Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Nữ giáo sư tìm giá trị quý trong nông sản Việt

Nữ giáo sư tìm giá trị quý trong nông sản Việt

Các loại rau củ, hoa đậu biếc hay vỏ củ hành... qua tay GS.TS Nguyễn Minh Thủy đều trở thành những sản phẩm có giá trị gấp nhiều lần.

GS.TS Nguyễn Minh Thủy (61 tuổi), giảng viên cấp cao trường đại học Cần Thơ, mới đây được trao tặng Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021. Hành trình nghiên cứu của bà chủ yếu gắn bó với các loại rau củ, quả. Con số hơn 300 sản phẩm công nghệ được GS Thủy và cộng sự nghiên cứu thành công, 100 sản phẩm hoàn chỉnh có thể chuyển giao tập trung nhiều vào việc nâng giá trị nông sản sau thu hoạch, phần nào nói lên sự gắn bó của bà.

GS Nguyễn Minh Thuỷ cùng các học trò tại phòng thí nghiệm. Ảnh: NVCC

GS Nguyễn Minh Thuỷ (giữa) cùng các học trò tại phòng thí nghiệm. Ảnh: NVCC

Tốt nghiệp thạc sĩ Viện Kỹ thuật Châu Á (AIT, Thailand năm 1992) và tiến sĩ tại Trường KU Leuven, Bỉ (2007), chuyên ngành chế biến, bảo quản thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch, về nước bà chọn cây mía ở Hậu Giang là đối tượng đầu tiên để nghiên cứu. Thời điểm đó bài toán cần giải là tìm cách nâng chữ đường (CCS) cao, thời gian lưu trữ để mía không mất chất lượng. Nghiên cứu của bà đã giúp nông dân tự dự đoán được CCS của cây mía ở các giai đoạn tăng trưởng, giúp họ tăng thu nhập khi quyết định thu hoạch mía và thuận lợi cho quá trình mua bán với nhà máy sản xuất đường. Khi biết được chất lượng của nguyên liệu, người nông dân có thể dự đoán được giá và tăng lợi nhuận từ quá trình sản xuất, không bị thương lái ép giá.

Sau thành công từ cây mía, TS Thủy tiếp tục tìm hiểu sang các nguyên liệu như gấc, gạo nếp, khoai, tỏi, thốt nốt… Kết quả là sáng chế “Quy trình chế biến sản phẩm nước ép gấc – cà rốt” được bảo hộ năm 2017. Các mô hình chế biến sản phẩm sạch như cách lấy nước thốt nốt (An Giang), rượu vang thốt nốt, hành tím (Sóc Trăng), trái thanh trà (Vĩnh Long)… được chuyển giao và đưa sản phẩm ra thị trường.

GS Thủy chia sẻ, cụm từ “giải cứu nông sản”, “được mùa mất giá” luôn khiến bà trăn trở. Hầu hết sản lượng trái cây sản xuất ở Đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu được sử dụng dạng ăn tươi, các công nghệ chế biến còn hạn chế. Chính vì vậy các nghiên cứu của bà và cộng sự là đưa ra các giải pháp trong bảo quản dạng tươi và chế biến đa dạng nhằm tận dụng triệt để nguồn dinh dưỡng sẵn có. Đầu năm nay, nhóm đã chuyển giao 30 công nghệ cho các cơ sở ở địa phương, trong đó 18 công nghệ đã được thương mại hóa.

Dấu ấn trong danh sách các công nghệ được GS Thủy nhắc là kỹ thuật trích ly hiện đại (kỹ thuật siêu âm và vi sóng) các chất màu tự nhiên trong các loại rau, hoa quả như hoa đậu biếc, thanh long ruột đỏ, quả dành dành, lá cẩm.

Công nghệ do nhóm của GS Thủy nghiên cứu cho hiệu suất trích ly cao hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. Các kỹ thuật cũng gần với hệ sinh thái tự nhiên, thời gian trích ly ngắn và tìm được mức nhiệt nên giảm thiểu sự phá hủy các hợp chất màu và các hợp chất sinh học quý sau khi thu nhận. Bên cạnh đó, kỹ thuật kiểm soát sự biến đổi các hợp chất màu này trong các điều kiện chế biến nhiệt khác nhau cũng được nhóm nghiên cứu kiểm soát thành công. “Màu sắc thực phẩm tự nhiên vốn có từ các loại rau hoa quả còn chứa hợp phần phytonutrients, có khả năng nâng cao sức khỏe do đặc tính chống oxy hóa, chống lão hóa”, bà nói.

GS Thủy nghỉ hưu từ năm 2016, nhưng bà được mời tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Cần Thơ. Nhìn lại chặng đường, bà bảo mình “được nhiều hơn mất”, vì được học tập nâng cao trình độ, truyền đam mê, nhiệt huyết cho các bạn trẻ trong nghiên cứu khoa học.

Bà quan niệm, muốn giảng dạy có hiệu quả cần kết hợp với nghiên cứu. Nhà khoa học chỉ thành công khi truyền thụ được kiến thức tốt, nghiên cứu khoa học và giúp sinh viên phát triển các kỹ năng phát hiện vấn đề mới, kỹ năng phân tích. “Nghiên cứu khoa học là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội”, bà nói.

Theo VN Express

CÁC TIN KHÁC

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, tối 23/3.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.53) Hào Sĩ Phường (Thành phố Hồ Chí Minh): Chuyện đời trăm năm trong con hẻm nhỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Tách biệt hoàn toàn với không khí ồn ào của phố thị, những ngôi nhà mang màu của thời gian, những nét văn hóa được gìn giữ qua hàng trăm năm ở con hẻm Hào Sĩ Phường đã đem đến một hình ảnh Sài Gòn đầy thi vị.

Điều gì biến Ấn Độ trở thành trung tâm thiết kế bán dẫn của thế giới?

Theo Chủ tịch Công ty bán dẫn Qualcomm chi nhánh Ấn Độ, quốc gia Nam Á đang và sẽ là trung tâm thiết kế chip với đội ngũ kỹ sư dồi dào.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng (1874-2024) – Vươn ra biển lớn – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.11

(nienlich.vn) Cảng Hải Phòng được thành lập năm 1874, đây là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu vận tải, thương mại quốc tế.

Di tích Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.7) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Trong những thành cổ qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam, Thành cổ Quảng Trị được nhắc đến nhiều nhất dù không phải là một kiến trúc đặc biệt. Nơi đây đã ghi dấu một trận chiến bi hùng của quân và dân ta, trở thành khúc tráng ca bất tử trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.

Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII

Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập công nghệ chuỗi khối và trí tuệ nhân tạo cho 1 triệu người tới 2023.