[rev_slider alias="Banner header"]
Trang chủ Tin tức Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) – TOP...

Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) – TOP 10 khu di tích có giá trị lịch sử của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.5) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Một Cố đô hoàn toàn được bao trọn trong lòng núi hiểm trở, non sông tráng lệ, Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là quần thể di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia đặc biệt quan trọng của đất nước. Nơi đây cũng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử không thể nào quên.

Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong lịch sử, khu vực này từng là địa điểm đóng đô của 3 vương triều (Đinh, Tiền Lê và Lý), với 6 vị vua: Đinh Tiên Hoàng, Đinh Toàn, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh và Lý Thái Tổ… Cố đô Hoa Lư xưa rộng 300ha trải dài trên địa phận các thôn Chi Phong, Yên Thành, Yên Thượng thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Kinh thành xưa có ba khu vực: thành Ngoại, thành Nội và thành Nam. 

 

 

Năm 968, sau khi sau khi bình định 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng và chọn Hoa Lư làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt. Kinh đô Hoa Lư được bao quanh bởi trùng điệp lớp lớp núi đá vòng cung dựng tường thành, sông bao quanh làm hào, giữa là cung điện triều nghi. Kinh đô Hoa Lư có thế phòng thủ quân sự vững chắc bất khả xâm phạm xưa kia, còn được nhân dân ta gọi là “Kinh đô đá”. Sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long (1010), Hoa Lư trở thành Cố đô và được đổi tên thành phủ Trường Yên.

 

 

Đây là một Kinh đô cổ tồn tại suốt 42 năm (968-1010), là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam, đồng thời là nơi đã diễn ra rất nhiều sự kiện có liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc như: gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô tại Hà Nội. Theo sử sách truyền lại và nội dung của đôi câu đối ở đền thờ Vua Đinh, ta thấy rằng: nước Đại Cồ Việt khẳng định nền độc lập tự chủ,  kinh đô Hoa Lư xưa là một cung điện nguy nga, tráng lệ không kém gì Thành Trường An bên nước Hán (nhà Hán – Trung Quốc bấy giờ) “ Cồ Việt Quốc Đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư Đô Thị Hán Trường An”. Kinh đô Hoa Lư xưa rộng khoảng 300ha, gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10 mét. Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền thờ vua Ðinh, đền thờ vua Lê là trung tâm. Kinh thành Hoa Lư xưa gồm hai vòng thành nằm cạnh nhau và một vùng núi kề sát. Theo cách bố trí thời nhà Đinh, nhà Lê, các nhà nghiên cứu chia ba vòng thành: gồm thành Đông, thành Tây và thành Nam. Tuy nhiên do thành Nam chỉ là vùng căn cứ quân sự hiểm trở, phòng thủ mặt sau mà nó thường được dân gian gọi riêng là thành Tràng An, hai vòng thành kia là nơi đặt cung điện nên còn được gọi là thành Hoa Lư.

 

Khu vực khai quật giữa Đền Vua Đinh và Đền Vua Lê nhìn từ trên cao.

 

Trong khu vực Cố đô Hoa Lư hiện nay còn lưu giữ được 678 di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, trong đó có hai di tích quan trọng nhất là đền Vua Đinh và đền Vua Lê được xây dựng vào thế kỷ XVII với nghệ thuật điêu khắc trên gỗ đá.

Đền thờ Đinh Tiên Hoàng, được dựng trên nền chính điện của kinh đô Hoa Lư, có mặt bằng kiến trúc dạng “nội công ngoại quốc”, với tổng diện tích khoảng 3 mẫu Bắc Bộ. Trước đền có núi Mã Yên làm bình phong, phía sau đền là dãy núi Dù bao bọc, các kiến trúc thành phần được bố trí đối xứng nhau qua đường “dũng đạo”. Kiến trúc chính của đền gồm: Bắc môn, nghi môn ngoại, nghi môn nội, sân rồng, nhà Khải Thánh, tiền đường, thiêu hương, hậu cung, nhà bia, sân vườn…

 

Cổng vào đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng rợp bóng cây xanh mát.
 

 

Đền thờ vua Đinh được xây dựng từ thế kỷ 17 cổ kính, trầm mặc mang đậm dấu ấn thời gian.
 

Trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng trưng bày sập đá Long Sàng, được công nhận là bảo vật Quốc gia.
 

Đền thờ Lê Đại Hành được dựng trên mặt bằng kiến trúc hình chữ “Công”, gồm các hạng mục: tiền đường, thiêu hương và hậu cung. Kiến trúc tiền đường gồm 5 gian, mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê. Thiêu hương gồm 2 gian dọc, dài 2,8m, rộng 6,15m, với các bộ vì được làm theo kiểu “trụ chung kẻ góc”, hai bên vách bưng ván đố lụa, gian giữa đặt ban thờ các quan. Hậu cung gồm 5 gian, dài 14m, rộng 6m. Gian giữa đặt tượng Lê Đại Hành, gian bên trái đặt tượng Thái hậu Dương Vân Nga, gian bên phải đặt tượng Khải Minh Vương (Lê Long Đĩnh)… Ngoài ra, trong khu vực này còn có một số hạng mục kiến trúc khác, như tam môn, từ vũ, nghi môn ngoại, nghi môn nội, sân rồng, nhà vọng, hai nhà bia.

 

Đền thờ vua Lê Đại Hành được xây dựng trên nền cung điện chính xưa.
 

Kiến trúc độc đáo, tinh xảo ở đền thờ vua Lê.
 

Nền móng cũ của cố đô được các nhà khảo cổ tìm thấy trong quá trình khai quật.
 

Cách đền Vua Lê 200m, là chùa Nhất Trụ, được xây từ đời Vua Lê Đại Hành, trước cửa chùa có cột đá, cao 4,16m hình tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm do nhà vua làm để dâng nhà Phật. Cạnh đó là đền Phất Kim thờ công chúa thứ ba của Vua Đinh Tiên Hoàng đã nhảy xuống giếng tự vẫn chứ không theo chồng phản tặc chống lại vua cha. Trong khu Thành Ngoại xưa hiện vẫn còn nhiều chùa cổ khác, đều được xây dựng từ thời nhà Đinh như chùa Đìa, chùa Tháp, Bà Ngô.

 

 

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích Cố đô Hoa Lư, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư là Di tích quốc gia đặc biệt. Hàng năm, cứ vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch), nhân dân địa phương lại mở hội để tưởng nhớ Đinh Tiên Hoàng và các bậc đế vương… Ngoài những nghi lễ thông thường, trong hội còn có nhiều sinh hoạt văn hóa đặc sắc, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cư dân sở tại và du khách thập phương.

 

———————————————————————–

Hành trình TOP Việt Nam – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) và Trung tâm TOP Việt Nam triển khai từ và công bố dưới tiêu chí và góc nhìn của Ban quản lý hành trình Top với mục tiêu quảng bá các giá trị thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời kích cầu du lịch.

Mỗi tuần, các bài công bố sẽ được công bố rộng rãi trên hệ thống trang truyền thông chính thức của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VietKings. Ban quản lý hành trình rất mong nhận được sự quan tâm theo dõi của bạn đọc trong và ngoài nước nhằm tiếp tục quảng bá và tôn vinh các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam.

Mọi thông tin liên hệ xin gửi về:

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM (VIETKINGS) – TRUNG TÂM TOP VIỆT NAM (TOPPLUS)

Địa chỉ: 1 Đặng Văn Ngữ, phường 10, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh 

Liên hệ: Ms Phi – 0333 108 555

Email: noidungtopplus@gmail.com

Website: www.kyluc.vn/ www.topplus.vn

CÁC TIN KHÁC

Nhà thờ đá Phát Diện (Ninh Bình) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến...

(kyluc.vn) Nhà thờ Phát Diệm huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là công trình của sự hòa hợp và hội nhập, giao thoa giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam.

Nhà thờ Mằng Lăng (Phú Yên) – TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến (P.1)...

(kyluc.vn) Nhà thờ Mằng Lăng (ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, có kiến trúc độc đáo, với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

[WOWTIMES – VIETKINGS] Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (1874-2024) – Nơi hội tụ đỉnh cao trí tuệ – Top 100 đơn vị trên...

(nienlich.vn) Trường THPT Trần Đại Nghĩa hay còn được gọi bằng cái tên yêu thương là "Trần Chuyên". Tính đến nay, ngôi trường cổ kính và danh giá bậc nhất Sài Thành tròn 150 tuổi đời - đã và đang trở thành đích đến của nhiều học sinh trên địa bàn TP.HCM.

TOP 5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi của Việt Nam được nhiều người biết đến – 50 TOP các điểm đến hấp dẫn...

(kyluc.vn) Những nhà thờ lâu đời không chỉ là nơi lui tới thường xuyên của các giáo dân mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và kiến trúc của vùng đất.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.68) Thánh đường Mubarak (An Giang): Niềm tự hào cùa người Chăm Hồi...

(kyluc.vn) Nằm nép mình dòng sông Hậu hiền hòa là thánh đường lớn, nhỏ với kiểu kiến trúc mái vòm nổi bật. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak- một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm và cũng là một trong những thánh đường hồi giáo lớn và đẹp nhất ở An Giang.

Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) – TOP 5 khu chợ đặc trưng ba miền của Việt Nam được nhiều người biết...

(kyluc.vn) Chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách chắc chắn phải đến chợ Bến Thành vì đây không chỉ là nơi để mua sắm các sản phẩm địa phương, mà còn là một trải nghiệm văn hóa thú vị. Du lịch tại Chợ Bến Thành không chỉ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của Sài Gòn, mà còn mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm và khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Thành phố, có thể mua sắm các mặt hàng chất lượng với giá cả hợp lý, tìm hiểu và chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như kết nối và giao lưu với người dân địa phương.

Bài viết nổi bật

Đại học Sư phạm TP.HCM ‘bắt tay’ doanh nghiệp công nghệ Việt thúc đẩy chuyển đổi số

Theo hợp tác mới ký kết với Viettel Solutions, Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ cùng doanh nghiệp này xây dựng các giải pháp công nghệ trong giáo dục tập trung vào 4 nội dung chính.

Nhóm sinh viên trường ĐH Ngoại thương giành giải ‘Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng’

Ngày 12/6, tại Học viện Tài chính diễn ra Chung khảo Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc 'Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng' lần thứ VII, năm 2022. Ban Giám khảo đã chọn ra nhóm sinh viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh giành giải Đặc biệt.

Bài viết mới nhất

[WOWTIMES – VIETKINGS] Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (1900-2024): Thánh đường nghệ thuật mộng mơ – Top 100 đơn vị trên 100 tuổi còn hoạt động tại Việt Nam 2024 – P.34

(WOWTIMES - VIETKINGS) Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nhà hát có tuổi đời "thọ" nhất Việt Nam. Trải qua gần 124 năm thăng trầm cùng lịch sử dân tộc nhưng tới nay đây vẫn luôn được xem là thánh đường nghệ thuật mộng mơ giữa lòng Sài Gòn.

Apple ra mắt tính năng giúp giảm say xe khi dùng điện thoại

Tín hiệu chuyển động của ô tô sẽ hiển thị các chấm chuyển động trên một số sản phẩm của Apple để giúp giảm chứng say tàu xe.

Động Ngườm Ngao (Cao Bằng) – TOP 5 hang động Việt Nam sở hữu vẻ đẹp huyền bí (P.1) – [VIETKINGS-TOPPLUS – Hành trình TOP Việt Nam]

(kyluc.vn) Không gian bên trong rộng lớn, đường đi bộ bằng phẳng và sở hữu hệ thống nhũ đá tự nhiên kỳ vĩ là những điểm cộng khiến khách du lịch khó có thể bỏ qua động Ngườm Ngao khi đến tỉnh Cao Bằng.

Khai mạc Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2, xác lập Kỷ lục cho hoạt động quảng diễn 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì

(Kyluc.vn) Ngày 17/5/2024, Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực Thế giới” khai mạc tại Công viên Lê Văn Tám (Q.1, TP.Hồ Chí Minh), thu hút hàng ngàn lượt khách quan tham. Trong khuôn khổ Lễ hội năm nay, Chi hội Đầu bếp Chuyên nghiệp Sài Gòn thành công xác lập Kỷ lục Việt Nam với hoạt động chế biến và quảng diễn 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì.

TOP 100 Hồng bảo Kỷ lục Thế giới tại Việt Nam (P.75) Đền Cửa Ông (Quảng Ninh): Ngôi đền linh thiêng nơi đất mỏ – [VIETKINGS-TOPPLUS đề cử]

(kyluc.vn) Thuộc địa phận phường Cửa Ông, TP. Cẩm Phả, đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con trai thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) - người có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Xây dựng nền tảng phát triển đại học định hướng đổi mới sáng tạo

Diễn đàn đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 diễn ra ngày 16/5 tại ĐH Quốc gia Hà Nội. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn tham dự.