Ảnh minh họa.

Thu hồi kim loại quý từ rác thải

TS Triệu Quốc An, Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cho biết, hiện nay khối lượng rác thải điện tử được thu gom vẫn chỉ là con số còn quá nhỏ – hơn 10 nghìn tấn so với hơn 90 nghìn tấn rác điện tử mà người Việt Nam thải ra mỗi năm.

Đa phần thu gom, tháo dỡ không theo quy cách và chỉ tập trung vào các vật liệu dễ thu hồi, tái chế, phần còn lại bị tiêu hủy hoặc đưa vào các bãi chôn lấp chất thải rắn. Trong rác thải có chứa một số kim loại quý như vàng, đồng, paladium… nên nếu có giải pháp công nghệ tái chế hiệu quả sẽ mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Hiện, trong nước đã có một số nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải điện tử để tái chế thu hồi kim loại. Tuy nhiên, quá trình thu hồi các kim loại quý, đặc biệt là vàng, vẫn còn nhiều hạn chế.

Các công nghệ hiện nay chủ yếu dựa vào thủy luyện (thu hồi kim loại bằng các phản ứng hoàn nguyên ở nhiệt độ thấp trong dung môi hóa chất nhỏ hơn 100°C) hoặc nhiệt luyện (sử dụng lò đốt ở nhiệt độ cao).

Tuy nhiên, để hòa tan vàng, các công nghệ này thường sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau (cyanide, thiosulfate, halide…) có tính oxy hóa, độc tính cao, có khả năng tạo ra nguồn rác thải thứ cấp, và hiệu suất thu hồi chưa cao (khoảng 90 – 95%).

Trước thực tế đó, TS An và cộng sự đã nghiên cứu giải pháp thu hồi vàng trực tiếp mà không phải trải qua nhiều giai đoạn cũng như không sử dụng nhiều hóa chất. Cụ thể, nhóm thực hiện bóc tách vàng trực tiếp từ bo mạch điện tử sử dụng hỗn hợp của persulfate (S2O8²-)/hydroxy peroxide (H2O2).

Vàng được phủ trên bề mặt bo mạch điện tử thông qua một lớp hợp kim sắt/nikel/nhôm (Fe-Ni-Al) sẽ được bóc tách nhờ đặc tính oxy hóa mạnh của hỗn hợp persulfate (S2O8²-)/hydroxy peroxide (H2O2). Các kim loại cơ bản như Fe, Ni, Al, Cu sẽ bị hòa tan một phần, ngoại trừ vàng và nhờ đó lớp vàng được giải phóng ra khỏi bề mặt bo mạch điện tử.

Theo TS An, quá trình này không cần trải qua các bước tiền xử lý như cắt, nghiền thành bột như nhiệt luyện, thủy luyện. Ngoài ra, hóa chất sử dụng không có độc tính cao và gây ô nhiễm môi trường, hiệu suất thu hồi lên đến 98%, độ tinh khiết của vàng trên 95%.

Các thành phần trong dung dịch sau quá trình bóc tách có thể hoàn nguyên hoặc tái chế thành các sản phẩm khác có giá trị.

Trong quá trình thủy luyện hiện nay, việc hòa tan các kim loại trong rác thải điện tử, đặc biệt là từ các bản mạch in, tạo thành các dung dịch trong đó chứa các ion kim loại cơ bản (đồng, sắt, chì, nikel…) cao hơn nhiều nồng độ ion vàng.

Trong phương pháp này, các vật liệu hấp phụ thường được sử dụng để phân tách ion vàng III (trạng thái oxy hóa của vàng), sau đó, ion vàng tiếp tục được khử để thu hồi vàng.

Vì vậy, nhóm cũng đã nghiên cứu sử dụng vật liệu hấp phụ Zirconia oxit (ZrO2) được biến tính bề mặt với axit thioctic trong phân tách ion vàng (III). Kết quả cho thấy, vật liệu có khả năng phân tách chọn lọc ion vàng (III) từ dung dịch sau quá trình hòa tan các kim loại từ bo mạch điện tử.

Ngoài ra, ZrO2 cũng có thể dùng để hấp phụ ion Pladium Pd (II), không làm ảnh hưởng đến kích thước hạt và hình thái của vật liệu thu được. Ngoài ra, sử dụng vật liệu hấp phụ ZrO2 được biến tính bề mặt với axit thioctic có thể áp dụng trong quá trình thủy luyện để tách kim loại, giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế rác thải thứ cấp do vật liệu có thể tái sử dụng.

“Đỏ mắt” tìm đối tác

TS An cho biết, công nghệ bóc tách vàng và phân tách ion vàng (III) sử dụng vật liệu hấp phụ ZrO2 đã được nhóm nghiên cứu hoàn thiện trong phòng thí nghiệm và mong muốn hợp tác với doanh nghiệp có nhu cầu để triển khai công nghệ trong việc khai thác các kim loại quý từ nguồn rác thải điện tử.

Theo các chuyên gia, để rác thải điện tử không còn là mối nguy hại lâu dài thì cần đến cả một chính sách mang tầm chiến lược. Công nghệ tái chế đòi hỏi kinh phí lớn, trình độ cao.
Ở quy mô gia đình, tốt nhất là nên có thói quen không tích trữ đồ điện tử cũ, hỏng. Khi không có nhu cầu sử dụng nữa thì bán đi hoặc cho người có nhu cầu sử dụng. Phải có chiến lược thu hồi từng công đoạn một cách hợp lý, có thể lấy lại những kim loại quý hiếm như vàng, bạc… và các loại rác thải khác thì tiêu hủy một cách hợp lý.

 

Theo một tiến sĩ ở Đại học Bách khoa Hà Nội, Việt Nam chưa có quy định bắt buộc các hãng sản xuất điện tử phải có cơ chế thu hồi các sản phẩm không còn sử dụng được nữa. Trong khi nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu họ có riêng luật tái chế, trong đó có những quy định cụ thể về tái chế các thiết bị điện, điện gia dụng.

Ở các nước này, họ thường có văn bản, chỉ thị quy định trách nhiệm kéo dài đối với các nhà sản xuất. Các nhà sản xuất phải thu gom các sản phẩm đã qua sử dụng của họ và giảm sử dụng các chất độc hại (chì, thủy ngân…) trong sản phẩm.

Việc gắn trách nhiệm cho nhà sản xuất sẽ mang lại hai lợi ích. Thứ nhất, các nhà sản xuất sẽ đưa chi phí quản lý rác thải vào giá thành sản phẩm. Cách làm này sẽ thúc đẩy họ thay đổi thiết kế sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường hơn và kéo dài vòng đời của sản phẩm.

Chẳng hạn, thay vì thiết kế một chiếc tivi hay máy tính chỉ sử dụng được trong 3 năm, nhà sản xuất sẽ phải thiết kế chúng có độ bền gấp đôi. Như thế, họ sẽ đỡ mất công sức và tiền bạc cho việc tái chế rác điện tử.

Thứ hai, các nhà sản xuất sẽ buộc phải thiết kế các sản phẩm “sạch” hơn bằng cách loại bớt các chất nguy hiểm, thay thế các chất gây hại bằng cách sử dụng các vật liệu thay thế an toàn hơn. 

Theo Giáo Dục & Thời Đại

CÁC TIN KHÁC

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con rồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù

Những người bị mù do bệnh viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác có hy vọng được nhìn thấy trở lại.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.18

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.