Trang chủ Cộng đồng sáng tạo Chàng ngư dân muốn biến rác đại dương thành thuyền chống lụt...

Chàng ngư dân muốn biến rác đại dương thành thuyền chống lụt cho người nghèo

Từ việc thu gom rác thải đại dương để gây quỹ từ thiện, chàng ngư dân trẻ ở Huế nảy ra ý tưởng làm thuyền chống lụt cho người nghèo từ phế liệu.

Về vùng biển Thuận An (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) hỏi anh Trương Văn Cường ai cũng biết vì nhiều năm qua, anh nổi tiếng với hoạt động thu gom rác thải biển để bán gây quỹ từ thiện cho người nghèo. Ngoài ra, chàng ngư dân này cũng nổi tiếng khi là người khá thấu hiểu về sinh thái biển và từng được công nhận là ngư dân trẻ tiêu biểu.

Hai năm trước, khi ra khơi, anh Cường thấy lượng rác thải xả ra biển khá lớn, trong đó có nhiều loại vỏ chai nhựa, lon bia… nên nảy sinh ý tưởng thu gom chúng lại để vừa bảo vệ biển vừa có thể bán đồng nát tạo quỹ từ thiện cho người nghèo.

Chàng ngư dân muốn biến rác đại dương thành thuyền chống lụt cho người nghèo - 1

Anh Trương Văn Cường luôn bố trí một khoang riêng trên thuyền của mình để tập kết rác thải nhựa về bờ.

Sau một thời gian, anh Cường lên ý tưởng sử dụng tái chế rác thải nhựa thành thuyền chống lụt để tặng người nghèo và qua đó tuyên truyền giúp người dân có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Cứ buông lưới là có 50% rác thải

Giờ buông lưới có nhiều tôm cá như trước nữa mô, cứ 50% là hải sản còn lại 50% là rác. Nhiều chuyến ra khơi, anh em chúng tôi nhặt rác nhiều hơn là cá”, anh Cường tếu táo với giọng Huế đặc sệt.

Theo anh Cường, mấy năm trở lại đây, vấn đề rác thải nhựa trên biển ở Thừa Thiên – Huế có phần giảm nhưng không đáng kể: “Một hai năm nay, tình trạng rác thải nhựa giảm do hiệu ứng từ phong trào chủ nhật xanh do UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phát động. Tuy nhiên, nói là giảm nhưng sự thay đổi chưa đáng kể. Nhiều ngư dân vươn khơi bám biển như tôi lo lắng trước cảnh rác thải nhựa tràn lan trên biển”.

Chàng ngư dân muốn biến rác đại dương thành thuyền chống lụt cho người nghèo - 2

Rác thải trôi nổi triên biển khiến những ngưa dân như anh Cường lo lắng.

Theo anh Cường, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng trên biển Thuận An nói riêng và Thừa Thiên – Huế nói chung chủ yếu là do ý thức của ngư dân sống neo đậu trên biển.

Ngày nào họ cũng tiện tay rồi xả rác xuống biển thì chẳng bao lâu, mặt biển lại biến thành cái bãi rác. Cứ một hộ dân làm như vậy là những hộ dân khác lại hành động theo. Nhiều khi chứng kiến cảnh này cũng buồn…

Rác thải trên bờ thì có thể xử lý bằng các biện pháp nhanh và dễ dàng hơn như bố trí các thùng rác công cộng tại nhiều khu vực trên bãi biển. Lâu lâu cũng có đoàn này đoàn kia đến dọn rác thì cũng đỡ. Nhưng rác trôi trên biển dọn đến bao giờ mới hết” anh Cường tâm sự.

Anh Cường cho biết thêm, mùa mưa bão, tàu thuyền không ra khơi được thì rác thải không có người thu gom. Nên sau mỗi trận bão lụt, rác trôi vào bờ chất thành đống, nhìn thấy cũng phải rùng mình.

Nhiều khách du lịch về đây tắm biển chưa có ý thức trong việc giữ gìn môi trường chung, xả rác chưa đúng nơi quy định. Nên rác thải trên bờ biển cũng vẫn là vấn đề nan giản.

Nếu cứ tiếp tục để tình trạng này xảy ra thì không thể phát triển du lịch biển, ngư dân cũng giảm đi một nguồn thu đáng kể. Thâm chí, nước biển bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loại hải sản trên biển.

Gây quỹ từ thiện, làm thuyền chống lụt bằng rác biển

Để bảo vệ môi trường biển, cách đây vài năm, anh Cường nảy ra ý tưởng thu gom rác thải trên biển sau đó phân loại để bán đồng nát để gây quỹ cho trẻ em nghèo.

Ban đầu, tôi cùng anh em trên tàu thu gom và phân loại rác để giữ lấy môi trường biển. Sau này, toàn bộ số lượng ve chai tích góp được sau mỗi chuyến đi biển về đều được bán lấy tiền gây quỹ học bổng cho trẻ em nghèo”, anh Cường chia sẻ.

Chàng ngư dân muốn biến rác đại dương thành thuyền chống lụt cho người nghèo - 3

Ban đầu số lượng rác thải nhựa trên biển được anh Cường gom lại để bán và gây quỹ từ thiện cho người nghèo.

Anh Cường cũng là người đồng sáng lập và dẫn dắt Câu lạc bộ Ngư dân trẻ vươn khơi bám biển và triển khai nhiều chương trình ý nghĩa để bảo vệ biển.

Từ lúc biết tôi thực hiện phong trào thu gom rác thải nhựa trên biển để tái chế và bán ve chai gây quỹ từ thiện, có nhiều dự án của các tổ chức như chương trình Na Uy, chương trình phát triển của Liên hợp quốc muốn hợp tác đẩy mạnh phong trào giải cứu rác thải nhựa trên biển”, anh Cường cho biết.

Anh Lê Hoành Thành – Bí thư Đoàn Thanh niên thị trấn Thuận An cho hay: “Hiện nay câu lạc bộ ngư dân trẻ vươn khơi bám biến do anh Cường làm chủ nhiệm với mục đích vừa đảm bảo việc vươn khơi bám biển vừa tuyên truyền phòng chống rác thải nhựa. Các thành viên thường xuyên thu thập rác thải về nơi tập kết và đoàn phường sẽ tới nhận và bán ve chai để gây quỹ học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó”.

Chàng ngư dân muốn biến rác đại dương thành thuyền chống lụt cho người nghèo - 4

Theo anh Cường, chỉ cần tập trung đủ số lượng rác thải nhựa là anh có thể triển khải dự án thuyền chống lụt.

Theo anh Cường, sau nhiều năm thu gom rác thải biển để gây quỹ từ thiện cho người nghèo anh nhận ra nó chưa thực sự đạt hiệu quả cao bởi: “Mình càng thu gom thì họ càng xả”.

Sau nhiều đêm trằn trọc, chàng ngưa dân trẻ nảy ra ý tưởng tái chế rác thải biển thành thuyền chống lụt cho người nghèo và cũng để tuyên tuyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển cho người dân.

Theo anh: “Không có giải pháp nào tốt hơn việc cải thiện và nâng cao ý thức cho người dân, tuyên truyền thường xuyên các phong trào giữ gìn môi trường biển”.

Sống với biển, anh Cường thấu hiểu nỗi khổ của những người dân mỗi khi mùa bão lụt về. Bốn bề là nước, người có điều kiện sắm được phương tiện di chuyển thì anh mừng nhưng nhiều người dân nghèo còn thiếu cái ăn cái mặc thì lấy đâu ra thuyền bè mà di chuyển.

Mỗi mùa lụt về, nước ngập đến nửa người, nhiều người dân lại rơi vào tình cảnh thân cô thế cô chờ lực lượng cứu hộ đến tiếp tế đồ ăn thức uống. Nghĩ thương dân nghèo, anh càng muốn bản thân mình phải làm một điều gì đó mang cải thiện tình cảnh này.

Anh Cường nhận thấy, rác thải biển chủ yếu là các vật liệu nhẹ và dễ nổi như xốp, chai nhựa, vỏ lon…nên có thể tái chế để thiết kế thành chuyền chống lụt. Lẽ ra anh có thực hiện và hoàn thành ý tưởng trong năm nay nhưng vì một số lý do cá nhân nên anh phải tạm gác lại và sẽ triển khai trong năm tới.

Hiện anh Cường xây dựng xong kế hoạch chi tiết mà cá nhân anh tự tin có thể tự sáng tạo được mô hình thuyền chống lụt. Trước mắt, anh cần thu gom một khối lượng lớn vỏ chai nhựa, bình nước về một khu tập kết để làm sạch. Sau đó, anh sẽ kết dính chúng lại với nhau thành một khối chữ nhật thống nhất bằng cách tận dụng tất cả những vật liệu thân thiện với môi trường như gỗ, sắt.

Theo đánh giá tổng quan của anh Cường, một chiếc thuyền chống lụt khi đưa vào sử dụng có thể chở được tối đa là 3 tạ gồm hàng hóa và người. Người dân có thể yên tâm đi lại và vận chuyển vật dụng một cách dễ dàng mùa nước bão lụt. Hơn thế nữa, các loại nhựa như vỏ chai, bình nước khối lượng từ nửa lít trở nên có độ bền rất cao.

Chàng ngư dân muốn biến rác đại dương thành thuyền chống lụt cho người nghèo - 5

Sau khi được tuyên truyền, một số ngư dân ở Thuận An cũnggóp sức cùng anh Cường đẩy mạnh phong trào thu gom rác thải nhựa trên biển để giữ biển, bám biển.

Dù mới chỉ trên ý tưởng nhưng anh Cường tỏ rất tâm huyết với mô hình này vì ý nghĩa đích thực mà nó mang lại. Theo anh, một chuyến đi thu gom rác thải nhựa trên biển sẽ phát huy được 3 chữ ích: “Hữu ích (làm sạch môi trường biển); Lợi ích (bán ve chai thu tiền gây quỹ từ thiện cho trểm nghèo) và Tiện ích (biến rác thải nhựa thành thuyền chống lụt tặng cho dân nghèo)”.

Để triển khai dự án thuyền chống lụt tặng người dân nghèo, anh Cường nhận định sẽ mất vài ba tháng để có thể hoàn thiện. Ngay sau khi có sản phẩm, anh lập tức gửi mô hình thí điểm về tỉnh Đoàn để kiểm duyệt. Sau khi kiểm duyệt, anh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình với số lượng lớn để kịp phục vụ bà con trước khi mùa bão về.

Theo VTC News

CÁC TIN KHÁC

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Kỹ sư Việt và hành trình 4 tháng hoàn thiện AI trên điện thoại hiện đại nhất

Thu âm hàng triệu tệp giọng nói, huy động hàng trăm người xử lý dữ liệu, từ con số 0 chỉ trong 4 tháng, các kỹ sư người Việt đã hoàn thiện AI tiếng Việt cho điện thoại hiện đại nhất hiện nay.

Hành trình cải tiến giúp đôi dép cao su vươn ra thế giới

Dép lốp hay còn gọi 'đôi dép Bác Hồ' làm thủ công thường bị đen chân, trơn trượt, được con cháu "Vua dép lốp Phạm Quang Xuân" cải tiến nhẹ, bám, xuất khẩu hơn 60 nước.

Trần Ngọc Long và đôi găng tay AI chuyển ngữ, giúp đỡ người khuyết tật

Nhận thấy người khiếm thính gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, em học sinh lớp 11 ở Quảng Trị đã chế tạo đôi găng tay chuyển ngữ giúp những người kém may mắn có thể được học tập, tiếp thu kiến thức.

Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thần đồng vật lý Trung Quốc khiến Đại học Harvard phá bỏ thông lệ 300 năm

Thần đồng vật lý Trung Quốc Doãn Hy với thành tích đặc biệt xuất sắc khiến Đại học Harvard của Mỹ phải phá bỏ thông lệ tồn tại suốt 300 năm để giữ chân.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.59) Đình Hàng Kênh (Hải Phòng): Ngôi đình cổ tạc gần 400 con rồng – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Đình Hàng Kênh được khởi dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, trải hơn 300 năm, đình vẫn được bảo lưu gần như nguyên vẹn công trình kiển trúc gỗ to lớn, bề thế, được lát ván sàn; trong đình còn bảo tổn được hàng trăm mảng chạm khắc gỗ tinh xáo, với đề tài chủ đạo long - phượng, Đã đưa Đình Hàng Kênh trở thành một bảo tàng nghệ thuật điêu khắc sống động, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm.

Hé lộ sự tồn tại hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời chúng ta

Chúng ta biết rằng, có ít nhất 8 hành tinh đang tồn tại trong Hệ Mặt trời, nhưng có thể vẫn còn tồn tại những vật thể khác. Mới đây các nhà khoa học đã hé lộ thêm bằng chứng về hành tinh thứ 9.

Công ty khởi nghiệp Mỹ cấy ghép mắt khoa học cho người mù

Những người bị mù do bệnh viêm võng mạc sắc tố và bệnh thoái hóa điểm vàng khô do tuổi tác có hy vọng được nhìn thấy trở lại.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1913-2024) – Chiếc nôi đào tạo nghệ sĩ hàng đầu cả nước – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.18

Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là Trường vẽ Gia Định được thành lập ngày 1/9/1913, là một trong những trường mỹ thuật có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Nhà khoa học kiếm tìm những bí ẩn trong lòng đất

PGS.TS Cao Đình Triều là một trong số ít những nhà khoa học, dành trọn tâm huyết, đam mê nghiên cứu địa vật lý suốt cả cuộc đời.

Nhà hát lớn Hải Phòng – TOP 5 sân khấu – nhà hát kịch lâu đời của Việt Nam thu hút nhiều khách tham quan (P.3) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Nhà hát lớn Hải Phòng là một trong những điểm đến thu hút du khách tham quan khi du lịch Hải Phòng. Với kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa nét hiện đại và cổ kính, nhà hát là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích thưởng thức nghệ thuật và muốn khám phá vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của vùng đất cảng.